TOP 6+ Thuốc Giảm Đau Răng Cho Trẻ Em Tốt Nhất

Trẻ em thường có thói quen sinh hoạt không khoa học do chưa tự ý thức được việc cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Đây chính là lý do dẫn tới những cơn đau nhức răng làm trẻ quấy khóc, khó chịu, thậm chí bị sốt cao làm ảnh hưởng đến đời sống và việc học hành. Để khắc phục nhanh chóng tình trạng này, sử dụng các loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em chính là giải pháp tối ưu nhất. Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để biết thêm thông tin chi tiết về những sản phẩm này.

Danh sách 6 thuốc giảm đau răng cho trẻ em được tin dùng nhiều nhất

Nguyên nhân gây ra tình trạng đau răng ở trẻ là do răng sâu, viêm tủy, viêm nha chu, hỏng miếng trám sâu trước đó, nhiễm trùng xoang,… hoặc các tác nhân khác. Tùy thuộc vào nguyên nhân cụ thể, cùng với tư vấn của bác sĩ chuyên khoa, các bậc phụ huynh có thể lựa chọn loại thuốc giảm đau răng phù hợp cho bé nhà mình. Điển hình là một số gợi ý dưới đây của chúng tôi:

#1. Thuốc Naphacogyl

Loại thuốc giảm đau răng cho bé đầu tiên chúng tôi muốn giới thiệu đến cho các bạn là Naphacogyl. Khi sử dụng viên uống này không chỉ tình trạng nhiễm trùng răng miệng cấp tính, mãn tính được đẩy lùi mà nó còn mang lại hiệu quả cả với những trường hợp bị viêm nha chu, viêm tuyến tai, viêm dưới hàm,… Ngoài ra trong một số trường hợp, thuốc Naphacogyl còn được sử dụng để phòng ngừa nhiễm khuẩn răng miệng sau thực hiện phẫu thuật.

Naphacogyl còn được sử dụng để điều trị đau răng
Naphacogyl còn được sử dụng để điều trị đau răng

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người lớn chỉ nên dùng 4 – 6 viên mỗi ngày, chia đều ra 2 lần sử dụng.
  • Trẻ nhỏ trong độ tuổi từ 5 – 10 tuổi mỗi lần uống 1 viên, ngày 2 lần.
  • Trẻ nhỏ từ 10 – 15 tuổi mỗi ngày uống 3 viên, chia đều ra làm 3 lần sử dụng thời điểm sau ăn.

Giá bán tham khảo: Hiện nay, thuốc đang được bán tại các quầy thuốc trên thị trường với mức giá  20.000 đồng/hộp 2 vỉ, mỗi vỉ 10 viên.

#2. Thuốc giảm đau răng cho trẻ em Franrogyl 

Franrogyl là loại thuốc giảm đau răng cho trẻ được sản xuất và phân phối từ Công ty Liên doanh Dược phẩm Eloge France Việt Nam đang được nhiều cha mẹ tin tưởng sử dụng. Loại thuốc này được đánh giá cao ở công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm, dùng được cho các trường hợp viêm miệng, viêm lợi, viêm nha chu và giúp giảm nhanh các cơn đau nhức răng miệng.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người lớn mỗi ngày cần dùng 4 – 6 viên, chia đều ra làm 2 – 3 lần uống.
  • Trẻ nhỏ độ tuổi từ 10 – 15 tuổi dùng 1 viên/ngày, chia ra làm 3 lần uống, sử dụng vào thời điểm sau bữa ăn.
  • Trẻ nhỏ độ tuổi từ 6 – 10 tuổi cũng dùng 1 viên/ngày chia ra làm 2 lần uống, sử dụng sau bữa ăn.
  • Còn trẻ em dưới 6 tuổi không nên dùng loại thuốc này.

Lưu ý: Các bố mẹ chỉ dùng thuốc cho trẻ sau khi ăn tối thiểu 30 phút để đảm bảo an toàn, không gây hại cho sức khỏe.

Giá bán tham khảo: Loại thuốc này được bán trên thị trường với mức giá trung bình khoảng 55.000VNĐ/hộp 2 vỉ, mỗi vỉ có 10 viên.

#3. Paracetamol

Thuốc giảm đau Paracetamol chắc chắn không phải cái tên xa lạ với bất kỳ khách hàng nào. Nó mang đến tác dụng tốt cho những trường hợp khẩn cấp như giúp hạ sốt nhanh, giảm đau bụng kinh, giảm triệu chứng đau răng,… Loại thuốc này thường được bác sĩ, nha sĩ kê đơn cho trường hợp các bệnh nhân bị đau răng nguyên nhân do viêm lợi, sâu răng, nhổ hoặc mọc răng số 8 (răng khôn). Thuốc Paracetamol có thể sử dụng cho cả trường hợp phụ nữ mang thai với một liều lượng phù hợp để giảm đau nhức răng.

Thuốc giảm đau Paracetamol được nhiều phụ huynh tin dùng
Thuốc giảm đau Paracetamol được nhiều phụ huynh tin dùng

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người lớn mỗi lần dùng 1 – 2 viên, các lần sử dụng cách nhau ít nhất 6 tiếng và nên sử dụng cùng nước ấm.
  • Trẻ em từ 6 đến 12 tuổi chỉ dùng 1 viên/lần cùng với nước ấm. Uống vào thời điểm sau bữa ăn, 2 lần/ngày để đạt được tác dụng như mong muốn.
  • Loại thuốc này chống chỉ định dùng cho trẻ em từ 0 – 6 tuổi.

Giá bán tham khảo: Loại thuốc này đang được bán trên thị trường với mức giá tương đối thấp, phù hợp với mọi đối tượng, dao động từ 3500 đồng – 5000 đồng/vỉ 10 viên, tùy vào nhà sản xuất và điểm bán thuốc.

#4. Ibuprofen – Thuốc đau răng cho trẻ em

Thuốc Ibuprofen được sử dụng như một loại thuốc đau răng cho trẻ em, mang đến tác dụng nhanh chóng, ít gây tác dụng phụ. Hơn nữa, loại thuốc này còn mang đến tác dụng ức chế các chất hóa học nguyên nhân tạo ra quá trình viêm sưng, nhờ đó giảm đau đầu, đau răng vô cùng hiệu quả.

Hướng dẫn sử dụng:

  • Người lớn và trẻ nhỏ mỗi lần đều uống 1 viên với nước lọc, liều dùng trung bình là cách 6 – 8 giờ/lần tùy theo mức độ đau răng.
  • Các bạn tuyệt đối không sử dụng thuốc giảm đau răng này cho bé quá mẫn cảm hoặc có tiền sử dị ứng thuốc. Đặc biệt cần lưu ý không dùng Ibuprofen liên tục hơn 3 ngày để tránh các rủi ro không đáng có phát sinh.

Giá bán tham khảo: Sản phẩm này hiện đang được bán trên thị trường với mức giá trung bình từ 35.000 đồng đến 45.000 đồng/vỉ x 10 viên.

#5. Dorogyne giảm triệu chứng đau răng cho bé

Thuốc giảm đau răng cho bé Dorogyne thường được dùng cho các trường hợp bị nhiễm trùng răng miệng cấp tính và mãn tính như viêm nha chu, viêm lợi, viêm dưới hàm,… Đồng thời những trường hợp xuất hiện triệu chứng đau răng cấp tốc cũng có thể sử dụng. Dược phẩm này do Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Y tế Domesco nghiên cứu và sản xuất.

Dorogyne giảm triệu chứng đau răng cho bé
Dorogyne giảm triệu chứng đau răng cho bé

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Người lớn mỗi lần dùng 2 viên cùng với 1 ly nước lọc lớn, ngày sử dụng 2 – 3 lần.
  • Trẻ nhỏ từ 10 – 15 tuổi mỗi ngày sử dụng 3 viên nén, mỗi lần uống 1 viên với 1 cốc nước ấm vào thời điểm sau bữa ăn sáng và tối để đạt được hiệu quả tốt nhất.
  • Người dùng cần lưu ý, sản phẩm này chống chỉ định dùng cho trường hợp trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ và những đối tượng mẫn cảm với hoạt chất Metronidazol. 

Giá bán tham khảo: Loại thuốc này đang được bán trên thị trường với mức giá trung bình là 22.000 đồng/hộp, trong đó mỗi hộp có 2 vỉ x 10 viên nén.

#6. Thuốc giảm đau răng cho trẻ Rodogyl

Rodogyl thuộc nhóm thuốc kháng sinh giảm đau đơn bào có thể sử dụng cho đối tượng trẻ em. Thông thường loại thuốc này sẽ được kê đơn cho những trường hợp đau răng do nguyên nhân nhiễm khuẩn răng miệng, viêm nướu, viêm nha chu,… Bên cạnh đó, thuốc cũng được dùng để hỗ trợ cho các trường hợp bị nhiễm trùng âm đạo ở nữ giới. Các thành phần chính có trong viên nén Rodogyl là Metronidazole, Spiramycin, cùng một số thành phần không hoạt động khác. 

Hướng dẫn sử dụng: 

  • Người lớn mỗi lần dùng 2 viên, trường hợp đau nhức nặng có thể tăng lên 3 viên/lần nếu cần thiết. Lưu ý mỗi lần uống cách nhau ít nhất 8 – 12 tiếng.
  • Trẻ em độ tuổi từ 10 – 15 tuổi mỗi lần uống 2 viên, lưu ý một ngày chỉ được dùng tối đa 3 viên.
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi chống chỉ định sử dụng loại thuốc này.

Giá bán tham khảo: Loại thuốc này đang được bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc với mức giá trung bình khoảng 20.000 đồng đến 25.000 đồng/hộp 20 viên nén. 

Cần lưu ý gì khi sử dụng các loại thuốc giảm đau răng cho bé?

Đối với các loại thuốc điều trị dù dùng cho trẻ em hay người lớn đều sẽ có những lưu ý riêng. Với mỗi loại khác nhau phù hợp áp dụng điều trị cho từng trường hợp bệnh, ở mức độ nặng nhẹ và dành cho đối tượng khác nhau. 

Cần lưu ý gì khi sử dụng các loại thuốc giảm đau răng cho bé
Cần lưu ý gì khi sử dụng các loại thuốc giảm đau răng cho bé

Tương tự, trong quá trình sử dụng thuốc giảm đau răng cho trẻ em, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau đây: 

  • Thuốc giảm đau thường chỉ mang lại hiệu quả tức thời, nhanh chóng vì vậy làm không ít người dùng lo lắng sẽ gặp phải tác dụng phụ. Chính vì vậy, chính trẻ em và các bậc phụ huynh cần nhắc nhở và hướng dẫn con em mình tuân thủ theo các hướng dẫn sử dụng thuốc bác sĩ. Theo đó, để thuốc phát huy tác dụng tốt nhất, người bệnh cần dùng theo đúng chỉ định, lộ trình điều trị đã được yêu cầu.
  • Trong quá trình sử dụng các loại thuốc giảm đau răng trên, nếu thấy cơ thể trẻ xuất hiện các dấu hiệu bất thường như nổi mẩn đỏ, phát ban, dị ứng, kích ứng ngứa da, buồn nôn, chóng mặt, hoa mắt,… các bạn cần ngưng sử dụng ngay và tiếp tục theo dõi diễn biến của các triệu chứng trên. Nếu thấy các biểu hiện này đỡ dần có thể sử dụng lại sản phẩm theo chỉ dẫn các bác sĩ.
  • Thông thường các loại thuốc giảm đau răng cấp tốc được khuyến cáo sử dụng ở lộ trình ngắn hạn (không kéo dài quá 7 ngày), tuyệt đối không lạm dụng. Trong trường hợp sử dụng sản phẩm liên tiếp 3 ngày không đạt được kết quả như mong muốn thì tốt nhất người bệnh nên tạm ngưng dùng và đến gặp bác sĩ để được tư vấn thay đổi thuốc, hoặc hướng dẫn điều trị theo phương pháp trị đau răng khác phù hợp hơn.
  • Bên cạnh đó, các bạn cũng cần hết sức thận trọng khi sử dụng thuốc giảm đau răng cấp tốc cho phụ nữ mang thai vì nó có thể gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe và sự phát triển của thai nhi. Trong các thành phần của thuốc có chứa một số hoạt chất không đảm bảo cho sự phát triển của phụ nữ mang thai. Chính vì vậy, các bạn cần xin ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ chuyên môn để được biết chính xác là có dùng được không và có nên dùng không.
  • Nếu trẻ đang trong quá trình sử dụng thuốc điều trị bệnh khác, các bạn cũng nên xin tư vấn của bác sĩ, tránh để xảy ra tương tác thuốc hoặc dùng thuốc không phù hợp làm cả 2 bệnh đều không thuyên giảm.
  • Bạn nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay khi thấy xuất hiện các triệu chứng như đau cơ hàm dữ dội, sưng dọc quanh hàm, quanh hàm hoặc cổ, tê mất cảm giác ở xung quanh răng bị tổn thương, đau răng chạy lên đầu,…
  • Bên cạnh đó, các bậc phụ huynh cần đặc biệt chú ý đến các tác dụng phụ của thuốc giảm đau răng cho trẻ. Thuốc giảm đau nếu dùng trong thời gian dài có thể gây áp lực lên chức năng gan, thận, dạ dày, thậm chí là hệ hô hấp,…
Nên đi thăm khám răng miệng thường xuyên
Nên đi thăm khám răng miệng thường xuyên

Ngoài những lưu ý khi dùng sử dụng thuốc giảm đau răng cho bé cần lưu ý phía trên, các bậc phụ huynh cũng nên thực hiện một số biện pháp liên quan đến thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống cho trẻ như sau: 

  • Khi trẻ bị đau răng, phụ huynh không nên cho ăn những đồ ăn quá nóng, quá lạnh, hay các loại nước ngọt, kẹo ngọt,… gây kích ứng răng. Thay vào đó, ba mẹ nên nấu cho con những món mềm, dễ nuốt như cháo súp, hoặc bú, phở,…
  • Hướng dẫn các bé không dùng lưỡi đá vào vị trí răng đau, làm cho tình trạng đau nhức diễn biến nặng hơn.
  • Không sử dụng bất kỳ dụng cụ hoặc ngón tay chạm vào vị trí răng đau, vì điều này có thể vô tình khiến vi khuẩn từ bên ngoài xâm nhập vào và ngày phát triển mạnh hơn tại vùng răng đau.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về 6 loại thuốc giảm đau răng cho trẻ em được nhiều bậc phụ huynh tin dùng nhất. Để đảm bảo hiệu quả, các bạn cũng cần lưu ý đến những vấn đề chúng tôi đề cập phía trên, chúc các bạn nhỏ luôn khỏe mạnh. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Top các bài thuốc chữa đau răng hiệu quả
Top 11 bài thuốc chữa đau răng tại nhà cho hiệu quả tức thì

Đau nhức răng miệng không chỉ mang đến cảm giác phiền toái, khó chịu mà còn là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý răng miệng...

Top 10 Thuốc chữa đau răng gia truyền uy tín, tốt nhất 2021
Top 10 Thuốc chữa đau răng gia truyền uy tín, tốt nhất 2021

Thuốc chữa đau răng gia truyền là những loại thuốc được chế từ thảo dược tự nhiên an toàn, lành tính. Tuy nhiên, trên thị...

Ê buốt răng sau khi sinh do nhiều nguyên nhân gây ra
Ê buốt răng sau khi sinh: Nỗi khổ của các mẹ bỉm sữa

Ê buốt răng sau khi sinh là tình trạng mà nhiều chị em phụ nữ gặp phải, gây ra nhiều phiền toái và khó chịu...

TOP 5 Thuốc Giảm Đau Răng Dạng Sủi Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Sử Dụng
TOP 5 Thuốc Giảm Đau Răng Dạng Sủi Phổ Biến Và Lưu Ý Khi Sử Dụng

Đau răng là một tình trạng mà hầu hết mỗi người chúng ta đều có thể gặp phải. Các cơn đau có thể bị gây...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo