Bé bị sún răng phải làm sao? Biện pháp xử lý nào tốt và an toàn cho bé?

Bé bị sún răng phải làm sao là nỗi lo lắng về sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ cho con em của mình của rất nhiều bậc cha mẹ. Theo con số thống kê đáng báo động, trên thế giới có tới 42% trẻ em bị sún răng. Vậy biện pháp nào xử lý sún răng cho trẻ tốt nhất và hiệu quả nhất? Cùng bài viết sau đây tìm hiểu nội dung chi tiết.

Nguyên nhân gây ra sún răng ở trẻ

Thông thường tỷ lệ trẻ em bị sún răng cao hơn người lớn gấp nhiều lần, chủ yếu do cấu tạo của men răng sữa mỏng và yếu hơn kết hợp với thói quen ăn uống và vệ sinh không đúng cách gây ra trường hợp bệnh răng miệng này. Dưới đây là 6 nguyên nhân chính thường gặp. 

Do cấu tạo men răng sữa yếu

Men răng là phần được cho là cứng chắc nhất của hàm răng với chức năng chính là bảo vệ ngà răng và tủy răng khỏi các tác nhân bên ngoài môi trường. Tuy nhiên, ở trẻ nhỏ, phần men răng sữa của tương đối mỏng và yếu so với của người lớn. 

Trong đó, phần răng cửa có tỉ lệ men răng mỏng nhất so với toàn bộ răng trong cung hàm, nhỏ hơn 2mm. Chính vì vậy, vi khuẩn và axit trong thức ăn dễ ăn mòn và gây sún răng cửa nhất.

Do sở thích ăn đồ chứa đường

Vi khuẩn gây ra sún răng, sâu răng hình thành từ thức ăn dư thừa và đặc biệt rất ưa thích tinh bột và đường. Cùng với đó, các loại thực phẩm, chế phẩm như bánh, kẹo, nước ngọt,… lại là đồ ăn được các bé yêu thích nhất. Khi được tiếp tế “năng lượng”, vi khuẩn gây sún răng ngày càng sinh sôi, tiết ra axit để làm mòn răng của trẻ.

Sún răng ở trẻ nhỏ do sở thích ăn đồ ngọt mất kiểm soát
Sún răng ở trẻ nhỏ do sở thích ăn đồ ngọt mất kiểm soát

Thói quen ăn sữa vào ban đêm

Thói quen bú sữa vào ban đêm của rất nhiều trẻ có hại với hàm răng khi trong thành phần của sữa có chứa nhiều cặn và lượng đường nhỏ. Về ban đêm,răng bé không được vệ sinh, cộng với giảm tiết nước bọt khiến vi khuẩn phát triển mạnh mẽ nhất gây sún răng cửa

Do thiếu canxi và flour

Canxi và flour là những chất quan trọng và vô cùng cần thiết giúp men răng duy trì sự chắc khỏe. Tuy nhiên, nếu bé thiếu chất từ trong thai nghén do khẩu phần ăn không đầy đủ chất dinh dưỡng từ mẹ hoặc loại kem đánh răng chưa đủ hàm lượng fluor cần thiết cho bé cũng là những nguyên nhân không hiếm gặp ở trẻ bị sún.

Lạm dụng thuốc kháng sinh mất kiểm soát

Tác hại của thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng như Tetracycline, Doxycycline không chỉ ảnh hưởng đến tình trạng răng của mẹ (trong quá trình mang thai) mà còn khiến răng của bé bị tổn hại, ảnh hưởng trực tiếp khiến men răng yếu và mỏng hơn.

Kém vệ sinh răng miệng

Trẻ lười đánh răng, không có thói quen đánh răng chính là lý do mảng bám và vi khuẩn không được loại bỏ, tồn đọng trên răng gây bào mòn, sún răng.

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng có ảnh hưởng tới tình trạng răng miệng của bé như gen di truyền, trẻ bị vàng da cũng có thể khiến men răng bị bào mòn, hư tổn. Vậy bé bị sún răng phải làm sao cho nhanh khỏi?

Bé bị sún răng phải làm sao?

Có rất nhiều phương pháp điều trị sún răng cho trẻ em được nhiều người tin tưởng sử dụng vì đạt hiệu quả cao, an toàn với cơ thể và sức khỏe răng miệng của bé. Phu huynh có thể tham khảo những biện pháp dưới đây.

Trị sún răng bằng mẹo dân gian

Với những trẻ mới chớm bị sún răng, mức độ hư hại nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian lành tính như sau:

 Dùng nha đam

Trong gel của cây nha đam (lô hội) có chứa chất giúp chống lại vi khuẩn gây sâu răng, làm sạch răng đồng thời giúp tái tạo lại men răng một cách an toàn.

Cách thực hiện:

  • Cắt nha đam thành từng miếng nhỏ bỏ vỏ, lấy gel bôi trực tiếp lên răng bị hư tổn của trẻ trong khoảng 3 phút. 
  • Súc miệng lại với nước muối loãng để loại bỏ vi khuẩn còn sót trên răng. Thực hiện đều đặn mỗi ngày, phần răng sún ở trẻ sẽ được cải thiện đáng kể.
Trị sún răng bằng nha đam cho bé
Trị sún răng bằng nha đam cho bé

 Dùng dầu dừa

Dầu dừa tự nhiên có chứa nhiều các chất giúp kháng khuẩn mạnh mẽ như axit lauric, capric, caprylic,…Ngoài việc giúp làm đẹp da tóc và chống lão hóa, loại dầu này còn có tác dụng ngăn ngừa sún răng hiệu quả.

Cách thực hiện: Hướng dẫn trẻ sử dụng bàn chải đánh răng nhúng vào chén đựng dầu dừa để chải sạch răng trong vòng 5 phút. Sau đó súc miệng lại với nước muối loãng hoặc pha loãng dầu dừa để cho bé súc miệng hàng ngày.

Súc miệng bằng dầu dừa giúp giảm và phòng ngừa sún răng
Súc miệng bằng dầu dừa giúp giảm và phòng ngừa sún răng

Dùng lá của cây ổi

Các hoạt chất như tannin, oxalic,….có chứa trong phần lá của quả ổi có tác dụng giúp diệt khuẩn, làm sạch, phòng ngừa sún răng cũng như chữa được một số bệnh lý về răng miệng khác.

Cách thực hiện: Cho bé nhai nát vài lá ổi và ngậm tại phần răng sún trong khoảng 5 phút đều đặn mỗi ngày từ 2 lần, chứng sún răng của bé sẽ giảm rõ rệt. Phụ huynh có thể đun nước lá ổi để bé súc miệng sau mỗi bữa ăn.

Xem thêm: Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không? [Giải đáp từ A – Z]

Lá ổi tốt cho phần răng bé bị sún
Lá ổi tốt cho phần răng bé bị sún

Bé bị sún răng phải làm sao? Thuốc trị sún răng hiệu quả

Với những trường hợp trẻ bị sún răng không thể khắc phục bằng phương pháp dân gian đơn giản hoặc cha mẹ không có nhiều thời gian chuẩn bị nguyên liệu thì sử dụng thuốc điều chế là lựa chọn thay thế hiệu quả.

Thuốc trị sún răng Nhật Dương

Thuốc trị sún răng, sâu răng Nhật Dương được điều chế với phương pháp đông y bí truyền giúp giải quyết những vấn đề về răng miệng của trẻ như sâu răng, sún răng, hôi miệng. Thành phần chính bao gồm các tinh chất thảo dược chiết xuất 100% từ thiên nhiên như: cây gai tị,vỏ xoài,  hoàng liên, dương xỉ,… Thuốc lành tính có thể an tâm sử dụng cho trẻ hàng ngày.

Cách sử dụng: 

  • Đổ dung dịch thuốc ra 1/2 nắp chai, sau đó cho bé ngậm trong 5 – 10 phút rồi nhổ đi. 
  • Hoặc có thể dùng tăm bông chấm vào răng sún. Mỗi ngày dùng từ 2 – 3 lần sau khi đánh răng.
Thuốc Nhật Dương an toàn cho răng miệng bé
Thuốc Nhật Dương an toàn cho răng miệng bé

Thuốc cho bé sún răng Mẹ Tấm

Thuốc trị sún Mẹ Tấm là sản phẩm đặc trị các bệnh lý về răng miệng dành riêng cho các bé từ 2 tuổi bao gồm sún răng, sâu răng, chảy máu chân răng, viêm nha chu,… Với thành phần 100% từ thảo mộc thiên nhiên an toàn như: tế tân, hoàng đằng, cúc hoa, dương xỉ, cây ran he, .…

Cách sử dụng: 

  • Cho trẻ ngậm dưới sự giám sát của người lớn 1 lượng phù hợp khoảng 7ml trong 3 phút rồi nhổ bỏ. 
  • Thực hiện mỗi ngày khoảng từ 2 – 3 lần để đạt hiệu quả cao nhất. 
  • Trong trường hợp trẻ không hợp tác ngậm có thể dùng tăm bông chấm vào vùng răng bị sún mà không cần súc miệng lại với nước. 

Thuốc Enamel Pro® Varnish trị sún ở trẻ nhỏ

Thuốc Enamel Pro® Varnish là loại bôi răng duy nhất có công thức vecni fluor cung cấp ACP (Amorphous Calcium Phosphate) ngăn ngừa sâu răng cho trẻ nhỏ và giảm tình trạng răng ê nhức ở người lớn. Đây là sản phẩm có tính an toàn cao và được sử dụng phổ biến, giúp tái khoáng cho phần men và ngà răng bị sún.

Cách sử dụng: 

  • Phụ huynh lưu ý khi dùng thuốc trị sún răng Enamel Pro® Varnish đó là làm khô răng, sau đó dùng chổi có sẵn của thuốc quét dịch bao bảo vệ trên bề mặt răng sún.
  • Chờ từ 1 đến 2 phút cho thuốc sẽ khô và giữ cho trẻ hạn chế ăn uống sau 4 tiếng bôi thuốc. 
  • Loại thuốc này nên thực hiện dưới chỉ dẫn của nha sĩ để được an toàn và cho hiệu quả cao nhất.
Thuốc đặc trị bệnh sún răng Enamel Pro Varnish nên thực hiện bởi người lớn giúp trẻ sún răng
Thuốc đặc trị bệnh sún răng Enamel Pro Varnish nên thực hiện bởi người lớn giúp trẻ sún răng

Trám răng tại cơ sở y tế

Với những trường hợp bé bị sún răng có độ hư hại nặng, việc cần thiết nhất của phụ huynh là cho bé tới cơ sở y tế uy tín để thực hiện khám răng. Vậy bé bị sún răng phải làm sao hiệu quả nhất? Phương pháp phổ biến nhất tại nha khoa hiện tại đó là hàn trám răng.

Hàn trám răng có thể giúp tái tạo lại phần men răng bị bào mòn, gãy, tiêu biến có màu sắc tương tự như phần răng thật, đồng thời loại bỏ vi khuẩn răng miệng gây hại. Vì vậy, cho dù bé bị sún răng sữa hay răng vĩnh viễn đều nên thực hiện hàn trám răng sớm nhất có thể. Phụ huynh có thể hoàn toàn an tâm vì chất hàn trám răng được sử dụng an toàn với các bé và không gây ra đau đớn.

Bé bị sún răng phải làm sao để phòng ngừa?

Nhiều bậc cha mẹ cho rằng trẻ sún răng là một giai đoạn sinh lí bình thường sẽ tự biến mất khi răng vĩnh viễn mọc lên hoặc tìm cách nhổ chiếc răng sữa bị sâu. Điều này hoàn toàn không đúng vì nó sẽ nguy hại tới quá trình mọc răng của trẻ về sau. Chính vì thế khi bé bị sún răng cha mẹ hãy thực hiện những phương thức sau để phòng ngừa:

  • Tập cho trẻ từ sớm thói quen vệ sinh răng miệng khoa học: Hướng dẫn bé cách đánh răng đúng chuẩn vào sáng và tối hàng ngày. 
  • Sau khi  trẻ ăn nên cho uống nước để làm trôi các phần thức ăn bám trên miệng.
  • Đưa bé tới nha sĩ để thực hiện khám răng định kỳ từ  3 – 6 tháng/lần.
  • Lưu ý đến chế độ ăn uống sinh hoạt của bé: Giảm lượng đồ ngọt, hoặc vệ sinh răng sau khi ăn đồ ngọt, nhất là vào buổi tối; tăng cường rau củ quả và thực phẩm giàu canxi, đạm để răng được chắc khỏe, cứng cáp.

Trên đây là câu trả lời giải đáp cho các bậc cha mẹ vấn đề bé bị sún răng phải làm sao. Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp bạn định hướng được phương pháp chăm sóc và bảo vệ hàm răng của bé yêu một cách khỏe mạnh và an toàn nhất.

Tìm hiểu thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

4 Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Lá Trầu Không Hiệu Quả
4 Cách Chữa Hôi Miệng Bằng Lá Trầu Không Hiệu Quả

Tình trạng hôi miệng có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, gây ảnh hưởng đến tâm lý, cản trở quá trình giao tiếp và...

Nhổ Răng Số 6 Có Gây Nguy Hiểm Không? Chi Phí Bao Nhiêu?
Nhổ Răng Số 6 Có Gây Nguy Hiểm Không? Chi Phí Bao Nhiêu?

Răng số 6 ở hàm dưới là răng cấm, đóng vai trò rất quan trọng trong việc ăn nhai. Vì vậy, khi cần nhổ hoặc...

Sún răng: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa
Sún răng: Nguyên nhân, nhận biết, cách chữa trị và phòng ngừa

Sún răng ở trẻ là tình trạng thường gặp, phổ biến nhất ở nhóm tuổi từ 1 đến 3. Do vậy, các bậc phụ huynh...

Vì sao trẻ chậm mọc răng? Cách xử trí tốt nhất
Vì sao trẻ chậm mọc răng? Cách xử trí tốt nhất

Khi bước vào tuổi mọc răng, phụ huynh sẽ không khỏi lo lắng vì mọc răng thường kèm sốt, quấy khóc, biếng ăn,… Tuy nhiên,...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo