Áp xe răng là gì: Nguyên nhân, biểu hiện và cách xử lý
Trong số những bệnh lý về răng lợi thì áp xe răng được đánh giá là nguy hiểm nhất, bởi bệnh phát triển rất nhanh và dễ tiến triển thành nhiều biến chứng khác. Cho nên ngay khi được xác định mắc tình trạng này cần có hướng giải quyết kịp thời. Và để hiểu hơn về bệnh, mời bạn đọc những thông tin hữu ích ngay dưới đây.
Hiện tượng áp xe răng là gì? Có những loại nào
Áp xe răng là thuật ngữ để chỉ tình trạng một chiếc răng nào đó trên cung hàm bị sưng đau, có dấu hiệu tủ mủ, máu và chảy dịch ra ngoài. Đây còn được gọi là căn bệnh nhiễm trùng thường do sâu răng, các bệnh nha chu khác gây ra. Hoặc do một tác động nào đó ở ngoài khiến răng bị nứt vỡ tạo điều kiện cho vi khuẩn miệng len lỏi vào trong các kẽ răng, tủy răng và làm tê liệt răng gây nên hiện tượng áp xe.
Áp xe răng hình thành vô cùng nhanh. Đôi khi chỉ sau 1 – 2 ngày bệnh sẽ phát triển mạnh hình thành nên các ổ viêm nhiễm. Bệnh còn xuất hiện ở mọi đối tượng từ người trẻ, người trưởng thành đến người già. Tùy vào từng nguyên nhân gây bệnh mà bác sĩ sẽ xác định được tình trạng bệnh thuộc một trong 2 trường hợp dưới đây:
- Áp xe quanh thân răng
Áp xe quanh thân răng hay áp xe quanh chóp răng đều được gọi là một dạng. Phần lớn cơ chế hình thành là do răng bị sâu trước đó, nhưng không được điều trị dẫn đến hoại tử răng và tủy.
Nhiễm trùng ở vị trí chóp răng có thể lan theo nhiều hướng và gây tổn thương xương răng, vỏ xương hàm và cuối cùng là màng xương. Tình trạng này cứ kéo dài có thể gây áp xe tạo túi mủ, viêm nhiễm lan đến sàn miệng, ngách hành lang,…
- Áp xe nha chu
Tình trạng này là do sự phá hủy của các mô nha chu do một loại vi khuẩn đặc hiệu tạo thành. Chúng tồn tại trong các mảng bám, vụn thức ăn gây viêm nhiễm và hình thành túi mủ nha chu.
Nguyên nhân và triệu chứng khi bị bị áp xe răng là gì
Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng này cũng như triệu chứng của bệnh khá đa dạng và dễ nhận biết. Cụ thể những thông tin như sau:
Nguyên nhân
Nghiên cứu khoa học đã chứng minh, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng áp xe chân răng là do vi khuẩn tấn công vào các mô mềm ở nhiều vị trí khác nhau. Chúng có thể thông qua các tổn thương răng, bệnh lý hoặc nhiều yếu tố khác. Những nguyên nhân chủ yêu gây nên bệnh phải kể đến như sau:
- Các bệnh lý về răng như sâu răng, viêm tủy lâu ngày không điều trị dứt điểm.
- Việc vệ sinh răng miệng hằng ngày kém, không đảm bảo loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn ra khỏi răng, nướu, lợi khiến vi khuẩn và các mảng bám có cơ hội tấn công vào răng.
- Tai nạn, chấn thương không mong muốn tác động đến răng khiến chúng bị nứt vỡ, tạo cơ hội cho vi khuẩn len lỏi vào kẽ răng và hình thành nên ổ áp xe.
- Những đối tượng có sức khỏe kém, mắc một số bệnh lý nền như: Tiểu đường, tim mạch,… cũng có thể xuất hiện biến chứng chính là áp xe răng.
Triệu chứng
Tình trạng áp xe răng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống cũng như việc sinh hoạt ăn uống của con người. Biết được những triệu chứng dưới đây của bệnh để sớm đi thăm khám và có hướng giải quyết tốt nhất:
- Tình trạng răng đau nhức, nhai nhẹ hoặc thậm chí uống nước thôi cũng thấy cơn đau nhẹ.
- Cảm giác ê buốt khi dùng nước, đồ ăn nóng, lạnh
- Miệng có mùi hôi, tanh, khó chịu như máu hoặc dịch mủ chảy ra dù mới vệ sinh răng miệng xong.
- Cơ thể luôn trong tình trạng mệt mỏi, nóng sốt, có trường hợp bị nổi hạch ở cổ.
- Vùng chân răng, lợi, nướu bị sưng lên rõ ràng chuyển màu trắng bợt hoặc đỏ sẫm như máu có thể dễ dàng quan sát được khi soi gương.
- Xuất hiện những hạt tụ mủ dưới chân răng, chỉ cần chạm nhẹ cũng thấy đau và chảy dịch mủ ra ngoài.
Áp xe ổ chân răng có nguy hiểm không? Có chữa được không?
Tình trạng viêm áp xe răng ảnh hưởng rất nhiều đến mọi hoạt động của cuộc sống cũng như trực tiếp đến sức khỏe con người. Bệnh cần sớm được điều trị và có cách giải quyết tốt nhất để tránh những biến chứng nguy hiểm:
- Bệnh nhân bị áp xe sẽ thấy vùng má ở bên ngoài sưng tấy.
- Bên trong răng mưng mủ và tụ máu, chưa vỡ ra gây đau nhức, dai dẳng, răng lại lung lay khó cho việc nhai cắn thức ăn.
- Răng bị yếu dần và rất có thể sẽ bị rụng răng.
Bệnh áp xe răng thường phát triển âm thành lại tiến triển nhanh để chuyển sang giai đoạn mãn tính. Nếu không phát hiện kịp thời vi khuẩn xâm lấn vào nhiều vùng khác sẽ hình thành nên bệnh viêm mô tế bào, nhiễm trùng huyết trực tiếp ảnh hưởng đến tính mạng con người.
Tuy nhiên nếu bệnh được phát hiện kịp thời và có hướng giải quyết tốt từ các can thiệp nội khoa, ngoại khoa vẫn có khả năng sẽ điều trị thành công. Quan trọng là ở người bệnh ngay khi thấy những triệu chứng bất thường phải đến những cơ sở y tế nha khoa để thăm khám.
Cách kiểm tra và hướng giải quyết khi bị áp xe răng
Khi đến các nha khoa để thăm khám và kiểm tra tình trạng răng miệng hiện tại, người bệnh sẽ được chỉ định làm một số các xét nghiệm để đưa ra kết quả chính xác nhất. Điển hình như:
- Thăm khám lâm sàng bằng các dụng cụ y khoa, tác động vào vùng bị áp xe để kiểm tra mức độ đau răng đến đâu.
- Bệnh nhân được chụp X-quang để kiểm tra áp xe quanh chân răng có ổ viêm nhiễm đã đến mức độ nào, lan sang các khu vực khác hay chưa hay đã ăn sâu vào tủy hay chưa để có hướng điều trị tốt nhất.
- Ngoài ra bệnh nhân có thể được xét nghiệm máu để chắc chắn vi khuẩn có nhiễm vào máu gây nhiễm trùng huyết hay không.
Dựa vào những kết quả khi xét nghiệm thu được, bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình hình hiện tại và có hưởng điều trị phù hợp nhất. Nguyên tắc chữa bệnh chính là loại bỏ ổ nhiễm trùng, giảm một cách tối đa những biến chứng có thể xảy ra và bảo tồn răng ở mức tốt nhất.
- Điều trị áp xe chân răng mức độ cấp tính:
Với những trường hợp ớ mức độ cấp tính, mới khởi phát, bác sĩ sẽ tiến hành rạch mở phần niêm mạc bị tổn thương, dùng ống để hút hết toàn bộ vi khuẩn và dịch mủ ra ngoài. Tiếp đó sẽ đóng miệng vết rạch và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập lại vào đây. Bệnh nhân cũng sẽ được bác sĩ kê thêm một số loại thuốc kháng sinh để uống tại nhà để phòng sưng tấy, giảm đau hoặc lây nhiễm sang những khu vực xung quanh.
Ở phương pháp này có một ưu điểm chính là những dây thần kinh, mạch máu vi khuẩn được lấy ra hết rồi trám lại lỗ hổng bằng phương pháp trám răng, trám men hoặc bọc răng sứ, Mục đích chính là bảo tồn tủy và cốt lõi của răng tránh tính trạng giòng răng và nứt vỡ sau này khi có tuổi.
- Điều trị trong trường hợp nặng hơn:
Với những bệnh nhân, tình trạng áp xe đã ăn vào đến tủy, chân răng lộ ra và có thể quan sát được bằng mắt thường thì phương pháp điều trị bảo tồn sẽ không mang lại hiệu quả tốt được nữa. Khi đó, phương pháp được áp dụng chính là nhổ răng để làm sạch mủ, giảm đau, giảm sưng hiệu quả.
Sau khi nhổ răng, bệnh nhân chắc chắn phải tiến hành trồng răng mới. Nếu bé bị áp xe răng sữa thì sẽ không có gì đáng lo ngại vì sau này răng sẽ tự mọc lên. Nhưng nếu ở người trưởng thành bắt buộc phải trồng răng giả.
Biện pháp để phòng ngừa tái phát áp xe răng
Sau quá trình điều trị thì người bệnh cần đặc biệt chú ý về chế độ sinh hoạt ăn uống trong cuộc sống hằng ngày. Bởi lúc này rằng đã yếu hơn và dễ bị tác động xâm nhập khiến tái phát áp xe lại. Do đó, người bệnh cần đặc biệt chú ý những vấn đề sau:
- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn, chải răng hai lần/ ngày và đúng phương pháp để lấy hết được mảng bám, các loại thức ăn thừa ở kẽ răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa để làm sạch các kẽ răng và không tạo khoảng cách giữa các răng.
- Thường xuyên quay trở lại tái khám định kỳ từ 3 – 6 tháng một lần để kiểm tra.
- Lấy cao răng định kỳ 2 tháng/ lần. Hoạt động này còn giúp bác sĩ sớm phát hiện những thay đổi bất thường trong khoang miệng của con người.
Áp xe răng là bệnh lý nguy hiểm, phát triển nhanh, biến chứng lại nặng nề, nguy hiểm. Do đó, mỗi chúng ta cần có biện pháp phòng tránh và sớm đi thăm khám khi xuất hiện những dấu hiệu của bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!