Răng Bị Ê Buốt Khi Ăn Đồ Nóng Lạnh Do Đâu? Cách Xử Lý An Toàn

Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh là tình trạng thường gặp của nhiều người do nhiều nguyên nhân khác nhau. Việc tìm ra tác nhân rất quan trọng để có phương án xử lý dứt điểm. Bởi hiện tượng này kéo dài không chỉ gây hạn chế trong việc ăn uống hàng ngày mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe người bị ê buốt răng.

Răng bị ê buốt là như thế nào?

Ê buốt răng hay còn còn gọi là răng nhạy cảm khi tiếp xúc với một số thức ăn đặc biệt là đó quá nóng hoặc lạnh gây ra hiện tượng ê buốt khó chịu ở răng. Hiện tượng ê buốt răng khi ăn đồ nóng lạnh thường xảy ra đột ngột, khoảng thời gian ngắn khi tiếp xúc với đồ ăn thức uống được co là tác nhân. Sau khoảng thời gian không ăn hoặc uống đồ nóng, lạnh đó một vài phút sẽ không còn tình trạng ê buốt răng nữa. 

Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống
Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc ăn uống

Tình trạng răng ê buốt khi ăn đồ lạnh hoặc nóng gây cảm giác khó chịu, không thoải mái trong việc ăn uống, phải kiêng khem quá mức. Triệu chứng ê buốt này có thể là cảnh báo về việc vệ, sinh chăm sóc da không đúng cách nếu vẫn tiếp tục kéo dài sẽ dẫn tới hậu quả xấu về bệnh lý răng miệng. Nghiêm trọng hơn nếu ê buốt do nguyên nhân từ bệnh lý nha khoa như viêm nha chu, sâu răng, viêm nướu,… không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng tới sức khỏe và tâm lý.

Nguyên nhân răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh

Theo các bác sĩ nha khoa cho biết, ngà răng bị lộ ra được coi là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng răng ê buốt khi ăn nóng lạnh. Bởi theo cấu trúc, răng khỏe mạnh sẽ có lớp men răng chắc khỏe bao bọc phần ngà răng và chân răng bên trong. Tuy nhiên vì một lý do tác động nào đó khiến phần răng bị tổn thương, men răng bị bào mòn và hở cổ chân răng dẫn tới ngà răng cùng các ống thần kinh bên trong bị nhô ra phía ngoài.

Đây chính là lý do mỗi khi răng tiếp xúc với thức ăn quá nóng hoặc lạnh làm kích thích dẫn tới cảm giác ê buốt, thậm chí là đau nhức khó chịu tới tận chân răng. Một số tác nhân được xem là nguyên nhân dẫn tới tình trạng làm bào mòn men răng, để lộ ngà răng gây nhạy cảm trong ăn uống như: 

  • Tổn thương cấu trúc răng 

Ở một số trường hợp răng bị sứt mẻ, sâu răng, men răng bị mòn sẽ làm lộ phần ngà răng nhạy cảm. Tình trạng này sẽ khiến ngà răng và các dây thần kinh răng sẽ gặp cảm giác khó chịu, ê buốt mỗi khi tiếp xúc với thức ăn nóng lạnh như nước đá, kem,…

  • Răng bị ê buốt khi ăn lạnh hoặc nóng do tụt nướu
Tụt nướu là nguyên nhân gây ra hiện tượng răng bị ê buốt
Tụt nướu là nguyên nhân gây ra hiện tượng răng bị ê buốt

Tụt nướu khiến lớp ngà dưới chân răng bị lô ra. Thêm vào đó, theo thời gian axit trong nước bọt và thực phẩm sẽ làm cho men cổ răng mòn, chân răng lộ ra càng nhiều khiến kích thích hệ thống thần kinh bên trong răng gây ra hiện tượng ê buốt. Cảm giác ê buốt khó chịu này sẽ tăng hơn khi gặp các đồ ăn nóng hoặc lạnh. 

  • Chế độ ăn nhiều thực phẩm giàu axit gây răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh

Thường xuyên sử dụng nhiều các thực phẩm chứa nhiều axit như cam, chanh, cóc, dưa chua, nước có gas… cũng là tác nhân khiến phần men răng bị bào mòn, ngà răng lộ ra gây ra hiện tượng răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh.

  • Do chế độ chăm sóc răng miệng sai cách

Thường xuyên vệ sinh răng miệng sẽ giúp phần bảo vệ răng chắc khỏe, phòng ngừa bệnh về nha khoa. Tuy nhiên, việc chăm sóc răng miệng sai cách, chải răng quá nhiều lần/ngày, quá kỹ hoặc sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng chứa nhiều axit lại gây phản tác dụng. Điều này vô tình khiến men răng bị hao mòn và làm răng dễ nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với môi trường nóng, lạnh. 

  • Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh do bệnh lý nha khoa

Các trường hợp bị bệnh lý về nha khoa như viêm lợi, viêm nha chu, viêm tủy,… không điều trị sớm và dứt điểm cũng sẽ khiến răng dễ bị nhạy cảm. Lúc này người bệnh sẽ thấy răng không chỉ ê buốt mà còn có triệu chứng chảy máu chân răng, đau nhức,…Ngoài ra, một số tác nhân khác cũng dẫn tới hiện tượng răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh như tuổi cao, lạm dụng thuốc kháng sinh, thói quen xấu trong sinh hoạt như nhai đá, nghiến răng khi ngủ, dùng tăm xỉa răng,…

Cách xử lý răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh

Tình trạng răng nhạy cảm khi ăn sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới việc ăn uống và sức khỏe. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng những cách sau đây.

Mẹo dân gian giảm ê buốt răng khi ăn đồ nóng lạnh

Một số mẹo dân gian đơn giản giúp người bệnh giảm cảm giác đau nhức răng mỗi khi ăn đồ nóng lạnh như: 

  • Sử dụng lá ổi

Lá ổi có chứa hàm lượng lớn chất astringents, có tác dụng kháng viêm, diệt khuẩn giúp làm dịu cơn ê buốt răng. Do vậy, nếu bị ê buốt răng bạn có thể sử dụng 2 – 3 lá ổi non rồi nhai sẽ thấy công dụng mà nó mang lại. 

Lá ổi chứa nhiều chất kháng viêm giúp làm giảm cảm giác ê buốt ở răng
Lá ổi chứa nhiều chất kháng viêm giúp làm giảm cảm giác ê buốt ở răng

Ngoài ra, bạn có thể sử dụng lá ổi trị ê buốt răng bằng cách dùng khoảng 10 lá ổi bánh tẻ cho vào nồi đun sôi với 1 bát nước và một chút muối. Sau đó dùng nước luộc lá ổi này súc miệng hàng ngày 2 – 3 lần để giảm hiện tượng răng bị ê buốt khi uống nước đá hay đồ nóng.

  • Giảm răng ê buốt khi ăn lạnh hoặc nóng bằng dầu đinh hương

Dầu đinh hương cũng là một trong những loại tinh dầu có khả năng làm giảm tình trạng ê buốt ở răng vì nó có khả năng sát khuẩn, tiêu diệt nấm miệng. Bạn chỉ cần sử dụng vài giọt tinh dầu đinh hương hòa với nước ấm rồi súc miệng hàng ngày sau mỗi lần đánh răng xong, kiên trì khoảng 2 – 3 tuần sẽ thấy hiệu quả mang lại. 

  • Mẹo trị răng ê buốt bằng tỏi

Tỏi chứa hàm lượng lớn chất florua và allicin có thể giúp bảo vệ lớp ngà răng và chống lại sự kích thích từ bên ngoài bởi thức ăn gây nhạy cảm. Để sử dụng tỏi cũng rất đơn giản, bạn có thể nhai 1 – 2 tép tỏi sống hoặc sử dụng tinh dầu tỏi hòa nước nước ấm rồi súc miệng hàng ngày sẽ giúp giảm hiện tượng răng ê buốt khi uống nước lạnh hoặc ăn đồ nóng.

Các phương pháp trị răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh bằng mẹo dân gian trên đây dễ áp dụng lại tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, những mẹo này chỉ phù hợp với người bị nhẹ và hiệu quả sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa từng người. Có người sử dụng sẽ thấy tác dụng như ý muốn. Song không ít trường hợp dù rất kiên trì hiện hàng ngày nhưng những cảm giác ê buốt ở răng vẫn không thuyên giảm chút nào.

Đông y trị răng bị ê buốt khi ăn lạnh hoặc nóng

Hiện nay Đông y cũng là một trong những phương pháp trị bệnh được nhiều người áp dụng. Theo Đông y, răng là phần thừa của xương, thuộc vào nhóm tạng thận. Hiện tượng đau nhức răng, ê buốt răng phản ánh tình trạng tạng thận hư, tích tụ hàn nhiệt, phong nhiệt. Để giải quyết tình trạng răng ê buốt Đông y sử dụng các thảo dược như Bạch chỉ, Hoàng Liên, Đại hoàn sao,… giúp bảo vệ phần men răng và hạn chế ê buốt răng. Một số bài thuốc Đông y trị răng bị ê buốt như: Bài thuốc số 1: 

  • Nguyên liệu gồm: Bạch chỉ, Long vĩ, Hoàng Liên và một số thảo dược khác với liều lượng vừa đủ. 
  • Cách sử dụng: Các vị thuốc mang sao khô rồi tán thành bột mịn. Mỗi ngày người bệnh dùng bột thìa bột hòa với 200ml nước nóng khoảng 15 phút, sau đó dùng nước thuốc ngậm và súc miệng 2 – 3 lần/ngày. 

Bài thuốc số 2: 

  • Các thành phần thuốc: Hương phụ, Thanh đại, Sinh khương. 
  • Cách sử dụng: Mang các vị thuốc nghiền nhỏ rồi sát vào răng khoảng 2 – 3 lần/ngày sẽ giúp làm giảm các triệu chứng ê buốt răng.

Bài thuốc số 3: 

  • Nguyên liệu gồm: Thăng ma, Xích thược, Hoàng cầm, Liên kiều, Sinh địa hoàng và một số vị thuốc khác. 
  • Sử dụng: Người bệnh mang thuốc sắc với 1,5 lít nước dùng uống 3 lần/ngày. Kiên trì mỗi ngày uống 1 thang theo chỉ định của thầy thuốc tới khi tình trạng ê buốt răng thuyên giảm. 

Thuốc Đông y trị ê buốt răng có ưu điểm an toàn, lành tính. Thuốc không chỉ có tác dụng trị ê buốt răng mà còn tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên để thuốc Đông y đạt hiệu quả tốt cần kiên trì trong thời gian dài, và mức độ hiệu quả sẽ tùy thuộc vào cơ địa từng người. 

Tây y trị răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh

Đối với trường hợp răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh trong thời gian dài, áp dụng nhiều cách không hiệu quả nên chủ động tới bệnh viện Nha khoa nhờ sự giúp đỡ của bác sĩ. Thông thường, các bác sĩ sẽ khám răng tổng thể, chụp phim để xác định nguyên nhân gây ê buốt răng từ đó xây dựng phác đồ điều trị phù hợp. 

Trám răng giúp giảm ê buốt và giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh răng miệng
Trám răng giúp giảm ê buốt và giúp loại bỏ vi khuẩn gây bệnh răng miệng

Một số phương pháp chữa răng ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh trong một số trường hợp cụ thể như: 

  • Mòn men răng do thói quen sinh hoạt: Trong trường hợp người bệnh bị mòn men răng do thói quen ăn uống, vệ sinh răng sai cách khiến răng ê buốt kéo dài thường được bác sĩ chỉ định tái khoáng. Đây là phương pháp làm bù men răng nhân tạo từ đó giúp làm giảm các giác khó chịu ở răng. Ngoài ra, người bệnh có thể được bác sĩ tư vấn một số cách khác như lấy tủy răng, bọc răng sứ thẩm mỹ,…
  • Răng ê buốt do tổn thương cấu trúc răng, sâu răng: Thường được bác sĩ chỉ định tiến hành làm trám răng hoặc bọc răng sứ để giúp che đi phần ngà răng bị lộ ra ngoài. Phương pháp này không chỉ giúp đắp phần cấu trúc răng bị sứt mẻ mà còn giúp loại bỏ vi khuẩn sâu răng, bảo vệ chức năng răng. 
  • Ê buốt răng do bệnh lý nha khoa: Đối với các trường hợp răng bị tổn thương do bệnh lý như viêm tủy răng, viêm nướu, viêm nha chu,… thường được bác sĩ chỉ định sử dụng một số thuốc như gel chống ê buốt, gel fluor, amoxicilin, aspirin, doxycycline đối với bệnh nhẹ. Còn trường hợp bệnh nặng sẽ được khuyên làm phẫu thuật như ghép nướu, ghép mô mềm,….

Cách phòng ngừa và hỗ trợ điều trị răng ê buốt

Răng ê buốt gây nhiều ảnh hưởng tới việc ăn uống hàng ngày và có thể dẫn tới các bệnh lý nha khoa nguy hiểm. Tuy nhiên việc phòng ngừa và hỗ trợ trị bệnh không quá khó, các bạn có thể áp dụng một số biện pháp như: 

  • Vệ sinh răng miệng đúng cách 2 lần/ngày. Lưu ý cần sử dụng bàn chải lông mềm, không chải răng quá mạnh, quá lâu và sử dụng loại kem đánh răng có lượng Fluor chuẩn. 
  • Sử dụng chỉ nha khoa mỗi ngày để giúp lấy đi lớp thức ăn ở kẽ răng, ngăn ngừa vi khuẩn gây bệnh làm bào mòn men răng. 
  • Xây dựng chế độ ăn hợp lý, bổ sung lượng vitamin và khoáng chất phù hợp từ rau xanh, trái cây. Tuy nhiên cần hạn chế các thực phẩm chua có nhiều axit gây bào mòn men răng. 
  • Hạn chế tối đa các thực phẩm cay nóng và đồ lạnh như nước đá, kem, để giảm kích thích tới răng gây ra hiện tượng ê buốt khó chịu.
  • Thường xuyên kiểm tra sức khỏe răng miệng, cạo vôi răng, khám các bệnh về răng 6 tháng 1 lần để kiểm soát tình trạng răng miệng. 

Răng bị ê buốt khi ăn đồ nóng lạnh kéo dài sẽ khiến người bệnh cảm thấy khó chịu trong việc ăn uống. Nguy hiểm hơn đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc một bệnh lý nha khoa nào đó, nếu không phát hiện kịp thời và điều trị dứt điểm sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe. Do vậy, khi xuất hiện triệu chứng ê buốt răng, người bệnh nên chủ động thăm khám để bảo vệ răng miệng của mình luôn khỏe mạnh.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trẻ 12 Tháng Chưa Mọc Răng Nguyên Nhân Do Đâu? Mẹ Nên Làm Gì?
Trẻ 12 Tháng Chưa Mọc Răng Nguyên Nhân Do Đâu? Mẹ Nên Làm Gì?

Trẻ 12 tháng chưa mọc răng là một tình trạng khá phổ biến làm cho nhiều bố mẹ lo lắng. Vậy nguyên nhân của hiện...

Có nên nhổ răng sữa chưa lung lay của trẻ hay không?
Có nên nhổ răng sữa chưa lung lay của trẻ hay không?

Răng sữa chưa rụng đã mọc răng vĩnh viễn là một tình trạng dễ gặp ở trẻ trong độ tuổi thay răng. Tuy nhiên, nếu...

Chữa đau nhức răng bằng nước muối rất hiệu quả và an toàn
7 công thức chữa đau răng bằng nước muối HIỆU QUẢ nhất

Chữa đau răng bằng nước muối là cách làm được nhiều người lựa chọn bởi công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm của nguyên liệu này....

Tổng Quan Về Thuốc Dorogyne: Công Dụng, Liều Dùng Và Lưu Ý Cụ Thể
Tổng Quan Về Thuốc Dorogyne: Công Dụng, Liều Dùng Và Lưu Ý Cụ Thể

Thuốc kháng sinh Dorogyne là một loại thuốc được sử dụng phổ biến tại các cơ sở và phòng khám nha khoa. Tuy nhiên không...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo