Thuốc Naphacogyl – Thành phần, cách dùng và những điều cần lưu ý

Thuốc Naphacogyl là một trong những loại thuốc được bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh lý răng miệng. Vậy sử dụng thuốc này như thế nào, cần lưu ý những gì trong quá trình điều trị. Bài viết sau sẽ cung cấp những thông tin để giúp bạn giải đáp những vấn đề trên. 

Thuốc Naphacogyl là gì? 

Thuốc Naphacogyl là một trong những loại thuốc được bác sĩ chỉ định để điều trị các trường hợp nhiễm trùng răng miệng, dự phòng nhiễm khuẩn răng miệng sau phẫu thuật ngoại khoa, dưới đây là một số thông tin liên quan đến loại thuốc này. 

  • Nhóm thuốc: Thuốc nhóm thuốc kháng sinh, kháng nấm, kháng virus, điều trị ký sinh trùng. 
  • Dạng: Viên nén bao film.
  • Các hoạt chất chính: Metronidazol và Acetyl Spiramycin. 
  • Đơn vị sản xuất và phân phối: Công ty Cổ phần dược phẩm Nam Hà.
    Đây là loại thuốc được dùng trong điều trị các bệnh lý răng miệng
    Naphacogyl là loại thuốc được dùng trong điều trị các bệnh lý răng miệng

Thông tin về thuốc Naphacogyl

Dưới đây là thông tin cụ thể về thành phần, các trường hợp được chỉ định dùng thuốc giảm đau răng cũng như một số tác dụng phụ có thể có. 

Thành phần chính

Thuốc Naphacogyl có các thành phần như sau: 

  • Spiramycin 100mg: Spiramycin là kháng sinh thuộc nhóm macrolid, có phổ kháng khuẩn tương tự như erythromycin và clindamycin. Thành phần này có tác dụng kháng các vi khuẩn gây bệnh ở vùng răng miệng.
  • Metronidazol: Metronidazol là một dẫn chất 5 – nitro – imidazol, có phổ hoạt tính rộng trên vi khuẩn kị khí và một số loại ký sinh trùng. 
  • Tá dược: Lactose, Avicel, DST, Gelatin, Glycerin, Aerosil, Magnesium stearate, Eratab, Eudragit E100, bột Talc, Titan dioxyd, PEG 6000, chất tạo màu. 

Các thành phần của thuốc hầu hết đều được hấp thụ qua gan và thải trừ qua nước tiểu.

Chỉ định

Thuốc Naphacogyl được chỉ định để điều trị trong các trường hợp sau

  • Nhiễm trùng răng miệng cấp, mãn tính hoặc tái phát, đặc biệt là các triệu chứng áp xe răng, viêm tấy, viêm mô tế bào. Ngoài ra còn có viêm quanh thân răng, viêm miệng, viêm nướu, viêm tuyến mang tai, viêm nha chu, viêm dưới hàm. 
  • Phòng ngừa các triệu chứng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật. 

Tìm hiểu ngay:

Chỉ định dùng trong điều trị các vấn đề răng miệng
Thuốc được chỉ định dùng trong điều trị các vấn đề răng miệng

Chống chỉ định

Thuốc Naphacogyl chống chỉ định cho các đối tượng sau:

  • Phụ nữ đang mang thai hoặc trong thời kỳ cho con bú, đặc biệt là 3 tháng đầu thai kỳ,
  • Có tiền sử mẫn cảm với Spiramycin và Metronidazol hoặc các dẫn xuất khác của nhóm imidazole.

Tác dụng phụ

Tác dụng phụ của thuốc thường sẽ phụ thuộc vào liều dùng. Nếu dùng liều cao và lâu dài, khả năng xuất hiện tác dụng phụ có hại sẽ cao hơn. Một số tác dụng không mong muốn có thể có là:

  • Rối loạn tiêu hóa: Nôn mửa, tiêu chảy, buồn nôn, đau dạ dày. 
  • Dị ứng: Nổi mề đay. 
  • Vị kim loại trong miệng, tình trạng viêm miệng, viêm lưỡi. 
  • Có khả năng giảm bạch cầu vừa phải, hồi phục sau khi dùng dùng thuốc. 
  • Tác dụng phụ hiếm thấy và liên quan đến thời gian điều trị kéo dài: Các triệu chứng như chóng mặt, mất điều hòa, mất phối hợp, viêm đa thần kinh cảm giác và vận động, dị cảm, nước tiểu có màu sẫm. 

Liều lượng sử dụng thuốc Naphacogyl

Liều lượng và tần suất uống thuốc Naphacogyl sẽ được chỉ định tùy theo mức độ nhiễm khuẩn và tình trạng sức khỏe, độ tuổi cũng như khả năng hấp thụ thuốc của cơ thể, liều dùng cụ thể như sau: 

  • Người lớn: Dùng 2 – 3 viên/lần, mỗi ngày 2 lần. 
  • Trẻ em từ 10 – 15 tuổi: Dùng 3 viên/ngày, chia là 2 – 3 lần uống trong ngày. 
  • Trẻ em 5 – 10 tuổi: Dùng 1 viên/lần, mỗi ngày 2 lần. 
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng bệnh không cải thiện khi dùng thuốc
Cần tham khảo ý kiến bác sĩ nếu tình trạng bệnh không cải thiện khi dùng thuốc

Trong trường hợp tình trạng không cải thiện, bạn nên thông báo cho bác sĩ để có phương án xử lý phù hợp. Bác sĩ có thể sẽ tăng liều lượng, tần suất hoặc chỉ định một loại thuốc khác.

Thuốc Naphacogyl giá bao nhiêu, nên mua ở đâu?

Giá thuốc Naphacogyl dao động từ 20.000 – 25.000VNĐ/hộp gồm 2 vỉ x10 viên, bạn có thể tìm mua tại các nhà thuốc. Tuy nhiên cần lưu ý lựa chọn đơn vị cung cấp uy tín tránh mua phải sản phẩm kém chất lượng ảnh hưởng đến kết quả điều trị và sức khỏe của người bệnh.  

Cần lưu ý gì khi sử dụng thuốc Naphacogyl

Bên cạnh việc sử dụng đúng liều lượng theo hướng dẫn của nhân viên y tế, khi sử dụng Naphacogyl, bạn cần lưu ý một số điểm như sau: 

  • Thận trọng khi sử dụng cho bệnh nhân bị loét dạ dày, viêm ruột hồi, viêm ruột kết mãn tính. 
  • Thuốc được bào chế dưới dạng viên bao phim nên sẽ giải phóng chậm trong cơ thể, có thể sẽ gây hại với bệnh nhân trên 65 tuổi. Với những đối tượng có nguy cơ khi dùng thuốc, bác sĩ sẽ giảm liều hoặc giãn thời gian giữa hai lần uống thuốc. 
  • Không uống thuốc khi nằm, nên đứng hoặc ngồi khi uống. 
  • Các thành phần của thuốc có thể sẽ thải trừ qua sữa mẹ nên thuốc Naphacogyl chống chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú. Trong trường hợp bắt buộc phải sử dụng thuốc, bạn có thể ngừng cho trẻ bú trong thời gian uống thuốc. 
Thận trọng khi kết hợp Naphacogyl với các loại thuốc khác
Thận trọng khi kết hợp Naphacogyl với các loại thuốc khác
  • Mặc dù thực nghiệm trên động vật không ghi nhận thành phần Metronidazole và Spiramycin gây dị tật bẩm sinh cho thai nhi. Tuy nhiên, phụ nữ có thai, đặc biệt là trong 3 tháng đầu không nên sử dụng loại thuốc này. 
  • Thuốc sẽ được chuyển hóa qua gan và thải trừ qua thận nên cần liều dùng sẽ cần điều chỉnh ở những bệnh nhân bị rối loạn chức năng một trong hai cơ quan này. 
  • Thuốc Naphacogyl có thể sẽ tương tác với thuốc tránh thai, thuốc chống đông, thuốc giãn cơ và một số loại thuốc. Nếu bạn cần kết hợp hai loại thuốc cùng một lúc, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ. 
  • Bảo quản thuốc tại nơi thoáng mát, tránh ẩm và ánh nắng chiếu trực tiếp. Thuốc quá hạn, ẩm mốc có thể mất tác dụng điều trị, thậm chí gây nguy hiểm khi sử dụng. 

Trên đây là những thông tin chi tiết về thuốc Naphacogyl, hy vọng đã giúp ích cho quý vị trong quá trình tìm hiểu về loại thuốc này. Để có được thông tin chi tiết hơn về liều dùng cũng như cách sử dụng cho từng trường hợp cụ thể, bạn vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng thuốc. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo thêm các cách chữa đau răng từ tự nhiên để hỗ trợ điều trị hiệu quả, an toàn hơn. 

Tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc trị hôi miệng Minh Ngọc có thực sự tốt không?
Thuốc Trị Hôi Miệng Minh Ngọc Có Thực Sự Tốt Không?

Khi nhắc tới sản phẩm điều trị hơi thở có mùi, chắc hẳn thuốc trị hôi miệng Minh Ngọc không còn quá xa lạ. Với...

Review Thuốc Bactefort: Công Dụng, Thành Phần Và Giá Bán
Review Thuốc Bactefort: Công Dụng, Thành Phần Và Giá Bán

Ký sinh trùng là sinh vật sống dựa vào các chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể vật chủ, đồng thời rất dễ lây lan....

[Review] 6 loại thuốc nhiệt miệng cho bà bầu có độ lành tính cao
[Review] 6 Loại Thuốc Nhiệt Miệng Cho Bà Bầu Có Độ Lành Tính Cao

Phụ nữ có thai là đối tượng nhạy cảm, vì vậy khi sử dụng bất kỳ loại thuốc điều trị bệnh, bao gồm cả nhiệt...

Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Zytee Có Tốt Không? Tác Dụng Và Giá Bán
Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Zytee Có Tốt Không? Tác Dụng Và Giá Bán

Thuốc bôi nhiệt miệng Zytee là sản phẩm rất cần thiết cho mỗi gia đình bởi nhiệt miệng đang là tình trạng rất phổ biến....

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo