Sún răng: Nguyên nhân, nhận biết, cách chữa trị và phòng ngừa

Sún răng ở trẻ là tình trạng thường gặp, phổ biến nhất ở nhóm tuổi từ 1 đến 3. Do vậy, các bậc phụ huynh cần nắm rõ một số kiến thức về nguyên nhân, tác hại cùng các biện pháp điều trị, phòng ngừa để sẵn sàng đối mặt nếu trẻ gặp phải vấn đề răng miệng này.

Sún răng là gì? Dấu hiệu nhận biết

Cấu tạo của răng gồm 3 lớp: lớp vỏ cứng bên ngoài, men răng và ngà răng. Tuy nhiên, lớp men răng và ngà răng của trẻ tương đối mỏng, độ canxi hóa thấp và rất nhạy cảm. Khi men răng bị tổn thương, răng của trẻ sẽ dần bị mủn, đen và tiêu đi, làm giảm thể tích thân răng. Tình trạng như vậy được gọi là bệnh sún răng.

Sún răng rất hay gặp ở trẻ 1 – 3 tuổi, chỗ bị sún thường nông, nhưng lại có diện tích rộng, màu đen hoặc nâu và có đáy mềm ở những đợt tiến triển.
Răng sún có thể nhận biết thông qua các dấu hiệu sau đây:

  • Răng bé nhạy cảm với đồ ăn nóng, lạnh.
  • Xuất hiện các đốm nâu, đen trên răng.
  • Hình thể răng bị sứt mẻ.
  • Hơi thở có mùi hôi.
  • Nếu bệnh phát triển nặng có thể gây đau đớn cho trẻ.

Sún răng có mức độ lan truyền rất nhanh chóng tới các răng khác nếu không được kiểm soát kịp thời. Cuối cùng, hàm răng của trẻ sẽ chỉ còn lại những mỏm răng nhỏ gần tụt xuống lợi khiên chân răng nằm sát lợi làm ảnh hưởng tới chức năng nhai nuốt và giao tiếp của trẻ.

Nguyên nhân trẻ bị sún răng

Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị sún răng, trong số đó, phổ biến nhất bao gồm:

  • Trẻ ăn quá nhiều đồ ngọt, thức ăn nhanh, hoa quả sấy khô có hàm lượng đường cao và các loại đồ uống có ga, có màu, uống sữa vào ban đêm nhưng không được vệ sinh răng miệng đúng cách.
  • Thiểu sản sinh men răng do đẻ thiếu tháng, thiếu hụt canxi, flour hoặc do sử dụng nhiều kháng sinh.
  • Mẹ dùng các thuốc kháng sinh như Tetracycline, Doxycycline trong khi đang mang thai, làm răng trẻ phát triển không tốt, chất lượng men răng kém, độ cứng thấp và răng rất dễ bị tổn thương;
  • Trẻ mắc bệnh vàng da cũng có ảnh hưởng tới men răng, làm men răng và ngà răng suy yếu.
Nguyên nhân chính khiến trẻ bị sún răng là thói quen sử dụng quá nhiều đồ ngọt, nước ngọt,...
Nguyên nhân chính khiến trẻ bị sún răng là thói quen sử dụng quá nhiều đồ ngọt, nước ngọt,…

Tác hại của bệnh sún răng ở trẻ

Các bậc phụ huynh thường không quá quan tâm đến quá trình vệ sinh răng miệng cho trẻ khi chưa hình thành răng vĩnh viễn. Ngay cả tình trạng sún răng sữa hay sâu răng sữa thì bố mẹ vẫn xem đó là rất bình thường. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, việc chăm sóc răng miệng cho trẻ phải được quan tâm ngay từ khi trẻ vẫn đang còn đang nằm ở trong bụng mẹ.

Lúc này, khi mà mẹ có sức khỏe răng miệng không tốt sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi, có thể gây ra hiện tượng sinh non, bé bị nhẹ cân, nhiễm khuẩn sâu răng ngay từ trong bụng mẹ.

Tình trạng trẻ sún răng có thể gây ảnh hưởng đến nướu và răng vĩnh viễn. Khi chiếc răng sún bị bào mòn dần, tủy sẽ bị hở, ngà răng sữa bị lộ gây đau nhức hoặc khó chịu cho trẻ khi ăn uống. Điều này khiến trẻ biếng ăn, mệt mỏi, dễ quấy khóc, lâu ngày có thể gây còi xương, suy dinh dưỡng.

Ngoài ra, nếu răng cửa bị sún, bên cạnh việc gây mất thẩm mỹ sẽ khiến trẻ có nguy cơ nói ngọng, khả năng phát âm không chuẩn. Đặc biệt, răng sún còn gây khó khăn cho quá trình mọc răng vĩnh viễn, dẫn đến việc mọc sai lệch, chen chúc của răng vĩnh viễn trên hàm về sau.

Cách trị răng sún cho trẻ

Điều trị sún răng ở trẻ tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Khi thấy em bé sún răng có biểu hiện rõ rệt thì càng sớm càng tốt cần đưa bé đến các bác sĩ để có cách điều trị có lợi nhất cho bé.

Các biện pháp áp dụng tại nhà

Nếu nhận thấy tình trạng răng sún của trẻ bắt đầu xuất hiện, phụ huynh có thể áp dụng các biện pháp tại nhà sau đây nhằm làm chậm tốc độ lây lan của bệnh.

Súc miệng nước muối

Dùng nước muối cho trẻ súc miệng là biện pháp vô cùng đơn giản và tiện lợi. Bởi muối có đặc tính kháng khuẩn rất tốt.

Cách làm như sau: Bố mẹ chỉ cần pha một thìa nhỏ muối tinh vào với 200ml nước ấm. Mỗi ngày đều đặn vào buổi tối trước khi đi ngủ và buổi sáng khi thức dậy cho trẻ ngậm một ngụm nước muối rồi súc miệng lại với nước sạch.

Nha đam

Theo một đánh giá năm 2015, phần gel nha đam có thể giúp chống lại vi khuẩn gây sâu răng, sún răng, viêm lợi. Các hoạt chất có trong gel nha đam có tác dụng kháng khuẩn, đồng thời giúp tái tạo lại men răng ở giai đoạn đầu.

Cách làm như sau: Chỉ cần cắt nha đam thành từng miếng nhỏ rồi bóc vỏ lấy gel bôi trực tiếp lên răng trẻ trong khoảng 3 phút. Sau đó cho trẻ súc miệng kỹ lại với nước sạch. Hướng dẫn trẻ thực hiện thường xuyên sẽ thấy bệnh sún răng ở trẻ nhỏ được cải thiện đáng kể.

Lá trầu không

Dùng lá trầu không trị sún răng là bài thuốc dân gian lâu đời. Nhờ chứa các thành phần có đặc tính kháng khuẩn, chống viêm cao mà lá trầu không giúp làm chậm quá trình sún răng lây lan và phát triển.

Cách thức thực hiện rất đơn giản như sau: Lấy 3 – 5 lá trầu bánh tẻ, rửa sạch, giã nhuyễn rồi đắp lên vị trí bé bị sún răng. Sau khoảng 3 – 5 phút, cho trẻ súc miệng kỹ lại với nước sạch.

Cây lá lốt

Lá lốt cũng được xem là bài thuốc chữa sún răng hiệu quả nhờ phần tinh dầu có đặc tính kháng khuẩn cao.

Cách thực hiện như sau: Đem giã một ít rễ cây lá lốt cùng với muối tinh để vắt lấy nước cốt. Dùng tăm bông thấm ướt dung dịch này tiến hành bôi lên vị trí sún răng. Làm thường xuyên trong ngày từ 2 – 3 lần sẽ mang lại kết quả tốt nhất.

Lá ổi

Trong lá ổi có chứa hoạt chất astringents có khả năng chống viêm, kháng khuẩn hiệu quả. Hoạt chất này không chỉ giúp nướu chắc khỏe hơn mà còn có tác dụng giảm đau nhanh chóng. Do vậy, sử dụng lá ổi trị sún răng được coi là một trong số những biện pháp an toàn nhất trong dân gian.

Cách thực hiện như sau: Lá ổi rửa sạch, giã nát rồi đắp vào vị trí răng sún. Để trẻ giữ nguyên như thế trong khoảng từ 3 phút sau đó bỏ ra, súc miệng với nước sạch.

Các biện pháp dân gian chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh mới chớm và không thể thay thể phương pháp điều trị tại nha khoa
Các biện pháp dân gian chỉ nên áp dụng cho trường hợp bệnh mới chớm và không thể thay thể phương pháp điều trị tại nha khoa

Trị sún răng tại nha khoa

Trong trường hợp trẻ bị sún răng viêm lợi nhẹ, các bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp hàn trám răng để ngăn chặn không cho bệnh tiếp tục phát triển. Răng sữa của trẻ bị sún nếu được trám sớm sẽ giữ được đầy đủ trên hàm, đảm bảo cho quá trình tiêu hóa hoạt động một cách trơn tru.

Phương pháp này có thể giúp tái tạo lại lớp men răng đã bị mòn, gãy. Các vật liệu hàn trám được sử dụng đều an toàn với trẻ và không gây đau đớn nên phụ huynh có thể hoàn toàn yên tâm. Răng sau trám có màu sắc tương tự răng thật và đã được loại bỏ các vi khuẩn gây hại nên cho dù trẻ bị sún răng sữa hay răng vĩnh viễn đều cần hàn trám răng sớm nhất.

Trường hợp em bé bị sún răng nặng là khi vi khuẩn phát triển đến giai đoạn muộn, tạo thành lỗ sâu lớn, thậm chí có thể gây mòn gần hết răng thì tùy thuộc vào độ tuổi thay răng mà bác sĩ sẽ quyết định nên giữ lại hay nhổ bỏ.

Việc bảo tồn hay nhổ bỏ răng sữa đã bị sún là rất quan trọng. Vì nếu nhổ răng sữa quá sớm trước 6 tuổi sẽ khiến răng vĩnh viễn sau này mọc lên bị lệch lạc và ảnh hưởng rất lớn đến phát âm cũng như chức năng ăn nhai của trẻ.

Việc nhổ bỏ là cần thiết với các răng bị sún nặng
Việc nhổ bỏ là cần thiết với các răng bị sún nặng

Trị sún răng cho trẻ ở đâu?

Nếu phụ huynh đang có ý định điều trị sún răng đen cho trẻ, có thể tham khảo các địa chỉ uy tín, an toàn dưới đây:

Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương

Hằng năm, bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương tiếp đón hàng nghìn lượt thăm khám các vấn đề về răng miệng cho trẻ. Bệnh viện là đơn vị đầu ngành, chuyên điều trị các bệnh lý như sún răng, sâu răng, viêm tủy, chấn thương răng,…

Nơi đây quy tụ nhiều chuyên gia, bác sĩ có tay nghề cao và luôn tận tâm, nhiệt tình trong khám chữa và điều trị. Ngoài ra, bệnh viện còn có hệ thống khu vui chơi cho trẻ em giúp trẻ quên đi nỗi sợ hãi mỗi khi đi khám bệnh.

Bệnh viện Việt Nam Cu Ba

Một trong những đơn vị chăm sóc nha khoa được người dân đánh giá cao hiện nay là bệnh viện Việt Nam – Cu Ba. Nơi đây có nhiều khoa chuyên về răng hàm mặt cho người lớn lẫn trẻ em.

Nhiều người bệnh yên tâm chữa trị tại đây là vì bệnh viện có các quy trình chụp 3D hiện đại, thiết bị hỗ trợ nội soi trong khoang miệng cùng nhiều chu trình thăm khám cẩn thận, an toàn và hiệu quả.

Bên cạnh đó, nhiều bác sĩ trẻ và thân thiện sẽ giúp trẻ khắc phục được tâm lý khủng hoảng và lo sợ phòng khám.

Bệnh viện Nhi đồng 1

Khoa Răng hàm mặt của bệnh viện Nhi Đồng 1 thành phố Hồ Chí Minh sở hữu đội ngũ y bác sĩ nhi khoa được đào tạo chuyên nghiệp, có kinh nghiệm dày dặn trong ngành và luôn đặt sự an toàn của các bệnh nhi lên hàng đầu.

Bệnh viện được đầu từ các trang thiết bị, hệ thống máy móc hiện đại, tiên tiến, nhập khẩu từ các quốc gia lớn. Bên cạnh đó, các nguyên liệu nha khoa sử dụng trong trị liệu cũng đến từ các thương hiệu nổi tiếng, luôn đảm bảo chất lượng và uy tín cho người bệnh.

Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM – Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt

Phòng khám chuyên khoa Răng Hàm Mặt của Bệnh viện là một trong những đơn vị chuyên điều trị các vấn đề về nha khoa uy tín cho người dân khu vực phía Nam. Đến nay, khu điều trị của phòng khám có 108 ghế nha khoa với đội ngũ y bác sĩ dày dặn kinh nghiệm và luôn tận tâm với bệnh nhi.

Phòng khám hiện đang tiếp nhận các vấn đề răng miệng thường gặp như sún răng, sâu răng, viêm nha chu, rối loạn cơ năng ở khớp thái dương hàm, nhổ răng khôn,…

Thăm khám và điều trị tại cơ cở uy tín sẽ đảm bảo tối đa sức khoẻ răng miệng cho trẻ
Thăm khám và điều trị tại cơ cở uy tín sẽ đảm bảo tối đa sức khoẻ răng miệng cho trẻ

Các biện pháp phòng ngừa sún răng ở trẻ em

Trước hết, để trẻ không bị sún răng, các bậc phụ huynh cần có những biện pháp phòng ngừa ngay từ khi các con còn nhỏ:

Vệ sinh răng miệng cho trẻ

Khi chiếc răng sữa đầu tiên mọc lên cho đến khi hoàn tất, cha mẹ cần vệ sinh bằng gạc mềm hoặc khăn vải mềm. Sau trẻ lớn hơn và răng đã cứng cáp có thể hướng dẫn trẻ thực hiện bằng các bàn chải nhỏ, có cọ mềm. Tốt nhất hãy cho trẻ sử dụng kem đánh răng có chứa Fluor để ngừa sâu và sún răng.

Khi trẻ được 3 tuổi thì bố mẹ nên tập cho trẻ tự chải răng đúng cách. Chải dọc từ chân răng xuống, chải đủ 3 mặt trong, trên và ngoài ít nhất là 2 lần vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Đồng thời, sau khi trẻ ăn, nên cho súc miệng và uống nước để loại sạch thức ăn còn thừa.

Loại bỏ những thói quen xấu

Để hạn chế tình trạng trẻ bị sún răng sữa, các bậc phụ huynh cần tuyệt đối không cho trẻ bú bình hay ngậm bình sữa khi ngủ. Cũng không nên để trẻ dùng răng cắn vật cứng. Đồng thời, hạn chế cho trẻ ăn kẹo, bánh ngọt, uống nước có ga và ăn đêm.

Nếu trẻ đã có thói quen uống sữa ban đêm thì sau khi uống phải cho trẻ uống nước lọc để rửa miệng. Với những trẻ thường xuyên có thói quen ngậm cơm, phụ huynh cần kiểm tra miệng bé sau khi ăn để tránh thức ăn thừa còn bám vào kẽ răng.

Thói quen uống sữa vào ban đêm cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh
Thói quen uống sữa vào ban đêm cũng là một trong các nguyên nhân gây ra bệnh

Chú ý khi cho trẻ sử dụng thuốc

Thuốc kháng sinh như tetracyclin hay doxycycline, là một trong những thủ phạm chính gây vàng răng, hỏng men và đổi màu răng. Do vậy, để bảo vệ răng của trẻ, khi chưa có chỉ định của bác sĩ, tốt nhất không nên cho trẻ uống các loại thuốc kháng sinh một cách tùy tiện.

Đưa trẻ đi khám răng định kỳ

Phụ huynh nên đưa trẻ đi khám răng định kỳ 3 – 6 tháng/lần. Với những trẻ đã bị sún răng, răng sữa lung lay sớm thì nên đưa bé đến nha khoa uy tín. Tại nha khoa, bác sĩ sẽ chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra những biện pháp cần thiết để tránh hiện tượng răng mọc chen chúc hoặc mọc lệch sau này cho trẻ.

Trên đây là những thông tin vô cùng hữu ích liên quan đến tình trạng răng sún rằn ở trẻ, nguyên nhân cũng như cách phòng bệnh hiệu quả. Hy vọng qua bài viết này, bạn đọc sẽ có thêm hiểu biết về tình trạng này để có thể bảo vệ sức khỏe răng miệng cho trẻ được phát triển tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ có thể bị viêm nhiễm gây đau nhức nếu chân răng sót lại bị vi khuẩn tấn công.
Nhổ răng sữa còn sót chân răng nguy hiểm như thế nào?

Nhổ răng sữa còn sót chân răng là tình trạng nhiều trẻ gặp phải khi thực hiện nhổ răng sai cách. Nguyên nhân chủ yếu...

Nhổ Răng Có Mọc Lại Không? Giải Pháp Thay Thế Khi Mất Răng
Nhổ Răng Có Mọc Lại Không? Giải Pháp Thay Thế Khi Mất Răng

Nhổ răng là một quy trình nha khoa phổ biến, có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân như sâu răng nặng, viêm nhiễm nướu...

răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh do đâu
Răng Bị Ê Buốt Khi Ăn Đồ Nóng Lạnh Do Đâu? Cách Xử Lý An Toàn

Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh là tình trạng thường gặp của nhiều người do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm...

bé bị sún răng phải làm sao
Bé bị sún răng phải làm sao? Biện pháp xử lý nào tốt và an toàn cho bé?

Bé bị sún răng phải làm sao là nỗi lo lắng về sức khỏe răng miệng và tính thẩm mỹ cho con em của mình...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo