Răng cửa: Chức năng và các biện pháp chăm sóc cần thiết

Răng cửa là nhóm răng quan trọng nhất trong khuôn hàm của con người. Đây là bộ phận không thể thiếu trong hoạt động ăn uống của tất cả chúng ta. Không những vậy, răng cửa còn là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về răng cửa, các loại bệnh thường gặp ở nhóm răng này và một số biện pháp phòng tránh hiệu quả.

Răng cửa nằm ở vị trí trung tâm của cung hàm
Răng cửa nằm ở vị trí trung tâm của cung hàm

Răng cửa là gì?

Người trưởng thành phát triển bình thường sẽ có tổng cộng 32 chiếc răng, bao gồm cả 4 chiếc răng khôn. 32 chiếc răng này được phân bố thành 16 chiếc ở hàm dưới và 16 chiếc ở hàm trên, chia ra 4 nhóm bao gồm:

  • Nhóm răng hàm lớn hay còn được gọi là nhóm răng cối.
  • Nhóm răng hàm nhỏ.
  • Nhóm răng nanh.
  • Nhóm răng cửa.

Dưới đây là một số đặc điểm của răng cửa:

Vị trí của răng cửa

Răng cửa là nhóm răng mọc đầu tiên khi trẻ sơ sinh được 5 tháng đến 1 năm và sẽ lần lượt được thay bằng răng vĩnh viễn khi trẻ được khoảng 5 đến 6 tuổi. Một người trưởng thành bình thường có tất cả 8 chiếc răng cửa, bao gồm răng cửa giữa và răng cửa bên. Răng cửa nằm ở các vị trí số 1 và số 2 của cung hàm. 

Răng cửa được đánh số thứ tự là răng số 1
Răng cửa được đánh số thứ tự là răng số 1

Vị trí của răng cửa rất dễ để xác định và quan sát. Những chiếc răng này nằm ở phía trước và trung tâm của khuôn hàm. Vì thế, nó có thể ảnh hưởng trực tiếp đến tính thẩm mỹ của nụ cười và khuôn mặt. Việc vệ sinh và chăm sóc cũng thuận lợi và dễ dàng hơn rất nhiều. 

Tuy vậy răng cửa cũng là nhóm răng dễ tổn thương và hay gặp các vấn đề về răng miệng nhất. Điều này thể hiện rõ hơn qua cấu trúc của nhóm răng này.

Cấu trúc của răng cửa

Không giống những nhóm răng khác có từ 2 đến 3 chân răng, răng cửa chỉ có 1 chân răng duy nhất. Thân răng cửa có hình dạng giống như lưỡi xẻng, mặt cắn mảnh và sắc hỗ trợ xé nhỏ thức trước khi được răng hàm nghiền nát và nuốt xuống. Răng cửa có cấu tạo gồm 3 phần chính, lần lượt từ ngoài vào trong là:

  • Men răng: Đầu tiên là lớp men răng bao phủ bên ngoài có màu trắng. Khoa học đã chứng minh men răng là thành phần cứng nhất trong cơ thể con người. Hàm lượng khoáng chất cấu thành men răng rất cao lên đến 96%. Trong khi nước và các vật liệu có thành phần hữu cơ khác chỉ chiếm khoảng 4% trong cấu tạo men răng. Men răng chỉ sản sinh một lần duy nhất và không có khả năng tự tái tạo. Bởi khi chân răng nhô hết ra ngoài thì nguyên bào men – một tế bào đặc biệt sản sinh ra men răng sẽ chết và không được cơ thể sản sinh ra nữa. 
Cấu trúc của răng số 1 cũng giống như những chiếc răng khác
Cấu trúc của răng số 1 cũng giống như những chiếc răng khác
  • Ngà răng: Cùng với men răng bảo vệ lõi tuỷ và nâng đỡ cấu trúc của răng chính là lớp ngà răng có màu vàng nhạt. Ngà răng bọc quanh lõi tuỷ, hình thành trước men. Ngà răng được cấu thành từ 70% khoáng chất, 20% là các vật liệu hữu cơ và 10% là nước. Ngà răng không có tính cứng như men răng mà xốp và có độ đàn hồi cao, co giãn tốt hơn. 
  • Tủy răng: Nằm ở vị trí trong cùng và quan trọng nhất là tuỷ răng, bao gồm 2 phần là buồng tuỷ và ống tuỷ. Tuỷ đóng vai trò quan trọng như vậy, bởi đây là nơi sản sinh ra ngà răng, cung cấp các chất dinh dưỡng và độ ẩm cho răng.

Tìm hiểu:

Các chức năng của răng cửa 

Cũng như các nhóm răng khác, răng cửa có chức năng ăn nhai, phát âm và làm đẹp.

  • Chức năng cơ bản của răng cửa là ăn nhai, dùng mặt cắn để cắt và xé thức ăn thành các mảnh nhỏ trước khi được nghiền nát bởi răng hàm.
  • Răng cửa còn là một thành phần quan trọng trong cơ quan phát âm của con người. Nhờ răng cửa chặn luồng hơi thoát ra ngoài nên một số âm mới có thể phát âm được chính xác. Do đó nếu răng cửa bị khuyết hay thiếu có thể làm ảnh hưởng đến việc phát âm do quan hệ tương quan giữa môi – răng – lưỡi đã bị suy giảm. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng ở trẻ nhỏ hay những người đang học ngôn ngữ.
  • Bên cạnh chức năng cơ bản ăn nhai và cấu âm thì răng cửa cũng góp phần rất lớn tạo nên vẻ đẹp của khuôn mặt, đặc biệt là khi cười. Bởi khi bạn cười nói, hàm trên sẽ lộ ra và mọi người sẽ nhìn thấy răng cửa đầu tiên.

Một số vấn đề thường gặp ở răng cửa và cách xử lý bạn cần biết

Với cấu trúc và vị trí đặc biệt như vậy, răng cửa trở thành nhóm răng dễ bị tổn thương và gặp các vấn đề về răng miệng nhất. Dưới đây là một số tình trạng thường xuất hiện:

Viêm lợi trùm răng cửa

Viêm lợi trùm răng cửa là hiện tượng răng đang trong quá trình mọc bị nướu lợi trùm lên. Biểu hiện thường thấy là sưng đỏ, viêm nhiễm nướu, đau nhức trong quá trình nhai dẫn đến việc ăn uống bị kém đi.

Viêm lợi là bệnh lý răng miệng khá phổ biến
Viêm lợi là bệnh lý răng miệng khá phổ biến

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ là một trong những nguyên nhân dẫn đến viêm lợi trùm cao nhất. Nếu không được xử lý kịp thời sẽ khiến mảng bám và vi khuẩn xâm nhập vào vị trí bị hở ở lợi trùm. Sau đó gây ra viêm lợi, viêm nha chu quanh răng cửa hoặc có thể bào mòn lớp men răng và phá hủy các tế bào mô lợi gây ra các biến chứng rất nguy hiểm. Một số trường hợp gặp biến chứng nặng khiến vi khuẩn xâm nhập vào niêm mạc và đường máu gây ra các bệnh lý viêm khớp, viêm phổi, nhiễm trùng máu,… đe dọa đến tính mạng con người.

Để giảm triệu chứng và điều trị dứt điểm mầm bệnh, bạn có thể áp dụng các cách sau:

  • Dùng thuốc ngừa viêm, giảm đau.
  • Cắt lợi trùm răng cửa.

Răng mọc thưa

Răng thưa cũng là một trong những hiện tượng thường thấy nhất sau khi thay răng vĩnh viễn ở người trưởng thành. Tình trạng này thường gây ít các biến chứng về sức khoẻ nhưng ảnh hưởng rất lớn đến yếu tố thẩm mỹ của khuôn mặt. Thông thường, răng ở giữa hàm bị thưa do các nguyên nhân dưới đây:

  • Kích cỡ răng nhỏ: Nếu 2 răng cửa có kích cỡ nhỏ sẽ không đủ để che lấp khoảng trống nên khiến chúng cách xa nhau.
  • Do cung hàm răng quá rộng: Răng vẫn mọc đúng vị trí, kích cỡ và tương xứng với các răng còn lại nhưng cung hàm quá rộng cũng có thể khiến răng bị tách xa nhau, tạo nên khe thưa.
  • Do răng mọc lệch: Nếu 1 trong các răng cửa mọc lệch sẽ khiến các răng còn lại không thể tiến sát lại gần nhau.
Răng cửa bị thưa khi mọc lệch
Răng cửa bị thưa khi mọc lệch

Với sự phát triển của y học ngày nay, răng thưa đã không còn là một vấn đề làm khó được các bác sĩ nữa. Có rất nhiều phương pháp để khắc phục tình trạng này, phải kể đến như:

  • Trám răng: Đây là kĩ thuật sử dụng vật liệu trám răng chuyên dụng để bù đắp lại phần mô răng bị khuyết thiếu. Khi đó bác sĩ sẽ tạo hình miếng trám để giúp răng có được kích cỡ đủ rộng để che lấp khe hở mà vẫn đảm bảo tính thẩm mỹ.
  • Niềng răng: Đây là giải pháp giúp kéo các răng trở lại gần với nhau hơn mà không cần can thiệp bằng vật liệu nhân tạo. Bệnh nhân có thể thực hiện niềng 2 răng, 4 răng hoặc niềng toàn hàm để khắc phục tình trạng răng thưa.
  • Bọc răng sứ: Bọc răng sứ không chỉ khắc phục tình trạng răng cửa thưa mà còn giúp các răng trắng sáng và bền đẹp hơn. Khi thực hiện, bác sĩ sẽ mài 1 phần nhỏ mô răng thật, sau đó bọc chụp mão sứ ra bên ngoài giúp các răng khít vào nhau.
  • Làm mặt dán sứ Veneer: Dán sứ Veneer có độ mỏng khá tinh tế, đảm bảo có hình dạng giống với mặt trước của răng cửa bị thưa nên mang lại thẩm mỹ cao. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị răng cửa thưa tình trạng nhẹ (Vì mặt dán sứ khá mỏng, chỉ bù đắp được phần nhỏ độ dày của răng).

Sâu răng

Sâu răng là tình trạng có thể gặp ở mọi nhóm răng nhưng thường thấy nhất là ở nhóm răng cửa. Sâu răng cửa có thể gây ra triệu chứng đau nhức ảnh hưởng chức năng ăn nhai và làm khởi phát các bệnh nha khoa khác. Không chỉ vậy răng cửa nằm ở vị trí rất dễ quan sát nên vết sâu răng sẽ làm ảnh hưởng rất nhiều đến yếu tố thẩm mỹ.

Nguyên nhân gây sâu răng chủ yếu là do vệ sinh răng miệng kém, khiến mảng bám tích tụ lâu ngày tạo điều kiện cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển. Dấu hiệu nhận biết ban đầu là những lỗ nhỏ tối màu trên thân răng, lâu dần lỗ sâu phát triển thành những hố to, đen ăn vào trong, đến tận tủy răng.

Tình trạng này không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến hoại tử
Tình trạng này không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến hoại tử

Dưới đây là một số phương pháp phổ biến để xử lý răng sâu hiệu quả:

  • Tái khoáng răng: Trường hợp mới khởi phát bệnh, các lỗ sâu còn nhỏ, bác sĩ sẽ chỉ định bôi Gel florua để tái khoáng lại phần đã mất. Tuy nhiên, biện pháp này không có hiệu quả cao, tình trạng sâu răng rất dễ tái phát lại.
  • Hàn trám răng: Hàn trám răng là biện pháp giúp loại trừ bệnh sâu răng khi các lỗ sâu bắt đầu phát triển mạnh. Các bác sĩ sẽ sử dụng các vật liệu hàn trám có màu sắc giống răng thật để lấp kín các lỗ sâu răng. Phương pháp này giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây sâu răng phát triển và lây lan sang vị trí răng bên cạnh.
  • Bọc răng sứ: Phương pháp bọc răng sứ được áp dụng khi sâu răng đã ăn hơn 1/2 chiếc răng. Khi đó thực hiện hàn trám răng không còn hiệu quả cao do men răng còn lại quá ít để dán vào và không đạt được thẩm mỹ tối đa. Bọc răng sứ giúp khắc phục hoàn toàn vấn đề này, ngoài ra còn giúp bảo vệ tủy và chân răng một cách tốt nhất.
  • Nhổ răng sâu: Nếu răng đã ăn sâu vào tủy làm chết tủy và khiến chân răng lung lay thì nhổ răng là giải pháp điều trị tốt nhất. Vì không loại bỏ triệt để răng sâu, mầm bệnh sẽ lan sang răng bên cạnh và dẫn đến nhiều hệ lụy khác. Tuy nhiên không phải trường hợp nào cũng có thể nhổ bỏ răng cửa bị sâu được. Bệnh nhân cần đến nha khoa thăm khám để bác sĩ quyết định nên nhổ bỏ răng hay không.

Một số địa chỉ nha khoa đáng tin cậy tại Hà Nội

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến hiệu quả của việc khám và chữa các vấn đề về răng miệng chính là chọn đúng địa chỉ nha khoa uy tín và chất lượng. Dưới đây là một vài địa chỉ chúng tôi muốn gợi ý đến bạn.

Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương ở quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

  • Địa chỉ: Số 40 phố Tràng Thi, p. Hàng Bông, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Bệnh viện răng hàm mặt trung ương Hà Nội thuộc quản lý của Bộ Y Tế, là cơ sở khám chữa bệnh tuyến cao nhất khoa răng hàm mặt.

Bên cạnh, khám và chữa thì đây cũng là trung tâm nghiên cứu khoa học và đào tạo các bác sĩ răng hàm mặt cả trình độ đại học, sau đại học. Bệnh viện bao gồm 31 đơn vị trực thuộc với 8 phòng chức năng, 14 khoa lâm sàng và 8 khoa cận lâm sàng.

Tại đây, người bệnh sẽ được thăm khám bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu, có đầy đủ dịch vụ như nắn chỉnh răng, điều trị nội nha, điều trị theo yêu cầu,… Bệnh viện cũng thường xuyên cập nhật các kỹ thuật mới và các dụng cụ, máy móc tiên tiến phục vụ cho việc thăm khám.

Khoa Răng Hàm Mặt nằm trong khuôn viên bệnh viện Bạch Mai

  • Địa chỉ: 219 Giải Phóng, Phương Đình, Đống Đa, Hà Nội

Mặc dù không phải là một khoa lớn so với các khoa khác của bệnh viện Bạch Mai nhưng tại đây cũng tập hợp rất nhiều các bác sĩ đầu ngành và có đầy đủ các thiết bị hiện đại nhất. Chất lượng chuyên môn và dịch vụ tại đây được đảm bảo chất lượng, thường xuyên cập nhật và nâng cấp giống như các khoa khác của bệnh viện.

Nếu bạn gặp các vấn đề nha khoa và muốn đến một địa chỉ uy tín và chất lượng thì đây sẽ là một trong những lựa chọn hàng đầu.

Viện Nha khoa Thẩm Mỹ ViDental (ViDental Care)

  • Website liên hệ: ViDental.vn.

Viện Nha khoa Thẩm mỹ ViDental thuộc quản lý của Viện Nghiên cứu và Công nghệ Nha khoa Việt Nam. ViDental Care nằm trong hệ thống sinh thái Nha khoa phức hợp đầu tiên của Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Tại ViDental Care tập trung tất cả mọi thiết bị, giải pháp công nghệ tiên tiến nhất và các chuyên gia đầu ngành với mục đích nghiên cứu, điều trị và chăm sóc sức khoẻ răng miệng cho người Việt. Tất cả các trang thiết bị tại ViDental đều được nhập khẩu từ châu Âu và được cấp phép lưu hành bởi Bộ Y tế.

ViDental Care cung cấp tất cả các dịch vụ nha khoa từ đơn giản đến phức tạp theo tiêu chuẩn quốc tế. Một số dịch vụ nổi bật tại ViDental phải kể đến như:

  • Thiết kế nụ cười.
  • Trám răng.
  • Niềng răng – chỉnh nha.
  • Cạo vôi – đánh bóng.
  • Đào tạo nha sĩ chuyên nghiệp.

Những bí quyết bảo vệ răng cửa đơn giản

Với sự phát triển của khoa học thì hầu hết các vấn đề răng miệng có thể được khắc phục một cách dễ dàng. Tuy vậy vẫn sẽ có những bất tiện, tốn kém về thời gian và tiền bạc không đáng có. Bởi vậy, chúng ta vẫn cần biết cách vệ sinh và chăm sóc sức khỏe răng miệng để hạn chế tối đa việc phụ thuộc vào các nha sĩ. Dưới đây là một bí quyết đơn giản giúp bạn chăm sóc răng miệng tốt hơn:

Bạn có thể dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn xót lại
Bạn có thể dùng chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn còn xót lại
  • Đánh răng đều đặn 2 lần/ngày vào buổi sáng và buổi tối, đặc biệt là sau khi ăn.
  • Vệ sinh lưỡi thường xuyên.
  • Không nên ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh vì có thể làm ảnh hưởng đến men răng cửa.
  • Bổ sung vitamin C giúp nướu răng thêm khỏe mạnh.
  • Lấy cao răng định kỳ 6 đến 12 tháng/lần để ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh về nướu.

Răng cửa đóng vai trò quan trọng trong hoạt động ăn uống và tính thẩm mỹ của khuôn mặt. Do đó, việc bảo vệ và chăm sóc những chiếc răng này là hết sức cần thiết. Bên cạnh thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, chải răng thường xuyên, bạn nên khám nha khoa định kỳ để sớm phát hiện những bất thường và xử lý kịp thời.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nên Nhổ Răng Vào Lúc Nào Để Không Ảnh Hưởng Sức Khỏe?
Nên Nhổ Răng Vào Lúc Nào Để Không Ảnh Hưởng Sức Khỏe?

Việc nhổ răng là một quyết định quan trọng và cần thực hiện đúng thời điểm để đảm bảo sức khỏe răng miệng tốt nhất....

Tủy răng: Vai trò, cấu tạo và cách chăm sóc hiệu quả
Tủy răng: Vai trò, cấu tạo và cách chăm sóc hiệu quả

Tủy răng có vai trò vô cùng quan trọng, không thể thiếu của răng, chúng được ví như trái tim và sự sống của răng....

Viêm lợi trùm răng khôn
Điều Trị Tuỷ Răng Có Tác Dụng Gì? Quy Trình Và Lưu Ý Cần Biết

Tủy răng là một tổ chức liên kết, gồm dây thần kinh và mạch máu. Chính vì vậy, khi bệnh nhân mắc các bệnh lý...

Bà Bầu Bị Viêm Tủy Răng: Triệu Chứng, Cách Chữa Và Phòng
Bà Bầu Bị Viêm Tủy Răng: Triệu Chứng, Cách Chữa Và Phòng

Bà bầu bị viêm tủy răng có triệu chứng gì, mức độ nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ, bé ra sao và điều...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo