Có nên nhổ răng sữa mọc lệch cho trẻ? Lời khuyên từ chuyên gia
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng đều trải qua quá trình thay răng sữa, hình thành hàm răng vĩnh viễn đều đẹp. Nhưng nếu trường hợp răng sữa mọc lệch lạc thì các bậc cha mẹ nên xử lý ra sao? Liệu có nên nhổ răng sữa mọc lệch cho con? Những thông tin dưới đây được chia sẻ từ chuyên gia sẽ giải đáp cho bạn đọc biết đáp án chính xác.
Có nên nhổ răng sữa mọc lệch? Quá trình thay răng ở trẻ em
Răng sữa của trẻ bắt đầu mọc lên từ lúc trẻ 6 tháng tuổi đến khoảng 2,5 tuổi là kết thúc. Khi trẻ hoàn thành quá trình mọc răng, hàm răng sữa đầy đủ gồm 20 răng hàm trên và dưới. Những chiếc răng này gồm răng cửa, răng nanh và răng hàm mọc đối xứng với nhau.
Theo quá trình tự nhiên, răng sữa đến một giai đoạn nhất định sẽ tự động rụng để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Thế nhưng không phải lúc nào tiến trình này cũng diễn ra suôn sẻ như vậy. Để hàm răng của trẻ phát triển thuận lợi nhất đôi khi phải buộc thực hiện việc nhổ răng sữa.
Theo quy tắc thường, răng sữa của trẻ sẽ rụng theo thứ tự từ như mọc răng cửa hàm dưới đến răng cửa hàm trên, sau đó là đến những chiếc răng bên cạnh.Quá trình thay răng ở trẻ xảy ra ở thời điểm từ 6 – 12 tuổi, nhưng cũng có trường hợp thay răng sớm hoặc muộn. Theo các chuyên, trong giai đoạn từ 6 – 8 tuổi răng sữa sẽ rụng từ từ để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên. Và chiếc răng sữa cuối cùng sẽ rụng khi trẻ khoảng 12 – 13 tuổi.
Thời gian thay răng sữa ở trẻ em cụ thể như sau:
- Giai đoạn 5-7 tuổi: Răng cửa giữa vĩnh viễn sẽ mọc, thay thế các răng cửa giữa sữa.
- Giai đoạn 7-8 tuổi: Răng cửa bên vĩnh viễn mọc, thay thế cho răng cửa bên sữa.
- Giai đoạn 9-10 tuổi: Thay răng hàm sữa thứ nhất để răng hàm nhỏ thứ nhất mọc.
- Giai đoạn 10-11 tuổi: các răng nanh sữa rụng
- Giai đoạn 11-12 tuổi: Thay răng hàm sữa thứ 2 để răng hàm cối nhỏ thứ hai mọc.
Xem thêm: Nhổ răng sữa cho trẻ bao nhiêu tiền và ở đâu an toàn?
Có nên nhổ răng sữa mọc lệch cho trẻ? Lời khuyên từ chuyên gia
Nhìn thấy răng mọc xoay lệch, không đúng vị trí cung hàm hay trẻ bị đau nhức hàm, thái dương hàm, thậm chí là trẻ hay bị cắn vào má là khi răng sữa trẻ có dấu hiệu đang mọc lệch.
Tuy nhiên, khi răng sữa mọc lệch phụ huynh cũng không nên quá lo lắng bởi đây là một hiện tượng bình thường có thể xảy ra ở bất kỳ đứa trẻ nào. Theo các chuyên gia, răng trẻ còn có nhiều thay đổi về vị trí trên cung hàm sau này khi mọc răng vĩnh viễn.
Răng sữa mọc lệch có thể là do mầm răng của bé từ trước đã hình thành lệch lạc. Một thời gian khi các răng khác mọc lên sẽ có cơ chế tự điều chỉnh và đẩy các răng mọc lệch về vị trí phù hợp. Hơn hết, răng sữa mọc lên chỉ mang tính dự báo cho răng vĩnh viễn mọc sau này, không phải răng sữa mọc như thế nào thì răng vĩnh viễn sẽ mọc như vậy. Chình vì thế, khi răng sữa của con có xu hướng mọc lệch lạc cha mẹ đừng quá lo lắng.
Vì vậy, có nên nhổ răng sữa mọc lệch. Thời điểm lý tưởng nhất để nhổ răng sữa cho trẻ là khi chiếc răng lung lay mạnh. Hoặc khi răng vĩnh viễn đã trồi lên nhưng răng sữa mọc lệch vẫn chưa rụng thì cần phải nhổ bỏ.
Tuy nhiên trong một số trường hợp đặc biệt khác cha mẹ cần nhổ răng sữa mọc lệch cho trẻ mặc dù răng chưa có dấu hiệu lung lay như:
- Răng sữa mọc lệch ngầm, gây viêm lợi, đau nhức khó chịu ở trẻ.
- Răng sữa mọc lệch bị viêm nhiễm nặng ở phần chân răng.
- Răng sữa mọc lệch bị sún đến vùng nướu răng, đe dọa đến răng vĩnh viễn.
Nhổ răng sữa mọc lệch đúng thời điểm là tố quyết định rất lớn đến sức khỏe răng miệng về lâu dài của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh hãy quan tâm và theo dõi sát sao tiến trình thay răng của bé để có phương pháp xử lý nhổ răng sữa mọc lệch kịp thời.
Ngăn ngừa răng sữa mọc lệch bằng cách nào?
Răng sữa của con mọc lệch ba mẹ không quá lo lắng nhưng không có nghĩa là không quan tâm đến nó. Để ngăn ngừa tình trạng răng sữa mọc lệch của trẻ ba mẹ hãy lưu ý một số vấn đề sau:
- Với trẻ dưới 1 tuổi chưa tự vệ sinh được ba mẹ hãy lấy tưa lưỡi và làm sạch răng miệng cho trẻ bằng những phương pháp an toàn.
- Với trẻ từ 1 tuổi hãy tập cho bé thói quen đánh răng đúng cách bằng bàn chải đầu lông mềm. Mỗi ngày chải răng tối thiểu 2 lần và súc miệng với nước muối loãng để loại bỏ mọi tác nhân gây nên các bệnh lý răng miệng.
- Massage nướu cho con trong quá trình mọc răng, để kích thích răng mọc đúng vị trí.
- Tăng cường cho bé ăn các loại thực phẩm và sữa có chứa nhiều vitamin, protein, canxi. Đặc biệt là vitamin D sẽ giúp răng bé trẻ chắc khỏe hơn.
- Ngoài ra phụ huynh nên cho bé đi khám răng định kỳ 3 đến 6 tháng một lần. Bác sĩ kiểm tra và có biện pháp khắc phục kịp thời nếu răng trẻ có dấu hiệu mọc sai lệch.
Bài viết trên đã trả lời câu hỏi có nên nhổ răng sữa mọc lệch hay không? và cung cấp những kiến thức hữu ích trong quá trình thay răng sữa của trẻ. Hy vọng sẽ giúp các ba mẹ có thêm thông tin để chăm sóc hàm răng trẻ luôn khỏe mạnh và đều đẹp.
Hữu ích với bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!