Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không? [Giải đáp từ A – Z]
Sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không là thắc mắc của nhiều người. Bởi các vấn đề răng miệng cũng là một trong những tiêu chuẩn về sức khỏe để quyết định có được tham gia nghĩa vụ quân sự được hay không. Từ đó để giúp chúng ta nâng cao ý chăm sóc răng miệng đúng cách, bảo vệ quyền lợi và trách nhiệm của bạn thân với tổ quốc.
Bị sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không?
Để giải đáp được thắc mắc bị sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không, trước tiên chúng ta cần phải hiểu rõ được sún răng là gì và có ảnh hưởng như thế nào tới sức khỏe. Trong trường hợp người bị sún răng tham gia nghĩa vụ quân sự thì có những bất cập như thế nào.
Tìm hiểu tổng quát về sún răng
Các bác sĩ nha khoa cho biết, sún răng là hiện tượng răng miệng thường gặp trong năm tháng đầu của bé khi mọc những chiếc răng sữa. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ít sún răng ở trẻ lớn là hậu quả của lúc bé, những năm tháng đầu đời răng sữa bị sún không giải quyết triệt để dẫn tới hệ lụy tới răng vĩnh viễn cũng bị sún.
Ngoài ra, chế độ ăn không phù hợp hụt dinh dưỡng (canxi, flour,..), sử dụng nhiều kháng sinh kháng sinh chứa tetracyclin hay doxycycline khiến men răng bị yếu, tạo điều kiện cho vi khuẩn ăn mòn răng, sún răng nặng hơn.
Khác với sâu răng, sún răng không gây ra đau nhức. Tổn thương sún răng sẽ làm mòn dần thân răng, vùng sún có diện rộng. Men răng lúc này se ngà ngà sang màu nâu, đen. Sún lan rộng quanh chân răng, lâu dần chỉ còn mỏm răng tụt uống sát lợi hoặc thậm chí mòn hết chỉ còn chân răng dưới lợi.
Sún răng kéo dài không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng tới việc ăn uống hàng ngày, thậm chí gây ra viêm nướu dẫn tới các bệnh nha chu khác.
Xem thêm: Bé bị sún răng cửa phải làm thế nào để giải quyết hiệu quả nhất!
Giải đáp bị sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không?
Nghĩa vụ quân sự là nghĩa vụ có ý nghĩa to lớn, vẻ vang của mỗi người công dân thể hiện lòng yêu nước và trách nhiệm của bản thân. Tuy nhiên không phải đối tượng nào cũng đủ điều kiện sức khỏe để được tham gia.
Căn cứ Khoản 4 điều 9 Thông tư liên tịch 6/2016/TTLT-BYT-BQP về phân loại sức khỏe có quy định về chỉ tiêu ghi điểm trong phiếu sức khỏe nghĩa vụ quân sự như sau:
- Loại 1: 8 chỉ tiêu khám sức khỏe đều đạt điểm 1.
- Loại 2: Có ít nhất 1 chỉ tiêu về sức khỏe bị điểm 2.
- Loại 3: Có ít nhất 1 chỉ tiêu về sức khỏe bị điểm 3.
- Loại 4: Có ít nhất 1 chỉ tiêu về sức khỏe bị điểm 4;
- Loại 5: Có ít nhất 1 chỉ tiêu về sức khỏe bị điểm 5;
- Loại 6: Có ít nhất 1 chỉ tiêu về sức khỏe bị điểm 6.
Theo quy định tại STT 20 Mục 2 Phụ lục I Phân loại sức khỏe kèm Thông tư liên tịch 16/2016/TTLT-BYT-BQP về việc khám sức khỏe về răng để thực hiện nghĩa vụ quân sự như sau:
- Trường hợp có đủ 28 răng (không tính các răng khôn): 1 điểm.
- Trường hợp mất răng và có phục hình đảm bảo chức năng nhai, thẩm mỹ: 2 điểm.
- Trường hợp bị mất răng ≤ 3 chiếc, trong đó có 1 răng ở hàm lớn hoặc là răng cửa, khả năng nhai từ 85% trở lên: 2 điểm.
- Trường hợp mất 4 răng, trong đó có ≤ 2 là răng hàm lớn hoặc răng ở cửa, khả năng nhai còn 70% trở lên: 3 điểm.
- Trường hợp mất từ 5 – 7 răng, trong đó có ≤ 3 răng hàm lớn hoặc răng cửa, mức độ nhai còn 50% trở lên: 4 điểm.
- Trường hợp mất từ 7 răng trở lên, mức độ nhai còn < 50%: 5 điểm.
Như vậy để thấy rằng việc bị sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không còn phụ thuộc vào mức độ sún nặng hay nhẹ có bị mất răng không và khả năng nhai còn bao nhiêu %. Do vậy để biết chắc được bị sún răng có đi nghĩa vụ quân sự không bạn cần phải tham gia khám nghĩa vụ quân sự tổng quát để được Hội đồng khám sức khỏe đánh giá cụ thể và đưa ra kết luận chính xác.
Cách phòng ngừa sún răng, đảm bảo tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự
Răng sún gây mất răng, làm giảm khả năng nhai sẽ không đảm bảo đủ tiêu chuẩn về sức khỏe để tham gia nghĩa vụ quân sự. Để tránh tình huống xấu này chúng ta cần chủ động chăm sóc răng miệng, phòng ngừa sún răng, bảo vệ hàm răng sáng khỏe.
Một số biện pháp phòng ngừa sún răng như:
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, sử dụng bàn chải có lông mềm giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn đang trú ngụ ở răng miệng.
- Sử dụng chỉ nha khoa thường xuyên để giúp lấy đi thức ăn còn dắt ở kẽ răng.
- Hạn chế sử dụng thực phẩm đồ uống có khả năng làm ố răng, làm bào mòn răng như thực phẩm giàu axit, đồ ngọt, cà phê,…
- Tăng cường các thực phẩm có hàm lượng lớn canxi, vitamin D, flour,… giúp củng cố hàm răng sáng, chắc khỏe.
- Không hút thuốc lá, thuốc lào vì chúng là những tác nhân khiến răng bị sún nặng hơn và các bệnh về răng miệng khác như viêm nha chu,…
- Khám nha chu và lấy cao răng định kỳ 3 – 6 tháng 1 lần để bảo vệ răng khỏe, đủ tiêu chuẩn tham gia nghĩa vụ quân sự.
Trên đây là thông tin khái quát về tình trạng sún răng và các tiêu chuẩn khám nghĩa vụ, hy vọng sẽ giúp các bạn giải đáp được thắc mắc “Bị sún răng có đi nghĩa vụ quân sự được không?”. Nghĩa vụ quân sự là một trách nhiệm cao cả của mỗi người con Việt Nam. Trong một số trường hợp không đủ điều kiện về sức khỏe sẽ không được thực hiện nhiệm vụ bạn cũng không nên buồn mà hãy chủ động thăm khám nha khoa, chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt để đảm bảo đợt đợt khám nghĩa vụ năm sau sẽ có kết quả tốt.
Được đề xuất:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!