Nấm Lưỡi Bản Đồ

Bệnh nấm lưỡi bản đồ là tình trạng xuất hiện những mảng đỏ hồng ở lưỡi như hình bản đồ. Mặc dù bệnh lý này không gây nguy hiểm cho sức khỏe nhưng lại gây khó khăn với việc ăn uống. Chính vì vậy, mọi người đều mong muốn tìm được cách chữa hiệu quả. Trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp cho độc giả vấn đề này và cung cấp những thông tin liên quan đến bệnh.

Nấm lưỡi bản đồ là gì?

Nấm lưỡi bản đồ là hiện tượng hai bên lưỡi và trên bề mặt xuất hiện những mảng đỏ hồng giống như hình bản đồ. Thực tế căn bệnh này hoàn toàn lành tính, không liên quan tới ung thư hay do bị nhiễm trùng. Tên gọi khác của bệnh là ban đỏ di chuyển, hay nấm lưỡi di chuyển lành tính.

Các báo cáo thống kê đã chỉ ra rằng, đây là căn bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ độ tuổi nào, trung bình tỷ lệ mắc là 1 – 3% dân số. Khi bị nấm lưỡi bản đồ cơ thể không có dấu hiệu gì quá đặc biệt. Các triệu chứng từ nhẹ đến nặng và không để lại biến chứng. Còn thời gian khỏi bệnh chỉ kéo dài vài ngày đến vài tuần.

Nấm lưỡi bản đồ là hiện tượng hai bên lưỡi và trên bề mặt xuất hiện những mảng đỏ
Nấm lưỡi bản đồ là hiện tượng hai bên lưỡi và trên bề mặt xuất hiện những mảng đỏ

Tình trạng này ở trẻ em thường có nguy cơ cao hơn. Cụ thể bệnh khiến lưỡi của bé bị tổn thương, từ đó gây nhiễm trùng, thậm chí nhiều trường hợp lưỡi bị nứt, gây đau đớn và khó chịu. Căn bệnh này hiện đang khá phổ biến với các trẻ nhỏ nên phụ huynh cũng cần đặc biệt lưu ý.

Nguyên nhân dẫn đến nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em và người lớn

Bệnh nấm bản đồ ở lưỡi hiện tại vẫn chưa xác định được nguyên nhân chính xác gây ra. Một số giả thuyết được đưa ra là do chế độ ăn quá mặn, cay,… hoặc liên quan đến bệnh vảy nến, do di truyền hay thiếu máu. Cụ thể:

Đối với trẻ bị nấm lưỡi bản đồ

Các chuyên gia cho rằng tình trạng này ở trẻ thông thường do một số nguyên nhân như:

  • Thiếu các vitamin nhóm B (gồm có vitamin B1, B2, B6 và B12): Khi thiếu 1 hoặc nhiều các vitamin này sẽ gây ra một số bệnh cho cơ thể như tổn thương lưỡi, môi, miệng, hoặc rối loạn hệ tiêu hóa,…
  • Mắc bệnh về đường tiêu hóa: Các bệnh liên quan đến gan, dạ dày, tá tràng,… là nguyên nhân gián tiếp gây bệnh nấm lưỡi bản đồ.
  • Virus: Cơ thể nhiễm một số loại virus gây bệnh cho khoang miệng.
  • Không được cung cấp đủ dưỡng chất: Khi các mô tế bào không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng có thể khiến bệnh nấm lưỡi bản đồ phát triển.
  • Nguyên nhân khác: Bên cạnh đó, nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ có thể do di truyền, sử dụng kháng sinh không kiểm soát, hoặc phản ứng với các loại vaccine,…

Trường hợp nấm lưỡi bản đồ ở người lớn

Nhìn chung, nguyên nhân dẫn đến bệnh nấm lưỡi bản đồ ở người lớn khá giống với trẻ nhỏ. Tuy nhiên, có một số yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh như:

  • Lạm dụng thuốc: Việc sử dụng quá liều thuốc kháng sinh có thể làm xáo trộn sự cân bằng tự nhiên của các vi sinh vật bên trong cơ thể, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh nấm lưỡi bản đồ.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Bệnh nấm lưỡi bản đồ ở người lớn thường xảy ra khi hệ miễn dịch bị suy yếu, tạo điều kiện cho các loại virus gây bệnh phát triển.
  • Bệnh đái tháo đường: Những người mắc bệnh đái tháo đường thường có lượng đường trong nước bọt khá cao. Đây chính là nguyên nhân giúp nấm có điều kiện phát triển mạnh mẽ trong miệng.

Nấm lưỡi bản đồ có biểu hiện như thế nào?

Như đã nói, bệnh nấm bản đồ ở lưỡi gây ảnh hưởng tới khoảng 1 – 3% dân số nước ta. Đối với người lớn thì nữ giới có khả năng bị bệnh cao hơn so với nam và trẻ có nguy cơ nặng hơn. Tuy nhiên, bệnh này có thể tự khỏi, không để lại di chứng hay biến chứng gì.

Triệu chứng nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ
Triệu chứng nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ

Triệu chứng nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ

Đa phần các bậc phụ huynh thường không chú ý đến sự khởi phát hoặc diễn biến bất thường của bệnh ở trẻ, nên rất khó có thể nhận ra. Sau cùng khi đưa các bé đi khám mới phát hiện trẻ bị nấm bản đồ ở lưỡi. Với những trẻ lớn hơn hoàn toàn có thể phát hiện bệnh về lưỡi khi vệ sinh răng miệng hàng ngày.Cụ thể tình trạng nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau:

  • Ở lưỡi của bé xuất hiện những mảng màu xám trắng hoặc những đốm đỏ hồng tương tự như bệnh tưa miệng.
  • Xuất hiện những vùng bong tróc, nhú giống như nấm ở bề mặt lưỡi.
  • Lưỡi trở nên nhạy cảm với mọi thứ như bị đau rát khi nói chuyện, khó khăn trong quá trình nhai nuốt thức ăn, cảm giác ngứa, tê, nóng rát ở vùng lưỡi.
  • Kích thước lưỡi thay đổi do xuất hiện các ổ viêm và bong vảy.

Các bé nhỏ thường rất quan tâm đến những biểu hiện lạ của cơ thể. Chính vì vậy, tình trạng nấm lưỡi bản đồ có thể khiến các bé căng thẳng, lo đâu. Do đó, bố mẹ nên quan tâm nhiều hiện đến sức khỏe của các con.

Nhận biết nấm lưỡi bản đồ ở người lớn

Bệnh nấm lưỡi bản đồ ở người lớn giai đoạn đầu thường không có nhiều biểu hiện bất thường. Tuy nhiên, khi tình trạng này diễn biến nặng hơn có thể bạn sẽ gặp phải các triệu chứng như sau:

  • Bề mặt lưỡi xuất hiện các mảng màu vàng hoặc trắng.
  • Lưỡi nhạy cảm hơn, thường bị đau rát và khó khăn mỗi khi ăn uống.
  • Cảm giác miệng bị khô, môi khô, nứt nẻ khóe miệng.
  • Bên cạnh đó, miệng có thể xuất hiện mùi hôi khó chịu.

Tìm hiểu các phương pháp điều trị nấm bản đồ ở lưỡi

Phần lớn các trường hợp bị nấm lưỡi bản đồ ở trẻ nhỏ và người lớn đều không gây ra những triệu chứng quá nghiêm trọng và sau một thời gian có thể tự chữa lành. Tuy nhiên, đối với những trường hợp bệnh lý này xuất hiện kèm theo các biểu hiện đau rát, khó chịu khi ăn uống, các bạn có thể tham khảo một số biện pháp điều trị phía dưới đây.

Phương pháp chữa trị tại nhà  được nhiều người lựa chọn
Phương pháp chữa trị tại nhà  được nhiều người lựa chọn

Phương pháp chữa trị tại nhà

Để đẩy nhanh quá trình phục hồi khi bị bệnh viêm lưỡi bản đồ, các bạn có thể thực hiện một số bài thuốc ngay tại nhà như sau:

  • Dùng lá nhọ nồi: Công dụng chữa nấm lưỡi bản đồ bằng lá nhọ nồi tương đối hiệu quả. Hơn nữa cách thực hiện rất đơn giản, các bạn chỉ cần chuẩn bị một ít nguyên liệu tươi, mang đi rửa sạch rồi giã lấy nước. Sau đó trộn nước cốt với 1 thìa mật ong và dùng bông tăm chấm trực tiếp vào vùng lưỡi bị viêm mỗi ngày 1 – 2 lần. Bên cạnh đó, các bạn cũng có thể rơ lưỡi bằng mật ong cho trẻ.
  • Sử dụng rễ cây cải thìa: Các bạn mang rễ cây cải thìa rửa sạch, thái lát, sau đó sao vàng và tán thành bột mịn. Dùng bột này chấm vào vùng lưỡi bị viêm mỗi ngày 1 – 2 lần.
  • Mẹo đơn giản từ rau ngót: Các bạn lấy một nắm rau ngót, đem rửa sạch và ngâm với nước muối pha loãng trong khoảng 10 phút. Tiếp theo vớt ra để ráo nước, sau đó giã nát hoặc xay nhuyễn và lọc lấy nước cốt. Sử dụng bông gạc thấm nước cốt rau ngót rồi chấm trực tiếp lên vùng lưỡi đang bị viêm mỗi ngày ít nhất 2 lần.

Các ba mẹ cần lưu ý khi chữa nấm lưỡi bản đồ ở trẻ em phải hết sức nhẹ nhàng, tránh thao tác mạnh làm tổn thương đến lưỡi của các bé. Ngoài ra, với các phương pháp này, phụ huynh cũng có thể áp dụng là một cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh.

Bài thuốc Đông y trị nấm lưỡi bản đồ

Trong sách cổ hiện nay có rất nhiều bài thuốc thảo dược giúp điều trị bệnh nấm bản đồ ở lưỡi. Các chuyên gia cũng đánh giá cao việc điều trị bệnh bằng những loại thảo dược Đông y. Nguyên nhân do:

  • Các bài thuốc này đã có một thời gian điều trị và kiểm chứng lâu dài ở nhiều đời trước.
  • Hiệu quả tương đương với các loại thuốc Tây, thậm chí còn tốt hơn.
  • Không gây các tác dụng phụ xấu, phù hợp với mọi đối tượng.
  • Giá thành hợp lý, đặc biệt an toàn, lành tính với cơ thể con người.

Tuy nhiên, điểm hạn chế của phương pháp chữa bệnh bằng thuốc Đông y là mất thời gian để chế biến, đun sắc thuốc. Hơn nữa, vấn đề tìm đúng và đảm bảo vệ sinh với thảo dược cũng tương đối nan giải.

Biện pháp Tây y

Để điều trị bệnh viêm lưỡi bản đồ bằng phương pháp Tây y có rất nhiều cách. Tùy thuộc vào từng trường hợp bị bệnh, các bạn cần tìm hiểu kỹ lưỡng để chọn giải pháp phù hợp. Đặc biệt nếu căn bệnh này do bệnh lý khác gây ra thì cần xử lý triệt để, tránh để lâu gây nguy hiểm cho người bệnh.Trong trường hợp xảy ra tình trạng đau rát, cản trở đến sinh hoạt hàng ngày, người bệnh có thể thực hiện các cách đơn giản dưới đây để đẩy lùi các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra.

  • Dùng thuốc giảm đau: Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc giảm đau khi tình trạng đau rát xuất hiện nhiều lần. Thông thường với trẻ nhỏ sẽ được khuyên sử dụng Paracetamol – một loại thuốc giảm đau an toàn, ít tác dụng phụ nhất cho các bé.
  • Thuốc kháng sinh: Trong trường hợp bị bệnh nặng, các vết nứt trên lưỡi sâu, rất có thể đây là hiện tượng nhiễm khuẩn. Vào lúc này, bạn nên dùng một số loại thuốc kháng sinh như Penicillin, Cephalexin, hay Nystatin,… Chúng đem lại tác dụng tốt với tình trạng nấm lưỡi bản đồ, hạn chế được tối đa việc viêm nhiễm nặng. Tuy nhiên, với trẻ nhỏ không nên lạm dụng thuốc kháng sinh, tránh gây tác dụng phụ. Nếu muốn dùng, tốt nhất các bạn hãy xin tư vấn của bác sĩ.
  • Thuốc bôi: Nếu tình trạng đau rát diễn ra nghiêm trọng, các bạn có thể dùng thuốc uống xen kẽ với chế phẩm Kamistad gel, mỗi ngày bôi 3 – 4 lần nhằm giảm đau, cũng như kháng viêm. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thuốc bôi Corticosteroids, chế phẩm Triamcinolone dạng gel hoặc dạng dán nha khoa cũng rất tốt. Đồng thời dùng thêm các loại nước súc miệng với dung dịch giúp khử trùng và gây tê.
Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc giảm đau
Người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng thuốc giảm đau

Hướng dẫn phòng ngừa nấm lưỡi bản đồ

Người bệnh cần lưu ý thêm một số vấn đề dưới đây để giúp quá trình điều trị bệnh nấm lưỡi bản đồ đạt hiệu quả cao nhất:

  • Các bạn cần thường xuyên vệ sinh răng miệng sạch sẽ với bàn chải đánh răng ít nhất 2 lần/ngày. Đồng thời sử dụng thêm chỉ nha khoa, nước muối sinh lý/nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây bệnh.
  • Trong trường hợp mắc các bệnh lý răng miệng, bạn nên điều trị dứt điểm. Tốt nhất đi khám nha khoa 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện các vấn đề bất thường và có hướng xử lý sớm.
  • Người mắc bệnh nấm bản đồ ở lưỡi nên hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, chứa nhiều gia vị, cũng như tránh sử dụng đồ uống có cồn vì chúng khiến các triệu chứng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Nên bổ sung thật nhiều rau xanh, hoa quả tươi để bổ sung vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Điều này còn hỗ trợ tăng cường sức đề kháng, sức khỏe và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý khác.
  • Ngoài ra, người bệnh cũng cần uống nước mỗi ngày để bổ sung nước cho cơ thể, ngăn ngừa tình trạng khô lưỡi dẫn đến nhiều bệnh lý răng miệng nguy hại khác.

Tóm lại, bệnh nấm lưỡi bản đồ không gây nguy hiểm đến sức khỏe người mắc nhưng các triệu chứng khiến nhiều người lo sợ, khó chịu. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn, người bệnh vẫn nên đến các cơ sở y tế để được hướng dẫn phương pháp khắc phục kịp thời.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo