Ê buốt răng sau khi sinh: Nỗi khổ của các mẹ bỉm sữa

Ê buốt răng sau khi sinh là tình trạng mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu cho các mẹ bỉm. Đặc biệt tình trạng răng nhạy cảm làm cho phụ nữ sau sinh ăn uống khó khăn để nhanh phục hồi lại sức khỏe. Vậy nguyên ngân gây ra tình trạng này là gì? Cách chữa trị hiệu quả ra sao? Cùng tìm hiểu chi tiết về vấn đề răng bị ê buốt trong bài viết dưới đây.

Tại sao phụ nữ sau khi sinh bị ê buốt răng

Ê buốt răng sau sinh là biểu hiện của tình trạng răng nhạy cảm. Đây là một bệnh lý nha khoa rất phổ biến không chỉ gặp ở phụ nữ sau sinh mà còn ở nhiều đối tượng khác nhau. Tùy thuộc vào sức khỏe răng miệng và cơ địa của từng người mà cơn ê buốt sẽ có những biểu hiện khác nhau. 

Tình trạng ê buốt răng sau sinh đôi khi chỉ là những cơn ê buốt khi chải răng hoặc ăn nhai thông thường. Nhưng cũng có trường hợp ê buốt nghiêm trọng xuất hiện ngay cả lúc mẹ bỉm sữa đang nghỉ ngơi. Nếu không được khắc phục sớm và bệnh kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của người bệnh. 

Ê buốt răng sau khi sinh do nhiều nguyên nhân gây ra
Ê buốt răng sau khi sinh do nhiều nguyên nhân gây ra

Có rất nhiều yếu tố có thể dẫn đến hiện tượng ê buốt răng miệng sau sinh. Nguyên nhân chủ yếu là do khi mang thai cơ thể mẹ bầu dễ thiếu các yếu tố vi lượng và rất nhạy cảm nên dễ dẫn tới tình trạng ê buốt răng. Cụ thể như sau:  

  • Thiếu canxi: Khi mang thai và sau sinh, cơ thể phụ nữ bị thay đổi nội tiết, lượng canxi cũng bị giảm sút bởi phải chuyển một phần cho thai nhi. Mà canxi là một trong những thành phần chính cấu tạo nên men răng. Vì vậy, răng miệng của mẹ dễ bị vi khuẩn xâm nhập và tấn công gây nên tình trạng ê buốt đau nhức.
  • Bổ sung nhiều vitamin C: Mẹ bầu thường cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng trong đó có vitamin C. Tuy nhiên, loại vitamin này chưa nhiều thành phần axit không tốt cho men răng nê sẽ làm mòn men răng. Từ đó dẫn tới tình trạng răng miệng bị ê buốt.
  • Chăm sóc răng miệng kém: Một trong những nguyên nhân phổ biến gây nên tình trạng ê buốt răng sau sinh là việc vệ sinh răng miệng không đúng cách. Dẫn tới răng bị viêm nhiễm và ê buốt đau nhức.
  • Ăn nhiều bữa: Nghe có vẻ vô lý nhưng khi mang bầu và sau sinh phụ nữ phải ăn uống nhiều hơn về lượng thức ăn và số bữa. Điều này khiến răng thường xuyên phải tiếp xúc với nhiều dạng thức ăn, làm mô răng dễ bị mòn gây ra hiện tượng ê buốt.
  • Sâu răng: Sâu răng cũng là nguyên nhân dẫn tới tình trạng ê buốt răng của mẹ bỉm. Thông thường cơn đau nhức sẽ tăng dần vào ban đêm khiến các hoạt động trong cuộc sống hàng ngày của mẹ bị ảnh hưởng.
  • Viêm lợi, viêm nha chu: Việc vệ sinh răng miệng không sạch sẽ, lâu ngày sẽ sinh ra các mảng bám và vôi răng. Đây là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây ra bệnh lý viêm nướu răng. Lợi bị viêm nhiễm có hiện tượng đau nhức, sưng tấy khó chịu. Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến hiện tượng tụt nướu khiến chân răng lộ ra, phần ổ xương răng này không được bảo vệ bời men răng nên làm cho ê buốt răng sau khi sinh.

Các bà mẹ sau khi sinh có sức khỏe nhạy cảm hơn người bình thường, nên cần phải chú ý giữ gìn sức khỏe răng miệng. Hãy lưu ý chế độ uống điều độ và giữ gìn vệ sinh khoang miệng cẩn thận để tránh hiện tượng ê buốt răng sau sinh.

Ê buốt răng sau khi mang thai có nguy hiểm không?

Thực thế tình trạng ê buốt răng xảy ra rất phổ biến với mọi người, trong đó có mẹ bỉm sữa. Nếu như cơn ê buốt xuất hiện không thường xuyên và biến mất sau đó thì mẹ không cần quá lo ngại về vấn đề này.

Tuy nhiên nếu như cơn ê buốt đau nhức kéo dài và diễn ra quá thường xuyên khiến cho mẹ gặp khó khăn trong ăn uống hay gây ra tình trạng chán ăn thì đây lại là một điều không hề tốt. Bởi sau sinh mẹ bầu cần được bổ sung rất nhiều chất dinh dưỡng để luôn khỏe mạnh và có sữa cho con bú. Chình vì thế, mẹ bị thiếu chất cũng sẽ dấn tới tình trạng con bị còi xương, suy dinh dưỡng. 

Ê buốt gây nhiều phiền toái cho mẹ bỉm sữa
Ê buốt gây nhiều phiền toái cho mẹ bỉm sữa

Ngoài ra, xuất hiện răng ê buốt khi mới sinh có thể là dấu hiệu của bệnh nha chu rất nguy hiểm. Bệnh lý này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng và tâm lý của mẹ nếu không được điều trị đúng cách. 

Vì vậy, mẹ cần chú ý chăm sóc sức khỏe của bản thân. Nếu gặp tình trạng ê buốt kéo dài hãy đến các cơ sở nha khoa uy tín để gặp bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hướng dẫn khắc phục đúng cách. 

Cách chữa ê buốt răng sau sinh

Để điều trị tình trạng ê buốt răng sau sinh phụ thuộc vào nguyên nhân gây bệnh. Nếu ở mức độ nhẹ, mẹ có thể áp dụng một số biện pháp chắm soc răng miệng để khắc phục chứng ê buốt an toàn tại nhà.

Nếu ê buốt răng đã tái phát nhiều lần, các mẹ nên tới trực tiếp nha khoa đẻ được bác sĩ chuyên khoa thăm khám và hướng dẫn điều trị đúng cách. Vì sau sinh mẹ vẫn đang trong giai đoạn cho con bú bằng sữa mẹ, nên mọi can thiệp y tế ít nhiều cũng gây ảnh hưởng tới sức khỏe trẻ nên mẹ cần hết sức cẩn thận.

Mẹo chữa ê buốt răng tại nhà

Với tình trạng răng ê buốt ở giai đoạn đầu, còn nhẹ mẹ có thể áp dụng một số cách chữa tại nhà rất đơn giản dưới đây: 

Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cần thiết

Một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng ê buốt răng miệng sau khi sinh chính là do cơ thể mẹ bị thiếu dinh dưỡng. Vì vậy để kiểm soát được tình trạng này mẹ cần bổ sung thực phẩm tốt cho răng, giàu canxi ở mức độ cho phép. Bên cạnh đó, các loại trái cây tươi chứa nhiều vitamin C như cam, bưởi, ổi… rất hữu ích cho răng, nhưng cần sử dụng một lượng vừa đủ.

Mẹ sau sinh cần hạn chế ăn các thức ăn quá nóng, quá lạnh để tránh kích thích lên bề mặt răng. Hay những đồ uống có gas hoặc chứa nhiều axit có thể làm mài mòn bề mặt răng cũng cần được loại bỏ ra ngoài thực đơn khi chữa ê buốt răng. 

Các loại trái cây tươi chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe răng miệng
Các loại trái cây tươi chứa nhiều vitamin C rất tốt cho sức khỏe răng miệng

Ngoài ra, các món thịt dai, đồ ăn quá cứng cần răng phải hoạt động ăn nhai nhiều mẹ cũng chú ý không nên ăn nhiều khi răng bị ê buốt. Nếu muốn mẹ có thể cắt nhỏ hoặc nấu mềm để ăn uống dễ dàng hơn.

Hữu ích với bạn: Ê buốt răng khi mang thai là bệnh gì? Nguyên nhân và giải pháp điều trị

Ngăn ngừa ê buốt răng bằng mẹo dân gian

Giải pháp chữa ê buốt sau sinh đầu tiên là các mẹ nên áp dụng các mẹo dân gian tại nhà. Ưu điểm của những phương pháp này là cách thực hiện đơn giản, lành tính và an toàn cho sức khỏe của mẹ.  

Súc miệng nước muối loãng

Trong muối biển có thành phàn khoáng chất không chỉ giúp loại sạch bỏ mọi vi khuẩn mà còn giảm sưng đau hiệu quả. Vì vậy, mẹ hãy thường xuyên súc miệng với nước muỗi loãng 2 – 3 lần/ngày sau khi chải răng sạch sẽ. 

Dùng tỏi chà lên răng

Tinh chất florua, allicin có trong tỏi giúp kháng khuẩn, chống viêm vùng da bị tổn thương rất tốt. Mẹ chỉ cần dùng lát tỏi hoặc đập dập tỏi rồi đắp trực tiếp lên vùng răng bị ê buốt khoảng 2 – 3 phút, không cần súc miệng lại với nước. Thực hiện liên tục mỗi ngày 3 lần sẽ thấy triệu chứng ê buốt thuyên giảm đáng kể. 

Tỏi là nguyên liệu lành tính hỗ trợ trị chứng ê buốt răng hiệu quả được nhiều mẹ bỉm sữa sử dụng
Tỏi là nguyên liệu lành tính hỗ trợ trị chứng ê buốt răng hiệu quả được nhiều mẹ bỉm sữa sử dụng

Uống trà xanh

Trà xanh được sử dụng phổ biến để phòng tránh ung thư và hỗ trợ trăng cường sức khỏe tim mạch nhờ tác dụng chống oxy hóa, chống viêm nhiễm. Bên cạnh đó, trà xanh còn giúp ích cho sức khỏe răng miệng.

Để ngăn ngừa tình trạng răng ê buốt, mẹ sử dụng nước trà xanh không đường để uống hàng ngày. Lưu ý nên ngậm trà lại trong miệng vài giây trước khi nuốt. 

Dung dịch mật ong

Mật ong là nguyên liệu tự nhiên có tính chất kháng khuẩn và hỗ trợ chữa lành vết thương, đồng thời giảm ê nhức. Mẹ chỉ cần súc miệng với dung dịch mật ong pha cùng nước ấm, cơn ê buốt răng sẽ nhanh chóng biến mất.

Ê buốt răng khi nào cần thăm khám nha khoa?

Nếu ê buốt răng sau khi sinh kéo dài, mẹ bỉm sữa cần gặp bác sĩ nha khoa để tìm ra nguyên nhân cũng như có phương pháp điều trị thích hợp.Tùy vào từng nguyên nhân gây ê buốt mà bác sĩ có thể đưa ra phương pháp điều trị sao cho phù hợp nhất.

  • Trám răng: Nếu bề mặt răng bị mòn và lộ ngà thì bác sĩ sẽ tiến hành trám răng cho bệnh nhân.
  • Tái khoáng: Trong trường hợp bị mòn men răng và ê buốt quá mức thì phương pháp tái khoáng thường được bác sĩ chỉ định. Thực chất bác sĩ sẽ kiểm soát bệnh bằng cách bổ sung men răng nhân tạo vào phần răng đang bị ê buốt.
  • Hàn răng: Nếu bê buốt răng do bệnh lý sâu răng gây ra thì cách khắc phục tốt nhất chính là hàn răng. Phương pháp này cần được thực hiện bởi bác sĩ có tay nghề cao để hạn chế đau nhức cho mẹ.
Mẹ bỉm hãy tới thăm khám tại nha khoa nếu tình trạng răng ê buốt kéo dài
Mẹ bỉm hãy tới thăm khám tại nha khoa nếu tình trạng răng ê buốt kéo dài

Phụ nữ sau sinh có cơ thể vô cùng nhạy cảm. Do đó, để được điều trị đúng cách và hiệu quả nên lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để thăm khám. Tuyệt đối không được tự ý sử dụng các loại thuốc uống hay thuốc bôi dùng ở nhà. Bởi điều này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của mẹ và cả nguồn sữa cho bé.

Cách chăm sóc răng bị ê buốt sau khi sinh

Không chỉ áp dụng các biện pháp điều trị dân gian hay chuyên khoa, để ngăn ngừa tình trạng ê buốt mẹ cũng cần chú ý đến vấn đề chăm sóc răng miệng hàng ngày. 

  • Đánh răng đều đặn 2 lần trong ngày và kết hợp dùng chỉ nha khoa để làm sạch các mảng bám trên răng. 
  • Nên lựa chọn các loại bàn chải đầu tròn, có phần lông mềm mại để hạn chế mài mòn và giúp bảo vệ tối đa bề mặt răng của bạn. 
  • Chải răng từ từ, nhẹ nhàng và đảm bảo làm sạch đến vùng răng hàm trong cùng. 
  • Không nên dùng tăm xỉa răng vì có thể làm tổn thương đến vùng nướu và răng.

Ê buốt răng sau khi sinh là một hiện tượng bình thường, mẹ hãy chú ý tập trung chăm sóc đúng cách để tình trạng bệnh có thể được kiểm soát hiệu quả. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào về các bệnh lý răng miệng, mẹ có thể để lại bình luận dưới bài viết để được giải đáp nhanh chóng từ chuyên gia. 

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

đau răng hàm
5 nguyên nhân đau răng hàm phổ biến nhất! Cách điều trị và phòng tránh

Đau răng hàm là một trong những triệu chứng phổ biến mà bất kỳ đối tượng nào cũng có thể gặp phải. Tần suất của...

Thuốc Rodogyl Là Thuốc Gì? Thành Phần, Công Dụng Và Lưu Ý Cụ Thể
Thuốc Rodogyl Là Thuốc Gì? Thành Phần, Công Dụng Và Lưu Ý Cụ Thể

Thuốc Rodogyl là một loại thuốc kháng sinh có công dụng cực tốt trong việc điều trị các bệnh lý răng miệng do vi khuẩn...

Top các bài thuốc chữa đau răng hiệu quả
Top 11 bài thuốc chữa đau răng tại nhà cho hiệu quả tức thì

Đau nhức răng miệng không chỉ mang đến cảm giác phiền toái, khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý răng miệng...

Đau răng khi nhai thức ăn là tình trạng khá phổ biến
Đau răng khi nhai thức ăn phải làm thế nào, cần lưu ý những gì?

Đau răng khi nhai thức ăn là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải kể cả trẻ em lẫn người lớn. Tình trạng này...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo