Răng nanh – Những điều có thể bạn chưa biết

Răng nanh là chiếc răng có hình dáng khác biệt nhất trong cung hàm của người trưởng thành. Khi bạn cười, răng này sẽ lộ ra tạo nên nét duyên cho khuôn mặt. Đây cũng là chiếc răng quan trọng trong việc ăn uống. Bài viết dưới đây sẽ tiết lộ những thông tin quan trọng về răng nanh mà bạn có thể chưa biết.

Răng nằm ở vị trí số 3 trong cung hàm
Răng nằm ở vị trí số 3 trong cung hàm

Răng nanh là răng số mấy?

Răng vĩnh viễn ở người trưởng thành gồm 32 chiếc, phân bố đều ở cả hàm trên và hàm dưới. Mỗi bên hàm đều gồm 2 răng cửa, 1 răng nanh, 2 răng hàm nhỏ và 3 răng hàm lớn. 

Răng nanh sẽ mọc trong quá trình thay răng sữa bằng răng vĩnh viễn. Quá trình thay răng đa số bắt đầu vào giai đoạn 6 tuổi và kết thúc vào năm 12-13 tuổi. Nhiều trường hợp xuất hiện răng nanh ở trẻ sơ sinh, nhưng đây thực chất là một dạng tổn thương lành tính ở trẻ. Nanh sữa ở trẻ thường tự biến mất sau 1-2 tuần hoặc can thiệp tiểu phẫu đơn giản.

Răng nanh của người thuộc nhóm răng phía trước, nằm ở vị trí thứ 3 tính từ răng cửa của mỗi bên. Theo sơ đồ vùng răng, răng nanh là răng được đánh số thứ tự thứ 3 trong khuôn hàm. Đây cũng là một loại răng có cấu trúc khác biệt nhất và đóng vai trò quan trọng trong cung hàm của chúng ta.

Cấu tạo và hình dáng của răng nanh

Cấu tạo và hình dáng của răng nanh có những điểm tương đồng so với những chiếc răng thông thường khác. Tuy nhiên, chúng cũng có nét khác biệt rất dễ nhận biết.

Cấu tạo của răng nanh

Một chiếc răng nanh tự nhiên có cấu trúc thông thường giống như những chiếc răng khác, bao gồm:

Răng nanh có cấu tạo giống như những chiếc răng khác
Răng nanh có cấu tạo giống như những chiếc răng khác
  • Men răng là lớp bao phủ bên ngoài thân răng, được cấu tạo từ 96% chất vô cơ, 3% nước và 1% chất hữu cơ. Men răng được coi là thành phần cứng nhất trong cơ thể.
  • Ngà răng là lớp bao bọc buồng tủy và ống tủy răng. Chiếc răng này nằm ngay bên trong lớp men răng với thành phần gồm 70% chất vô cơ, 20% chất hữu cơ và 10% nước. Ngoài ra, nó có kết cấu khá xốp, màu hơi ngả vàng và chiếm phần lớn khối lượng răng. 
  • Tủy răng là nơi có các sợi thần kinh, mạch máu và mô liên kết của răng. Tủy làm nhiệm vụ cung cấp dưỡng chất để nuôi răng. Một răng thường có từ 1 đến 4 ống tủy.
  • Phần men răng và ngà răng của răng nanh có hình dáng hơi nhọn ở đầu và mảnh hơn các răng hàm phía trong. Mỗi chiếc răng này sẽ có 1 ống tủy và 1 chân răng.

Răng nanh là chiếc răng ổn định nhất trên cung hàm. Phần chân của răng nanh dài và khỏe nhất so với các răng còn lại nhờ được giữ bởi xương ổ răng. Độ nhô theo chiều từ ngoài trong là một lợi thế giúp cho chiếc răng này được bảo vệ tốt hơn nhờ cơ chế tự làm sạch. 

Hình dáng răng nanh

Do nằm ở vị trí chuyển tiếp giữa nhóm răng trước và nhóm răng trong nên hình dạng răng nanh cũng có sự giao thoa tạo nét hài hòa cho toàn bộ hàm. Hình dáng của răng có một phần nhọn của răng nanh, một phần giống chiếc răng cối nhỏ. Phần thân răng nanh dày hơn răng cửa nhưng lại mỏng hơn răng cối. Mặt nhai răng nanh không bằng như răng cửa, không có gờ rãnh như răng cối mà hơi nhọn, dài mảnh.

Chức năng của răng nanh

Răng nanh đóng vai trò rất quan trọng đối với chức năng nhai, xé thức ăn và tính thẩm mỹ cho khuôn mặt khi cười. Cụ thể: 

  • Về tính thẩm mỹ: Do nằm ở vị trí hàm trước nên khi giao tiếp đây là chiếc răng rất dễ được nhìn thấy. Nhóm răng này nằm ở bốn góc nên đóng vai trò nền tảng của cung răng, giúp tạo hình và nâng đỡ cơ mặt. Nhờ đó, răng nanh không chỉ giúp bạn có một nụ cười duyên dáng và còn giúp khuôn mặt cân đối hơn.
Do nằm ở vị trí trung tâm nên đây là chiếc răng mang lại tính thẩm mỹ khi cười
Do nằm ở vị trí trung tâm nên đây là chiếc răng mang lại tính thẩm mỹ khi cười
  • Về chức năng nhai, xé thức ăn: Nhờ có cấu tạo đầu răng sắc nhọn hơn các răng khác nên răng nanh đảm nhận việc xé thức ăn. Đồng thời cũng đây cũng là chiếc răng chắc khỏe nhất nên chịu được áp lực mạnh khi nhai, nâng đỡ cơ hàm.
  • “Cọc hướng dẫn” cho khớp cắn: Nhóm răng này còn có tác dụng hướng dẫn vận động tiếp xúc của hàm dưới sang bên và trước bên.
  • Giảm chấn động cho hàm: Nhờ có khả năng chịu lực cao khi nhai, răng nanh đóng vai trò như một cơ cấu giảm chấn động mạnh. Từ đó, giúp làm giảm nguy cơ tiềm ẩn cho những tác động quá mức khi hàm vận động lệch tâm.

Xem thêm:

Những bệnh thường gặp và cách xử lý

Cũng giống như những chiếc răng khác, răng nanh cũng có thể gặp các vấn đề răng miệng gây khó chịu, ảnh hưởng đến chức năng nhai và tính thẩm mỹ.

Răng nanh mọc ngầm

Răng nanh được gọi là mọc ngầm khi chân răng có trong xương hàm nhưng không mọc ra ngoài khỏi lợi. Đây là trường hợp khá phổ biến và dễ gặp hiện nay. Hiện tượng mọc ngầm chiếm tỉ lệ cao thứ 2 sau răng khôn, khoảng 2-3% dân số và chủ yếu gặp ở nữ giới.

Răng mọc ngầm có thể xuất phát từ việc thiếu chỗ trong cung hàm
Răng mọc ngầm có thể xuất phát từ việc thiếu chỗ trong cung hàm

Nguyên nhân dẫn đến răng mọc ngầm thường gồm các yếu tố như: 

  • Ảnh hưởng bởi yếu tố di truyền, nội tiết, phóng xạ, khe hở môi, mất hài hoà răng mặt. Một số người chậm hình thành chân răng, phát triển khác nhau giữa vùng tiền hàm và xương hàm trên cũng có thể khiến răng nanh mọc ngầm.
  • Do các răng cửa kém phát triển, thiếu răng, chấn thương hoặc nhổ răng quá sớm.
  • Các răng bên cạnh mọc sai vị trí, chiếm hết chỗ của răng nanh hoặc mầm răng bị lạc.

Răng nanh mọc ngầm được xác định qua phương pháp khám lâm sàng và chụp X quang. Tìm hiểu nguyên nhân khiến răng mọc ngầm sẽ giúp các bác sĩ có hướng xử lý phù hợp. Thông thường, răng nanh mọc ngầm sẽ được xử lý bằng cách phẫu thuật làm lộ răng hoặc điều chỉnh vị trí của các răng mọc lệch.

Hiện nay có rất nhiều kỹ thuật y khoa mang lại hiệu quả nhanh chóng, trong đó phổ biến nhất là cắt lợi. Vạt đặt lại tại phía tiền đình, vạt đẩy về phía cuống hoặc vạt trượt sang hai bên. Sau đó, các bác sĩ sẽ chỉnh lại sao cho đúng vị trí răng cần mọc. 

Răng bị nứt gãy 

Răng nanh nằm ở vị trí trung tâm của hàm, lại chịu trách nhiệm xé thức ăn, đặc  biệt là các đồ ăn cứng. Vì thế, những chiếc răng này rất dễ bị tổn thương trong sinh hoạt hàng ngày. Ngoài ra, răng nanh cũng có thể bị nứt gãy do va đập hoặc tai nạn ngoài ý muốn. Khi bị chấn thương răng bạn có thể gặp 1 trong 2 tình trạng sau:

Nứt hoặc mẻ 1 phần răng nanh

Đây là tình trạng răng bị tổn thương ở mức độ nhẹ. Một phần men răng bị vỡ chỉ làm giảm thẩm mỹ khi cười, chưa làm ảnh hưởng đến chức năng nhai, xé thức ăn. Cách khắc phục trong trường hợp này là hàn trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ lớp tủy bên trong.

Gãy răng hoàn toàn 

Răng nanh bị gãy không chỉ gây mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng ăn nhai. Tình trạng mất răng lâu ngày có thể dẫn đến một số biến chứng như:

Điều này gây ra những hệ lụy nguy hiểm với xương hàm
Điều này gây ra những hệ lụy nguy hiểm với xương hàm
  • Xương hàm bị tiêu biến, gây lão hóa nhanh, dẫn đến tình trạng móm.
  • Răng nanh mất đi tạo ra khoảng trống làm cho các răng còn lại dễ bị trồi, thụt hoặc nghiêng đổ về 1 phía, khiến khớp cắn bị sai lệch.
  • Mắc phải một số bệnh lý răng miệng như viêm nha chu, hôi miệng…

Để khắc phục răng nanh đã mất, các bác sĩ nha khoa có thể chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp phục hồi răng như làm cầu răng sứ, lắp hàm giả hoặc cấy răng Implant. Biện pháp cụ thể sẽ phụ thuộc vào tình trạng mất răng và chi phí phù hợp với người bệnh.

Mức chi phí tham khảo khi thực hiện các biện pháp phục hồi răng nanh do chấn thương nhẹ và nặng hiện nay cụ thể gồm:

  • Hàn trám răng: 100 nghìn đồng – 500 nghìn đồng/ răng.
  • Bọc răng sứ: 3 triệu – 18 triệu đồng/răng.
  • Hàm giả tháo lắp: 2 triệu – 10 triệu đồng/ hàm.
  • Cầu răng sứ: 1 triệu – 7 triệu đồng/ răng.
  • Trồng răng Implant: 23 triệu – 240 triệu đồng/răng.

Các thắc mắc thường gặp về răng nanh – Giải đáp nhanh

Có một số thắc mắc thường gặp về răng nanh ở người trưởng thành mà không phải ai cũng có câu trả lời chính xác. Dưới đây là giải đáp nhanh từ các bác sĩ nha khoa để giúp người đọc hiểu rõ hơn về răng nanh.

Răng nanh có phải răng khểnh không?

Đây là thắc mắc rất phổ biến. Nhiều người thường nhầm lẫn răng nanh là răng khểnh. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, răng nanh chỉ được gọi là răng khểnh khi bị mọc lệch. Đó là những chiếc răng không mọc song song và thẳng với các răng trên cung hàm như bình thường mà có xu hướng chếch lên trên và nhô ra phía trước cung hàm.

Vị trí mọc lệch trong cung hàm
Vị trí mọc lệch trong cung hàm

Trong dân gian, người có răng khểnh được cho là may mắn và có duyên ngầm. Tuy nhiên, theo nha khoa, hiện tượng này là một dạng sai lệch khớp cắn. Răng khểnh tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho sức khỏe như dễ bị giắt thức ăn dẫn đến viêm lợi, xáo trộn khớp cắn, gây khó khăn khi nhai, cắn thức ăn. Ngoài ra, răng khểnh mọc nhô quá cao khỏi hàm có thể làm mất đi sự cân đối, hài hòa của khuôn hàm, đẩy môi lên cao hơn bình thường.

Do đó, nếu răng khểnh tiềm ẩn nguy cơ các bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện niềng răng hoặc chỉnh nha, bọc răng sứ để đưa răng về đúng vị trí. Nếu răng khểnh mọc không quá lệch, hài hòa với khuôn mặt và không ảnh hưởng đến chức năng nhai thì không cần can thiệp.

Răng nanh có nên nhổ bỏ không?

Răng nanh tự nhiên khi mọc đúng vị trí đóng vai trò quan trọng cả về thẩm mỹ và chức năng nhai. Chính vì thế, nếu không gặp phải vấn đề nghiêm trọng ở chiếc răng này, bạn hoàn toàn không nên nhổ bỏ chúng. Trên thực tế, việc nhổ bỏ răng nanh có thể để lại những hệ lụy nguy hiểm như:

  • Làm ảnh hưởng đến sự hài hòa của toàn bộ gương mặt, khiến bạn tự ti khi cười, khi giao tiếp.
  • Khó khăn khi cắn, xé thức ăn, thức ăn dễ bị dắt vào kẽ hở tiềm ẩn nguy cơ gây bệnh lý nha khoa.
  • Khoảng trống ở vị trí răng nanh bị nhổ bỏ gây ảnh hưởng đến phát âm.
  • Mất răng lâu ngày không có răng thay thế sẽ gây tiêu xương, làm xô lệch hàm, hóp mặt…

Do đó, bạn chỉ nên nhổ bỏ răng nanh khi gặp các vấn đề răng miệng nghiêm trọng và được bác sĩ chỉ định can thiệp như:

  • Răng bị sâu nặng, cấu trúc răng bị phá hủy và tổn thương sâu vào tủy nếu không can thiệp kịp thời sẽ bị lây lan sang răng khác.
  • Răng bị vỡ hoặc sứt mẻ lớn do chấn thương, chân răng bị yếu, lung lay và không còn đảm bảo chức năng ăn nhai.
  • Răng mọc ngầm trong xương hàm, ảnh hưởng trực tiếp đến các răng lân cận và cấu trúc xương hàm.
  • Răng nanh sữa ở trẻ nhỏ đến thời kỳ thay răng cần nhổ bỏ để nhường chỗ cho răng vĩnh viễn mọc lên.

Tuy nhiên, bạn cần tìm đến các cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện thủ thuật nha khoa. Nếu không thực hiện đúng cách có thể gây ra một số biến chứng như chảy máu nhiều, sốc phản vệ, đau nhức lâu ngày, ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe và đời sống.

Những lưu ý để chăm sóc răng và bảo vệ đúng cách

Việc chăm sóc răng nanh về cơ bản giống như những chiếc răng khác trên cung hàm. Do đó, bạn chỉ cần thực hiện các biện pháp đơn giản như sau:

Bạn chú ý thực các biện pháp bảo vệ răng miệng hiệu quả
Bạn chú ý thực các biện pháp bảo vệ răng miệng hiệu quả
  • Không nên dùng răng cắn các vật quá cứng hoặc quá dai như mở nắp chai, bao bì thực phẩm. Những động tác này có thể khiến chân răng bị lung lay, thậm chí sứt mẻ hoặc gãy răng.
  • Nên ăn các món ăn có độ cứng vừa phải, có thể cắt nhỏ thức ăn cứng để việc nhai nuốt được dễ dàng hơn.
  • Nên bổ sung nhiều thực phẩm, rau củ giàu vitamin C, canxi, magie để răng chắc khỏe hơn. 
  • Hạn chế ăn các đồ ăn dễ gây bám dính và tiết dịch bào mòn răng như bánh kẹo, nước uống có ga. 
  • Đánh răng ít nhất 2 lần mỗi ngày để ngăn ngừa các bệnh lý răng miệng. Nên sử dụng bàn chải lông mềm để bảo vệ men răng. Đừng quên thay bàn chải định kỳ 3 tháng/lần để ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập từ bàn chải vào khoang miệng.
  • Nên dùng thêm chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ triệt để các mảng bám và thức ăn tích tụ trong kẽ răng. 
  • Nên đến khám nha khoa 6 tháng một lần hoặc khi răng miệng có dấu hiệu bất thường để phát hiện và điều trị kịp thời các bệnh lý về răng miệng.

Răng nanh không thể thiếu trên cung hàm nhằm  đảm bảo chức năng nhai và tính thẩm mỹ trong hoạt động cười, nói hàng ngày. Do đó, bạn cần chú ý giữ gìn vệ sinh răng miệng để có một hàm răng khỏe mạnh.

Cùng tìm hiểu:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Không nên cưỡng ép nhổ răng sớm 
Khi nào nhổ răng sữa cho bé? Lưu ý khi nhổ răng sữa đảm bảo an toàn

Răng sữa bắt đầu mọc khi bé được khoảng 6 tháng tuổi và đến khi bé được 30 tuổi thì cơ bản đã được hoàn...

Các Trường Hợp Không Được Nhổ Răng Được Bác Sĩ Cảnh Báo
Các Trường Hợp Không Được Nhổ Răng Được Bác Sĩ Cảnh Báo

Việc hiểu rõ các trường hợp không được nhổ răng là điều rất quan trọng để bảo vệ sức khỏe răng miệng cũng như sức...

Răng hàm và những điều bạn có thể chưa biết
Răng Hàm Và Những Điều Bạn Có Thể Chưa Biết [Giải Đáp Ngay]

Răng hàm được cho là những chiếc răng quan trọng nhất trong cung hàm của người trưởng thành. Nhóm răng này đóng vai trò quyết...

Sún răng: Nguyên nhân, cách chữa trị và phòng ngừa
Sún răng: Nguyên nhân, nhận biết, cách chữa trị và phòng ngừa

Sún răng ở trẻ là tình trạng thường gặp, phổ biến nhất ở nhóm tuổi từ 1 đến 3. Do vậy, các bậc phụ huynh...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo