Có nên nhổ răng sữa chưa lung lay của trẻ hay không?
Răng sữa chưa rụng đã mọc răng vĩnh viễn là một tình trạng dễ gặp ở trẻ trong độ tuổi thay răng. Tuy nhiên, nếu bố mẹ không kịp thời phát hiện và xử lý đúng cách sẽ xảy ra nhiều hậu quả khó lường. Cùng tìm hiểu các thông tin về tình trạng nhổ răng sữa chưa lung lay trong nội dung bài viết dưới đây.
Thời điểm thay răng sữa ở trẻ
Thông thường, chiếc răng cửa đầu tiên bắt đầu mọc từ tháng thứ 6. Trong khoảng từ 1 – 6 tuổi, hàm răng sữa sẽ dần hình thành. Mỗi người trung bình sẽ mọc khoảng 20 cái răng sữa.
Răng sữa có vai trò rất quan trọng quá trình phát triển của trẻ. Răng mới nhú sẽ đánh dấu về cách phát âm của trẻ và giúp khả năng nhai được cải thiện từng ngày để trẻ ăn uống tốt hơn.
Răng sữa chính là giai đoạn khởi đầu để hàm răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Quá trình răng sữa rụng dần đi sẽ quyết định đến cấu trúc hàm răng vĩnh viễn của trẻ.
Cụ thể, quá trình thay răng sữa ở trẻ diễn ra như sau:
- Răng cửa sữa hàm dưới: Trẻ sẽ thay răng từ 5 – 7 tuổi.
- Răng cửa sữa hàm trên: Từ 7 – 8 tuổi.
- Răng hàm sữa: Từ 9 – 12 tuổi.
Theo quy luật, những chiếc răng sữa sẽ tự rụng đi với mục đích nhằm tạo khoảng trống để răng vĩnh viễn mọc lên thay thế vị trí răng sữa. Nhưng trên thực tế, không phải lúc nào răng vĩnh viễn mọc lên thì răng sữa sẽ rụng. Đồng thời thời gian trẻ thay răng cũng không giống nhau, có bé có thể thay răng sớm hơn hoặc muộn hơn.
Xem thêm: Cách nhổ răng sữa lung lay cho bé an toàn ít chảy máu tại nhà
Nhổ răng sữa chưa lung lay – Nên hay không?
Đối với trường hợp sâu răng nặng, nhổ răng sữa chưa lung lay vẫn sẽ được nha sĩ chỉ định do phương án điều trị tủy không có hiệu quả. Hoặc nha sĩ sẽ nhổ bỏ các răng sữa mọc lên nhưng lâu không lung lay, bị mọc lệch, không cân đối.
Nếu nhận thấy răng vĩnh viễn đã mọc lên khi răng sữa chưa lung lay, bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để được điều trị. Tình trạng này kéo dài có thể gây ra một số hậu quả như:
- Răng vĩnh viễn mọc lẫy, mọc lệch ra ngoài hoặc cụp vào trong hàm gây thiếu thẩm mỹ và tạo ra sự khó khăn trong quá trình ăn nhai.
- Răng vĩnh viễn mọc kẹt, thời gian lâu không nhú lên được và mọc lên không đúng vị trí.
- Răng vĩnh viễn mọc bất thường, mọc xiên sang răng bên cạnh gây đau đớn và kéo theo hàng loạt vấn đề răng miệng.
Khi bố mẹ cố gắng nhổ răng cho trẻ tại nhà lúc này có thể khiến trẻ bị đau và sợ hãi. Từ đó, việc đưa các trẻ đến khám răng miệng sau này sẽ rất khó khăn. Hơn nữa, nếu nhổ không đúng kỹ thuật sẽ dẫn đến tình trạng nhổ răng sữa bị sót chân răng bên trong nướu.
Hiện nay, tại các nha khoa đều có dịch vụ nhổ răng sữa cho trẻ. Khi được nhổ răng với các dụng cụ nha khoa vô trùng, cùng nha sĩ có chuyên môn về răng hàm mặt thì quá trình này sẽ tiến ra rất nhanh gọn và hiệu quả, không gây ra quá nhiều đau đớn cho trẻ.
Do vậy, các bậc phụ huynh nên đưa con mình đến khám, nhổ răng sữa lung lay hoặc chưa lung lay để được tư vấn các biện pháp xử lý phù hợp nhất.
Lưu ý khi nhổ răng sữa chưa lung lay cho trẻ
Các lưu ý quan trọng dưới đây sẽ phần nào giúp các bố mẹ chăm sóc tốt hơn cho sức khỏe răng miệng của con mình, giúp trẻ có hàm răng khỏe đẹp và thẳng hàng.
- Sau khi nhổ răng, cho trẻ cắn chặt bông gòn gạch để giúp cầm máu, đồng thời không nên cho trẻ súc miệng hay ăn uống quá sớm.
- Để giảm đau, hãy sử dụng thuốc theo sự chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự tiện mua thuốc uống ngoài khi chưa có sự cho phép của bác sĩ.
- Cho trẻ uống nhiều nước lọc và ăn những loại thức ăn mềm như súp, cháo, các loại sinh tố, hoa quả mềm giàu vitamin… Không cho trẻ ăn các loại đồ ăn cứng, dai, lạnh hay nhai kẹo cao su vì có thể làm cho vùng răng sữa vừa nhổ bị nhiễm trùng.
- Các thói quen xấu như cắn móng tay, đẩy lưỡi, cắn bút,…cần được khắc phục để không cản trở quá trình mọc răng khiến răng vĩnh viễn mọc lâu hơn hoặc mọc lệch lạc.
- Chọn bàn chải lông mềm và hướng dẫn trẻ chải răng đúng cách. Chải răng ít nhất 2 lần mỗi ngày vào sáng tối và có thể cho trẻ sử dụng các loại nước súc miệng cho trẻ em.
- Nếu hàm răng vĩnh viễn của trẻ mọc lên không đều, đẹp thì ngay khi trẻ đã hoàn tất quá trình mọc răng có thể cho trẻ niềng thẩm mỹ.
Bên cạnh đó, nên giữ liên lạc với bác sĩ điều trị sau khi nhổ răng sữa chưa lung lay để có thể được hỗ trợ ngay khi cần thiết. Nếu trẻ có các dấu hiệu bất thường, quá đau hoặc chảy máu quá nhiều hãy đưa ngay đến nha khoa để được khám và khắc phục kịp thời.
Đừng bỏ lỡ:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!