Đau Răng Khi Mang Thai Tháng Cuối Do Đâu, Cách Khắc Phục?

Đau răng khi mang thai tháng cuối là hiện tượng khá nhiều chị em mang bầu gặp phải, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới cuộc sống, thậm chí còn có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Do đó, nếu gặp phải tình trạng này, mẹ bầu cần sớm tiến hành thăm khám, tìm hiểu nguyên nhân và điều trị kịp thời, toàn bộ thông tin chi tiết sẽ có trong bài viết dưới đây.

Đau răng khi mang thai tháng cuối có triệu chứng gì?

Đau răng khi mang thai tháng cuối là hiện tượng khá nhiều chị em gặp phải, xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Mẹ bầu có thể nhận thấy răng đau nhức từ nhẹ đến ê buốt khó chịu, thậm chí có thể đi kèm các triệu chứng như đau đầu, mỏi hàm, chán ăn, mất ngủ,…

Đau răng khi mang thai tháng cuối là tình trạng khá nhiều mẹ bầu gặp phải
Đau răng khi mang thai tháng cuối là tình trạng khá nhiều mẹ bầu gặp phải

Cụ thể, những triệu chứng phổ biến mẹ bầu có thể gặp khi bị đau răng trong cuối thai kỳ như:

  • Các cơn đau răng xuất hiện dai dẳng trong ngày, đặc biệt đau vào buổi sáng sớm, ban đêm, khi nhói lên, khi thì âm ỉ.
  • Nướu có biểu hiện phù nề, xung huyết, thậm chí là chảy máu, tụt lợi.
  • Miệng xuất hiện mùi hôi ngay cả khi mẹ bầu đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Đau nhức lan sang cả xương hàm, khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong việc ăn nhai.

Đau răng khi mang thai tháng cuối có nguy hiểm không?

Đau răng có thể gây mệt mỏi, khó chịu cho mọi đối tượng. Tuy nhiên, với phụ nữ mang thai, đặc biệt trong những tháng cuối, tình trạng đau răng càng nguy hiểm hơn. Bởi nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời, đau răng có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe của cả mẹ và bé như:

  • Cơn đau kéo dài có thể khiến mẹ bầu khó chịu, chán ăn, mệt mỏi, dẫn tới cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho mẹ cũng như sự phát triển của bé, khiến bé bị thiếu cân, sức khỏe không được đảm bảo.
  • Khi bị mang thai, khả năng hồi phục sẽ chậm hơn, đau răng tiến triển nhanh có thể hình thành các ổ áp xe răng, khiến răng bị lung lay và rụng răng.
  • Làm gia tăng nguy cơ sinh non, đây là điều đã được kiểm chứng, những mẹ bầu bị đau răng khi mang thai tháng cuối có tỷ lệ sinh non cao gấp đôi người bình thường, đồng thời nguy cơ bị tiền sản giật cũng lớn hơn hẳn, đe dọa tính mạng của mẹ và bé.
  • Khi bị sâu răng hàm trong tháng cuối, phụ nữ sẽ có nguy cơ nhiễm trùng máu rất cao. Thông qua đường máu, vi khuẩn S.mutans lây nhiễm sang con có thể khiến trẻ bị sâu răng ngay từ khi còn nhỏ, trong điều kiện chăm sóc tốt.
  • Việc đau răng khiến mẹ bầu luôn mệt mỏi, cáu kỉnh, dẫn đến bé cũng bị ảnh hưởng về tâm, sinh lý sau này.

Nguyên nhân mẹ bầu bị đau răng tháng cuối

Việc xác định lý do răng bị đau là rất cần thiết để mẹ bầu có thể tìm được cách giải quyết hiệu quả nhất. Theo các bác sĩ nha khoa, tình trạng đau răng khi mang thai tháng cuối có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau như:

  • Thay đổi nội tiết trong quá trình mang thai

Trong quá trình mang thai, cơ thể người mẹ có sự thay đổi lớn, hàm lượng hormone sinh dục nữ estrogen và progesterone tăng cao gấp từ 10 – 30 lần so với bình thường. Điều này khiến toàn bộ cơ quan trong cơ thể đều trở nên nhạy cảm hơn, nướu răng dễ bị tấn công hơn bởi vi khuẩn gây hại và mắc phải những bệnh lý răng miệng nguy hiểm như viêm lợi, sâu răng, viêm nha chu,…

Thay đổi nội tiết là nguyên nhân chính dẫn tới đau răng khi mang thai
Thay đổi nội tiết là nguyên nhân chính dẫn tới đau răng khi mang thai
  • Sự phát triển của vi khuẩn trong khoang miệng

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong thời kỳ mang thai, số lượng vi khuẩn trong khoang miệng sẽ tăng sinh rõ rệt, đặc biệt là vi khuẩn S.mutans gây sâu răng và P.gingivalis gây viêm nướu. Điều này khiến phụ nữ mang thai dễ mắc phải các bệnh lý nha khoa hơn so với bình thường, dẫn tới hiện tượng đau nhức.

  • Do ốm nghén

Một số trường hợp bị ốm nghén cho tới những ngày cuối của thai kỳ. Điều này có thể khiến mảng bám thức ăn bị tích tụ trong khoang miệng, kẽ răng. Đây là điều kiện lý tưởng để các vi khuẩn sinh sôi, gây hôi miệng, viêm nhiễm và đau răng.

  • Chế độ ăn uống không hợp lý

Trong thời kỳ mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt lưu ý đến việc xây dựng chế độ ăn uống. Nếu trong thực đơn hàng ngày có quá nhiều đồ cay nóng, thực phẩm chứa đường,… chúng sẽ gây tích tụ độc tố trong cơ thể và dẫn đến bùng phát cơn đau răng vào thời kỳ cuối thai kỳ.

  • Cơ thể mẹ bầu thiếu hụt canxi

Khi mang thai, hàm lượng canxi cần bổ sung cho mẹ bầu cao gấp 2 – 3 lần so với thông thường để chống đỡ cơ thể khi tăng cân, đồng thời bổ sung canxi giúp phát triển mầm răng, xương cho bé. Nếu mẹ bầu không nạp đủ lượng canxi cần thiết, cơ thể sẽ tự động rút canxi có sẵn trong răng, xương của mẹ, dẫn tới răng trở nên yếu, nhạy cảm, dễ lung lay và mắc bệnh hơn.

Việc thiếu hụt canxi cũng có thể dẫn đến hiện tượng đau răng
Việc thiếu hụt canxi cũng có thể dẫn đến hiện tượng đau răng

Cách khắc phục đau răng khi mang thai tháng cuối

Ngay khi xuất hiện triệu chứng đau răng, mẹ bầu cần nhanh chóng xác định nguyên nhân và tìm ra giải pháp điều trị đau răng hiệu quả, an toàn. 

Mẹo dân gian trị đau răng khi mang thai

Các biện pháp dân gian là giải pháp đẩy lùi cơn đau răng an toàn, hiệu quả nhờ sử dụng những nguyên liệu tự nhiên, lành tính, không gây tác dụng phụ và ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của mẹ và bé. Một số nguyên liệu thường được các mẹ bầu sử dụng gồm có:

  • Đinh hương

Đinh hương là một loại thảo dược có chứa hoạt chất eugenol, có tác dụng gây tê tự nhiên, giảm đau, kháng khuẩn, tiêu viêm hiệu quả. Hơn nữa, đinh hương còn an toàn cho mọi đối tượng, trong đó có cả bà bầu và trẻ nhỏ.

Nếu bị đau răng, mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị 1, 2 nhánh đinh hương, sau đó cho vào khu vực răng bị đau, nhai nhẹ nhàng để tinh dầu đinh hương thấm vào vùng răng đau. Trong trường hợp răng quá đau, không thể nhai được, chị em phụ nữ có thể đun nước đinh hương, để nguội và dùng súc miệng hàng ngày, cơn đau sẽ được loại bỏ nhanh chóng.

  • Gừng tươi

Gừng là một vị thuốc quý trong Đông Y, có nhiều thành phần giúp làm giảm đau, tiêu sưng viêm, kháng khuẩn hiệu quả như tecpen, oleoresin và chất men zingibain. Nhờ có các hoạt chất này, cơn đau răng sẽ được đẩy lùi nhanh chóng.

Mẹ bầu chỉ cần chuẩn bị 1 củ gừng, gọt vỏ, rửa sạch rồi đem giã nát cùng muối trắng, có thể trộn thêm 1 ít nước ép tỏi. Sau đó, đắp hỗn hợp thu được lên vùng răng bị đau rồi cắn chặt trong vòng 15 – 20 phút. Bạn sẽ cảm nhận cơn đau dịu đi và biến mất khi thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ngày.

  • Nước ép tỏi

Tỏi không chỉ là một loại gia vị giúp món ăn thêm thơm ngon mà còn có tác dụng trị đau răng hiệu quả. Đó là bởi trong tỏi có chứa nhiệt hoạt chất kháng sinh tự nhiên như Allicin, glycogen và fitonxit, giúp sát khuẩn, tiêu viêm và làm sạch vi khuẩn gây bệnh răng miệng. Mẹ bầu chỉ cần ép tỏi thành nước, sau đó dùng để súc miệng hàng ngày. Khi súc miệng, hãy ngậm nước ép tỏi trong miệng khoảng 1 phút rồi mới nhổ ra, các cơn đau răng sẽ thuyên giảm rõ rệt.

Súc miệng bằng nước ép tỏi giúp cải thiện tình trạng đau răng khi mang thai
Súc miệng bằng nước ép tỏi giúp cải thiện tình trạng đau răng khi mang thai

Các nguyên liệu được sử dụng trên đây đều rất an toàn, lành tính với cơ thể mẹ bầu, không gây ra bất cứ tác dụng phụ nguy hiểm. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có hiệu quả trong trường hợp đau răng nhẹ. Nếu đã áp dụng nhưng không khỏi, mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành thăm khám và điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Chữa đau răng khi mang thai tháng cuối bằng thuốc Tây Y

Sau khi các bác sĩ thăm khám, xác định chính xác nguyên nhân đau răng khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu có thể được kê đơn một số loại thuốc giảm đau răng, hay kháng sinh như:

  • Nhóm thuốc giảm đau: Aspirin, paracetamol thường được dùng khi mang thai.
  • Nhóm thuốc kháng sinh: Tetracyclin, amoxicillin, doxycycline

Những loại thuốc trên có tác dụng giảm nhẹ cơn đau, chống lại các vi khuẩn gây bệnh răng miệng như P.gingivalis và S.mutans, giúp mẹ bầu thoải mái và ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.

Tuy nhiên, những loại thuốc trên ít nhiều cũng gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe mẹ và bé. Do đó, chỉ trong trường hợp bệnh nặng, xuất hiện biến chứng, phụ nữ mang thai mới nên sử dụng chúng.

Lưu ý khi bị đau răng cho mẹ bầu

Kết hợp các biện pháp điều trị đau răng kể trên, mẹ bầu cũng cần chú ý một số vấn đề sau để phòng ngừa bệnh lý răng miệng tiến triển nặng, gây biến chứng nguy hiểm:

  • Mẹ bầu cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ hàng ngày, tối thiểu 2 lần. Thời điểm tốt nhất để làm sạch răng là khoảng 15 – 30 phút sau khi ăn xong.
  • Nên kết hợp dùng chỉ nha khoa, nước súc miệng để đảm bảo loại bỏ được hoàn toàn vi khuẩn, mảng bám trong khoang miệng.
  • Có chế độ ăn uống lành mạnh trong thời kỳ mang thai, kiêng ăn đồ cay nóng, đồ ngọt hoặc đồ dễ giắt răng. Đồng thời, mẹ bầu nên tích cực bổ sung rau xanh, hoa quả, uống đồ nước và ăn nhiều thực phẩm giàu canxi để răng luôn chắc khỏe.
  • Nếu có biểu hiện đau răng khi mang thai tháng cuối, mẹ bầu cần nhanh chóng tiến hành thăm khám ở địa chỉ nha khoa uy tín, tránh để bệnh trở nặng, gây nhiều ảnh hưởng xấu hơn tới sức khỏe răng miệng.

Trên đây là những thông tin mẹ bầu cần biết khi bị đau răng khi mang thai tháng cuối. Để phòng tránh những biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe mẹ và bé, hãy sớm thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị kịp thời.

Thông tin hữu ích

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh do đâu
Răng Bị Ê Buốt Khi Ăn Đồ Nóng Lạnh Do Đâu? Cách Xử Lý An Toàn

Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh là tình trạng thường gặp của nhiều người do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm...

[Xem Ngay] Top 3 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Khôn Phổ Biến Nhất
[Xem Ngay] Top 3 Loại Thuốc Giảm Đau Răng Khôn Phổ Biến Nhất

Thuốc giảm đau răng khôn giúp giảm nhanh và hiệu quả các cơn đau nhức, khó chịu. Vậy bệnh nhân có thể sử dụng những...

Tẩy trắng răng có bị ê buốt không và có đáng lo ngại?
Tẩy trắng răng bị ê buốt có đáng lo ngại không? Giải pháp khắc phục là gì?

Tẩy trắng răng bị ê buốt là hiện tượng nhiều người mắc phải khiến men răng yếu và hư hỏng nếu thực hiện tẩy trắng...

Ê Buốt Răng Sau Khi Trám, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
Ê Buốt Răng Sau Khi Trám, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Ê buốt sau khi trám răng là vấn đề mà nhiều người gặp phải sau khi thực hiện kỹ thuật này. Tình trạng ê buốt...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo