Hôi Miệng
Hôi miệng là tình trạng hơi thở có mùi khó chịu, có thể gây mất tự tin và ảnh hưởng đến giao tiếp hàng ngày. Hôi miệng không chỉ là vấn đề thẩm mỹ mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Việc nhận biết và điều trị hôi miệng kịp thời là rất quan trọng để cải thiện chất lượng cuộc sống và bảo vệ sức khỏe răng miệng.
Bị hôi miệng nguyên nhân do đâu?
Theo chia sẻ từ Bác sĩ Quang Anh, tình trạng hôi miệng xuất phát từ 4 nguyên nhân chính, bao gồm:
- Vệ sinh răng miệng kém: Không đánh răng đúng cách và thường xuyên sẽ khiến thức ăn cùng vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng, gây ra mùi hôi. Việc không vệ sinh lưỡi cũng khiến vi khuẩn tích tụ, đặc biệt ở phía sau lưỡi, sẽ hình thành hơi thở có mùi.
- Do khô miệng: Nước bọt giúp làm sạch khoang miệng bằng cách cuốn trôi các mảnh thức ăn và vi khuẩn. Khi miệng bị khô, vi khuẩn có điều kiện phát triển mạnh, gây ra mùi hôi.
- Vấn đề bệnh lý răng miệng: Các bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu hay áp xe răng làm cho vi khuẩn phát triển mạnh trong khoang miệng, tạo ra các chất gây mùi trong khoang miệng.
- Hôi miệng do hở van dạ dày: Acid từ dạ dày trào ngược lên thực quản và miệng có thể gây ra mùi hôi khó chịu.
Cách xử lý tình trạng hôi miệng hiệu quả
Các nha sĩ khuyến cáo cần thăm khám để xác định nguyên nhân nếu tình trạng hôi miệng kéo dài. Tùy vào từng nguyên nhân gây ra mà sẽ có một phương pháp chữa trị chuyên nghiệp và cụ thể nhất.
Nếu hôi miệng do vấn đề bệnh lý như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu hay áp xe thì cần thực hiện can thiệp nha khoa trước tiên.
Nếu hôi miệng nguyên nhân từ các vấn đề bệnh lý toàn thân như: Hở van dạ dày, bệnh đường hô hấp, bệnh gan và thận,... thì bạn cần thăm khám các chuyên khoa khác để được điều trị phù hợp.
Đối với tình trạng hôi miệng do vệ sinh răng miệng kém thì bạn cần điều chỉnh lại thói quen vệ sinh, chăm sóc răng miệng để cải thiện dần mùi hôi trong khoang miệng. Một số phương pháp giảm và ngăn ngừa mùi hôi tạm thời có thể áp dụng như:
- Sử dụng kẹo cao su.
- Vệ sinh bằng nước súc miệng.
- Dùng dung dịch xịt thơm miệng.
Bên cạnh đó, cũng có nhiều loại thuốc chuyên dùng để điều trị chứng hôi miệng rất hiệu quả và được nhiều người tin dùng. Ưu điểm của cách chữa này chính là tiện lợi, thuốc dùng được luôn không mất quá nhiều thời gian để sắc thuốc, hiệu quả nhanh thấy được rõ ràng.
Dưới đây là một số loại thuốc được sử dụng nhiều hiện nay nhận được nhiều đánh giá của người dùng:
- Thuốc trị hôi miệng Breath Pearls: Breath Pearls là một loại thuốc trị hôi miệng từ Úc chứa những thành phần chính là tinh dầu bạc hà và tinh dầu hạt mùi tây dùng được cho nhiều đối tượng. Mùi vị của thuốc tự nhiên, dễ uống, không mất vị giác. Thuốc có tác dụng làm sạch vi khuẩn trong khoang miệng, củng cố lợi và giúp răng trắng sáng tự nhiên.
- Thuốc trị hôi miệng Detoxic: Là một sản phẩm thuốc trị chứng hôi miệng có nguồn gốc từ Châu u. Thành phần chính của thuốc đều từ thiên nhiên với cỏ đinh hương, cỏ thi, cỏ centaury,.. Thuốc giúp tiêu diệt vi khuẩn có hại, hỗ trợ quá trình và giúp tăng hương thơm mát cho hơi thở,..
- Thuốc trị hôi miệng Komil: Thành phần chính của thuốc Komil phần lớn là những dược liệu Đông y như bạch chỉ, bạch thiên, giảo cổ lam, linh chi, thanh mộc hương,… Tác dụng chính là hỗ trợ cải thiện chứng hôi miệng, viêm lợi, viêm nha chu, viêm chân răng, viêm tuyến nước bọt,…
- Thuốc Chlorhexidine: Đây là một loại hóa chất có tác dụng khử trùng, diệt khuẩn trong khoang miệng rất hiệu quả. Thuốc có hai dạng thuốc uống và thuốc để súc miệng.
- Viên ngậm Cetylpyridinium chloride (CPC): Đây là loại thuốc chống hôi miệng dược bác sĩ kê đơn cho bệnh nhân nhiều nhất hiện nay, Thuốc tiện dụng chỉ cần để ngậm tan trong miệng là được.
THAM KHẢO NGAY:
- 14+ Cách Trị Hôi Miệng Sau 1 Đêm Hiệu Quả Đừng Bỏ Qua
- Hôi Miệng Lâu Năm Do Đâu? Hướng Dẫn Điều Trị Dứt Điểm
Hướng dẫn ngăn ngừa tình trạng hôi miệng
Cách tốt nhất để ngăn ngừa tình trạng hôi miệng là kết hợp thói quen vệ sinh răng miệng tốt và chế độ ăn uống hợp lý để răng miệng luôn khỏe mạnh:
Vệ sinh răng miệng đúng cách
- Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày: Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để loại bỏ vi khuẩn và mảng bám.
- Sử dụng chỉ nha khoa: Làm sạch kẽ răng và dưới đường nướu để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn.
- Cạo lưỡi hàng ngày: Loại bỏ vi khuẩn và mảng bám trên lưỡi.
- Sử dụng nước súc miệng không chứa cồn: Chọn loại nước súc miệng có chứa chlorine dioxide (ClO2) để tiêu diệt vi khuẩn và làm sạch khoang miệng.
- Thăm khám nha sĩ thường xuyên: Định kỳ thực hiện thăm khám răng miệng mỗi 6 tháng/lần để đảm bảo sức khỏe luôn được theo dõi và chăm sóc tốt nhất.
Chế độ ăn uống hợp lý
- Hạn chế ăn thực phẩm có mùi mạnh: Giảm tiêu thụ tỏi, hành, cà phê và rượu.
- Uống đủ nước mỗi ngày: Uống từ 1.5 – 2.5 lít nước mỗi ngày để tránh tình trạng khô miệng. Bạn cũng có thể nhai kẹo cao su để hỗ trợ quá trình sản xuất nước bọt nhiều hơn.
Hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ răng miệng và thường xuyên thăm khám nha sĩ để có hơi thở thơm mát và tự tin trong giao tiếp hàng ngày.
Hôi miệng không chỉ gây mất tự tin mà còn có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách, ăn uống hợp lý, và thăm khám nha khoa định kỳ là các biện pháp quan trọng để ngăn ngừa và điều trị hôi miệng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!