Viêm Nha Chu
Theo thống kê, viêm nha chu được xếp hàng đầu trong danh sách các tình trạng sức khỏe răng miệng nguy hiểm nhất. Tuy vậy, đây lại là một bệnh lý phổ biến của vùng răng miệng và là một trong những nguyên nhân thường làm mất răng mất răng ở người lớn.
Bệnh viêm nha chu là gì?
Nha chu là tổ chức bao xung quanh răng làm nhiệm vụ chống đỡ, lưu giữ răng trong xương. Một răng khoẻ mạnh thường được giữ trong xương hàm bởi: xương ổ răng, nướu răng và dây chằng. Nướu ôm sát lấy răng để bảo vệ các mô dễ nhạy cảm bên dưới, giúp ngăn ngừa không cho vi khuẩn xâm nhập làm đến hại răng. Nướu tốt là nền tảng cho một hàm răng khỏe mạnh.
Bệnh nha chu là gì? Viêm nha chu bệnh học, tiếng anh gọi là Periodontitis, là một bệnh nhiễm trùng nướu nghiêm trọng làm tổn thương phần mô mềm và phá hủy xương xung quanh răng. Viêm nha chu có thể khiến cho răng bị lỏng và lâu dần dẫn đến mất răng.
Theo một cuộc điều tra dịch tễ của Viện Răng Hàm Mặt Hà Nội, có tới 60% dân số ở 35 – 45 tuổi mắc bệnh viêm nha chu. Bệnh có thể gặp ở mọi đối tượng, nhưng phần lớn là ở người trưởng thành. Trẻ em đôi khi cũng mắc bệnh lý này với triệu chứng cao răng, viêm lợi.
Nguyên nhân bị viêm nha chu?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nên viêm nha chu, trong đó có thể kể đến như:
- Việc vệ sinh răng miệng kém khiến cho các mảng bám thức ăn bám vào răng, tích tụ lâu dần khiến vi khuẩn phát triển, tạo thành vôi răng và gây viêm nướu, sưng đỏ, chảy máu chân răng.
- Hút thuốc lá thường xuyên làm tăng mức độ của bệnh lý vùng quanh răng. Chất nicotin trong khói thuốc làm tăng nguy cơ mắc các bệnh viêm lợi, sâu răng và khiến hình thành mảng bám, mắc cao răng dẫn đến bệnh viêm nha chu.
- Người có thói quen dùng vật nhọn xỉa răng khiến cho vùng khoang miệng dễ bị viêm nhiễm, chảy máu, hở răng tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn tích tụ.
- Rối loạn nội tiết tố trong cơ thể thường xảy ra ở phụ nữ mang thai hay tuổi dậy thì cũng làm tăng nguy cơ mắc bệnh.
- Không thăm khám răng và cạo vôi răng định kỳ khiến vôi răng bám vào răng ngày càng dày.
- Hệ miễn dịch kém ở một số trường hợp mắc các bệnh về tiểu đường, bạch cầu, béo phì,…
Triệu chứng viêm nha chu
Nướu răng ở người khỏe mạnh thường có màu hồng nhạt và rất chắc. Nếu phần nướu này trở nên sưng đỏ, mềm và dễ chảy máu, bạn đọc có nhiều khả năng đã mắc bệnh nha chu.
Bệnh viêm nha chu thường diễn biến qua 2 giai đoạn: Viêm lợi và viêm nha chu nếu điều trị kịp thời ở giai đoạn viêm lợi, bệnh sẽ khỏi hẳn mà ít khi tái phát. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp đều sẽ tiến triển thành viêm nha chu.
Ở giai đoạn này, quá trình viêm mạn tính đã phá hủy các mô nâng đỡ răng ở sâu bên dưới lợi.Ngoài ra, trong trường hợp này, người bệnh còn có thể bắt gặp một số dấu hiệu viêm nha chu như:
- Màu sắc của nướu đôi khi chuyển thành bầm tím và có cảm giác đau nhức khó chịu khi dùng tay chạm.
- Thân răng có vẻ dài hơn bình thường do nướu răng đang có xu hướng tuột ra.
- Khoảng cách giữa các răng gia tăng và hình thành mủ giữa nướu và răng.
- Hơi thở có mùi khó chịu.
- Chảy máu khi đánh răng hoặc xỉa răng, kể cả khi dùng chỉ nha khoa.
Chẩn đoán bệnh
Để xác định liệu người bệnh mắc viêm nha chu hay không và mức độ nghiêm trọng của bệnh ra sao, nha sĩ sẽ thực hiện các bước như sau:
- Hỏi về tiền sử bệnh tật và các yếu tố có thể góp phần làm xuất hiện bệnh như hút thuốc hoặc dùng một số loại thuốc có tác dụng phụ gây khô miệng.
- Kiểm tra răng miệng để tìm kiếm mảng bám và cao răng tích tụ, đồng thời đánh giá xem có dễ chảy máu không.
- Đo độ sâu túi nha chu giữa rãnh của nướu và răng thông qua đặt một đầu dò bên cạnh răng và bên dưới đường viền nướu. Nếu nướu khỏe mạnh thì độ sâu của túi thường nằm trong khoảng từ 1 – 3 mm, còn nếu túi sâu hơn 4 mm có thể chỉ ra viêm nha chu.
- Chụp X-quang nha khoa để kiểm tra tình trạng mất xương ở những vị trí mà nha sĩ đã kiểm tra về độ sâu túi.
Viêm nha chu và cách điều trị
Cách điều trị bệnh viêm nha chu phụ thuộc vào giai đoạn và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Nếu bệnh được phát hiện sớm khi còn ở giai đoạn viêm nướu, chưa ảnh hưởng đến cấu trúc nâng đỡ dưới răng, người bệnh sẽ được hướng dẫn cải thiện vệ sinh răng miệng hàng ngày sau khi được vệ sinh chuyên sâu.
Kinh nghiệm dân gian
Bên cạnh việc điều trị y tế thì không ít bệnh nhân tin tưởng lựa chọn các bài thuốc nam từ thảo dược thiên nhiên để chữa bệnh viêm nha chu. Thành phần có trong các cây thuốc nam không chỉ giúp sát khuẩn, chống viêm mà còn hỗ trợ đẩy lùi triệu chứng bệnh hiệu quả. Từ đó hỗ trợ đắc lực cho quá trình điều trị viêm nha chu.
Cây lược vàng
Phân tích từ các nghiên cứu hiện đại chỉ ra rằng, cây lược vàng có chứa nhiều thành phần hoạt chất Quercetin, Kaempferol, Steroid,… giúp kháng khuẩn, tiêu viêm rất tốt.Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị khoảng 5 lá cây lược vàng tươi, đem đi rửa sạch với nước muối loãng sau đó dùng dao thái nhỏ.
- Cho lược vàng lên bếp, đổ khoảng 500ml nước sôi già vào và hãm trong vòng 30 phút rồi dùng uống hàng ngày.
- Trước khi nuốt nên ngậm nước sắc lá lược vàng trong miệng một vài phút.
Gừng
Gừng không chỉ là gia vị quen thuộc trong mà còn là một vị thuốc nam có rất nhiều công dụng chữa bệnh. Trong đó, dùng củ gừng chữa bệnh viêm nha chu là giải pháp được dùng phổ biến trong dân gian.
Theo Đông y, gừng có vị cay, tính ấm với nhiều tác dụng như tiêu viêm, diệt khuẩn và làm ấm răng nướu. Ngoài ra, các thành phần shogaol, gingerol, paradol… trong củ gừng còn giúp giảm đau và giảm sưng viêm ở các tổ chức quanh răng.Hướng dẫn thực hiện:
- Chuẩn bị một nhánh gừng tươi và một ít muối hạt.
- Gừng đem rửa sạch, thái lát, chỉ cần dùng 2 – 3 lát cho vào nồi đun cùng 300ml nước lọc để thu lấy một nửa.
- Thêm muối vào khuấy đều để uống khi còn ấm.
- Nên ngậm nước gừng trong miệng khoảng một vài phút trước khi uống.
Cây cỏ mực
Theo Đông y, cỏ mực là thảo dược tự nhiên có vị chua và tính mát có công dụng thanh nhiệt, giải độc và cầm máu. Thảo dược này có chứa một số thành phần như tanin, chất đắng, caroten, các ancaloit. Ngoài công dụng giúp chống viêm, kháng khuẩn thì các hoạt chất này còn có khả năng giảm đau tương đối nhanh.
Hướng dẫn thực hiện:
- Cần chuẩn bị 1 nắm cây cỏ mực tươi cùng 3 thìa mật ong nguyên chất.
- Cỏ mực đem ngâm rửa với nước muối loãng rồi cho vào cối giã nhuyễn, thêm khoảng 30ml nước vào và lọc lấy nước cốt.
- Thêm vào nước cốt 1 ít mật ong nguyên chất rồi khuấy đều và dùng hỗn hợp này thoa trực tiếp lên vùng nha chu bị viêm.
- Cách này nên áp dụng liên tục 10 ngày để thấy rõ hiệu quả rõ rệt.
Điều trị ở nha khoa
Mục tiêu của việc điều trị bệnh nha chu là làm sạch triệt để các túi xung quanh răng và ngăn ngừa thương tổn cho xương. Tuỳ vào tình trạng viêm nhiễm, các bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị thích hợp nhất.
Phương pháp điều trị ít xâm lấn
Nếu viêm nha chu không tiến triển, quá trình điều trị có thể bao gồm các thủ tục ít xâm lấn như:
- Lấy vôi răng sẽ giúp loại bỏ mảng bám cũng như các vi khuẩn tích tụ trên bề mặt răng và dưới nướu răng. Kỹ thuật này bao gồm sử dụng sóng âm, laser hoặc dụng cụ nha khoa chuyên dụng.
- Chà chân răng: mục đích của chà chân răng là làm nhẵn bề mặt chân răng, từ đó ngăn chặn vi khuẩn tiếp tục bám lên răng để hình thành mảng bám.
- Uống thuốc kháng sinh: vi khuẩn là nguyên nhân chính gây bệnh nha chu nên sử dụng các loại thuốc kháng sinh sẽ đem lại hiệu quả tốt trong việc kiểm soát tình trạng nhiễm trùng.
Phương pháp điều trị phẫu thuật
Nếu bị viêm nha chu tiến triển, nha sĩ có thể chỉ định điều trị bằng các phẫu thuật nha khoa như:
- Phẫu thuật giảm túi (Flap surgery): Bác sĩ thực hiện các vết rạch nhỏ trong nướu, để lộ chân răng với mục đích tạo các khoảng rộng để thực hiện cạo vôi và bào láng gốc răng hiệu quả hơn.
- Ghép mô liên kết: Khi người bệnh bị mất mô nướu, đường viền nướu cũng sẽ bị thụt xuống dưới nên cần phải mô khác để thay thế để răng vững chắc. Điều này được thực hiện bằng cách lấy một lượng nhỏ mô từ vòm miệng hoặc vị trí khác khác và gắn vào vị trí bị mất nướu.
- Ghép xương (Bone grafting): Phương pháp này được chỉ định khi viêm nha chu đã phá hủy xương xung quanh chân răng. Các mảnh ghép được lấy từ các mảnh xương nhỏ của người bệnh, xương tổng hợp hoặc hiến tặng. Ghép xương giúp ngăn ngừa mất răng bằng cách giữ răng cố định và tạo nền tảng cho xương được tái tạo lại.
- Protein kích thích mô: Kỹ thuật này sử dụng một loại gel đặc biệt bôi vào chân răng bị bệnh. Gel này chứa các protein tương tự được tìm thấy trong men răng sẽ giúp kích thích xương và mô phát triển khỏe mạnh.
Viêm nha chu nên ăn gì và kiêng gì để mau khỏi bệnh?
Khi bị bệnh răng miệng, đặc biệt là viêm nha chu, bạn đọc cần xây dựng cho bản thân một chế độ ăn khoa học, đảm bảo dưỡng chất để răng lợi có sức đề kháng trước vi khuẩn gây viêm nhiễm.Dưới đây là các loại thực phẩm nên tăng cường trong chế độ ăn uống hàng ngày:
- Nhóm thực phẩm có nhiều chất xơ: Tất cả các các loại rau xanh, bông cải xanh, cần tây,… Chất xơ có công dụng làm sạch những mảng bám và vết bẩn bị kẹt bên trong khoang miệng và chân răng. Khi nhai lâu, chất xơ còn giúp kích thích lượng nước bọt chảy ra nhiều hơn, từ đó khắc phục chứng khô miệng.
- Thực phẩm giàu omega-3: Hạt óc chó, hạt hạnh nhân, các loại đậu, cá hồi,… chứa rất nhiều omega-3. Đây là một loại axit béo có lợi cho cơ thể đồng thời có khả năng chống viêm, tăng cường đề kháng.
- Thực phẩm giàu vitamin A: cà rốt, khoai lang, gấc…Vitamin A cũng có nhiệm vụ quan trọng trong cấu tạo mô xương, răng, tóc, móng và có vai trò quan trọng đối với răng và nướu răng nói chung.
- Thực phẩm chứa axit lactic: Sữa chua, nấm sữa Kefir, dưa cải muối, đậu nành lên men,… Vì axit lactic tham gia vào hoạt động tạo ra canxi và chuyển hóa vitamin D giúp xương và răng khỏe mạnh. Đồng thời axit lactic rất cần thiết cho hoạt động cấu tạo những tế bào mới xây dựng nướu và răng chắc khỏe.
Bên cạnh đó, người bệnh viêm nha chu cần hạn chế các loại thực phẩm sau:
- Thực phẩm có tinh bột, đường và axit: Đa số những loại bánh kẹo ngọt, nước đóng chai, nước có gas,… là nguyên nhân gây ra tình trạng sâu răng và hư tổn men răng.
- Món ăn quá nóng hoặc quá lạnh: Nướu răng của bạn sẽ trở nên nhạy cảm ơn khi bị viêm nha chu, điều này gây ra tình trạng tê và buốt răng khi dùng thức ăn nóng hoặc lạnh.
- Các loại hạt có vỏ: Thói quen ăn vặt với một số loại hạt có vỏ sẽ gây ra ít nhiều ảnh hưởng đến răng nướu khi đang bị viêm nha chu. Do phần nướu của người bệnh rất nhạy cảm và dễ tổn thương, do vậy việc cắn các loại hạt có vỏ tiềm ẩn khả năng vỏ mắc kẹt giữa khoảng trống nướu và răng.
- Rượu bia, cà phê: Đối với người bệnh bị viêm nha chu, khi uống các loại rượu và cocktail sẽ khiến răng lợi tiếp xúc với lượng đường và axit lớn gây hại nướu răng. Bên cạnh đó, bia rượu cũng được cho là nguyên nhân khiến người bệnh bị khô miệng.
- Món ăn quá cứng: Việc sử dụng nhiều thức ăn có độ cứng, dai hoặc uống thức uống có đá sẽ khiến cho vết thương bị đau rát và khiến tình trạng lở loét tiến triển nghiêm trọng.
Viêm nha chu khám ở đâu?
Để duy trì sức khỏe răng miệng cũng như ngăn chặn bệnh viêm nha chu phát sinh, các chuyên gia khuyến khích mọi người nên duy trì một số thói quen tốt như:
- Vệ sinh răng miệng ít nhất 2 lần mỗi ngày, súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng đồng thời hạn chế dùng tăm xỉa răng mà nên sử dụng chỉ nha khoa, máy tăm nước để làm sạch khoang miệng.
- Khám nha và cạo vôi răng định kỳ 4 – 6 tháng/lần tại nha khoa uy tín để được tư vấn, vệ sinh răng miệng và phòng ngừa các bệnh về răng miệng, nha chu.
- Xây dựng chế độ ăn uống khoa học đủ dưỡng chất, bổ sung vitamin, các khoáng chất có lợi cho răng lợi, giúp răng chắc khỏe. Đồng thời hạn chế các loại thực phẩm chứa chất ngọt, tinh bột bởi chúng sẽ tạo các mảng bám trên răng, làm tăng nguy cơ mắc phải bệnh viêm nướu, viêm nha chu.
- Loại bỏ các thói quen sinh hoạt xấu như hút thuốc lá, sử dụng các chất kích thích bia, rượu dễ gây các bệnh về răng miệng.
Các phương pháp phòng bệnh hiệu quả
Viêm nha chu là bệnh lý không thể tự khỏi. Nếu không được phát hiện và chữa trị kịp thời, người bệnh có thể cần phải thực hiện phẫu thuật đế cố gắng giữ lấy răng đã bị ảnh hưởng. Do vậy, ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm nha chu ở giai đoạn sớm là biện pháp hiệu quả nhất để giữ hàm răng chắc khỏe.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!