[Tư Vấn] Đau Răng Uống Panadol Được Không? Lưu Ý Khi Sử Dụng

Như chúng ta đã biết, Panadol là một loại thuốc có công dụng giảm đau, an thần và được sử dụng phổ biến trogn việc điều trị. Vậy trong trường hợp đau răng uống Panadol được không và phải sử dụng như thế nào hiệu quả, cần lưu ý những gì để đảm bảo an toàn? Hãy cùng ViDentalcare khám phá chi tiết trong bài viết dưới đây.

Trường hợp bị đau răng uống Panadol được không?

Đau răng có thể xuất phát do rất nhiều nguyên nhân khác nhau như sâu răng, viêm nướu, viêm chân răng,… hay bất kỳ các bệnh lý răng miệng nào khác. Trong những trường hợp đau răng lâu dài, gây ảnh hưởng đến cơ thể và tinh thần của bệnh nhân, các bác sĩ thường kê những loại thuốc giảm đau, kháng viêm chuyên dụng. 

Tuy nhiên, không phải ai cũng đến nha khoa để được thăm khám và kê thuốc, nhiều người có thói quen tự sử dụng thuốc tại nhà. Trong số đó, loại thuốc giảm đau được nhớ tới nhiều nhất chính là Panadol. Vậy khi đau răng uống Panadol được không, có tác dụng không? 

Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc Panadol để tự điều trị tại nhà
Nhiều người có thói quen sử dụng thuốc Panadol để tự điều trị tại nhà

Panadol được biết đến là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt, với thành phần chính là paracetamol và cafein. Cơ chế hoạt động là tác động lên trung tâm điều nhiệt dưới đồi, làm giãn mạch, tăng toả nhiệt. Thuốc có tác dụng trong những trường hợp đau nhẹ cho đến đau vừa đi kèm với biểu hiện sốt hoặc không.

Ngay từ khi ra mắt, Panadol đã được coi là một dược phẩm có công dụng tuyệt vời, được bày bán công khai tại tất cả các nhà thuốc trên toàn quốc. Thuốc không có chứa các thành phần gây nghiện, chính vì thế, người dùng có thể yên tâm khi sử dụng.

Các chuyên gia răng miệng cho biết, thuốc Panadol có thể giúp cho bệnh nhân giảm được tình trạng đau nhức một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, trên thực tế, thuốc có tác dụng ức chế cơn đau, giúp giảm đau trong vòng vài giờ chứ không thể điều trị được một cách dứt điểm. Sử dụng thuốc Panadol để giảm các cơn đau răng miệng chỉ được xem là một biện pháp mang tính tạm thời.

Panadol là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt hữu hiệu
Panadol là một loại thuốc giảm đau và hạ sốt hữu hiệu

Hơn nữa, bạn chỉ nên uống thuốc trong trường hợp bị đau do mọc răng khôn, đau do thiếu chất. Còn trường hợp do các bệnh lý, đau âm ỉ nhiều ngày thì không nên sử dụng. Nếu lạm dụng thuốc quá nhiều, bạn còn có thể gặp phải một số tình trạng như ngộ độc thuốc, nhờn thuốc, tổn thương gan,… Vì vậy, nếu muốn điều trị dứt điểm các cơn đau, bạn nên tới các cơ sở nha khoa để được thăm khám và điều trị triệt để.

Cách uống Panadol để giảm đau hiệu quả

Panadol là một loại thuốc uống không cần phải kê đơn hay có chỉ định của bác sĩ. Bạn có thể tham khảo liều lượng trên bao bì thuốc và sử dụng theo. Mặc dù vậy, để đảm bảo an toàn cho cơ thể và giúp răng giảm đau hiệu quả, bạn hãy sử dụng thuốc với liều lượng như sau:

  • Từ 6 tuổi đến 11 tuổi: Uống thuốc với liều lượng khoảng 250mg cho đến 500mg/lần, có thể uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 4 đến 6 tiếng.
  • Từ 12 tuổi trở lên: Uống thuốc với liều lượng khoảng 500mg cho đến 1000mg/lần, có thể uống 2-3 lần mỗi ngày, mỗi lần cách nhau 4 đến 6 tiếng. Lưu ý, không được uống vượt 4000mg/ngày.

Thuốc được hấp thụ tốt nhất là theo đường uống, sử dụng khoảng 30 – 60 phút sau bữa ăn. Để giảm cảm giác đau nhức răng, bạn nên uống thuốc cùng với một cốc nước ấm.

Liều dùng thuốc Panadol để giảm đau răng phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng ở mỗi người
Liều dùng thuốc Panadol để giảm đau răng phụ thuộc vào độ tuổi và tình trạng ở mỗi người

Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý, nếu bạn thuộc 1 trong số những đối tượng dưới đây thì không nên sử dụng thuốc trong bất kỳ trường hợp nào:

  • Trẻ em dưới 6 tuổi.
  • Người có tiền sử bị bệnh tim mạch như suy tim, sốc tim.
  • Người bị hội chứng Raynaud – rối loạn tim mạch.
  • Người bị block nhĩ thất độ II và độ III.
  • Người bị nhược cơ.
  • Người bị bệnh hen suyễn.
  • Người có nhịp xoang chậm.

Cần lưu ý gì khi dùng Panadol trị đau răng?

Trong quá trình sử dụng thuốc Panadol để giảm tình trạng đau răng, bạn nên lưu ý tới một số vấn đề như sau:

  • Tuân thủ theo đúng liều lượng khuyến cáo, không được tự ý sử dụng vượt liều để tránh những hậu quả không mong muốn.
  • Thuốc có thể gây nên một vài tác dụng phụ không mong muốn như chóng mặt, đau đầu, giảm tiểu cầu, phát ban, phù nề cơ thể, rối loạn máu hay bất thường gan,…
  • Thận trọng khi sử dụng thuốc cho phụ nữ đang trong giai đoạn đang mang bầu hoặc cho con bú, người có tiểu sử bị suy gan hay suy thận hoặc những người bị nghiện rượu.
Thận trọng khi sử dụng thuốc Panadol ở bà bầu
Thận trọng khi sử dụng thuốc Panadol ở bà bầu
  • Không kết hợp sử dụng chung thuốc Panadol với các loại thuốc khác, đặc biệt là thuốc huyết áp và thuốc có chứa thành phần paracetamol. Bởi thuốc Panadol có thể gây tác dụng phụ khiến huyết áp bị tăng hoặc giảm một cách đột ngột.
  • Không nên quá lạm dụng thuốc, chỉ sử dụng thuốc khi bạn cảm thấy cơn đau buốt quá dữ dội và không thể chịu đựng.

Như vậy, với những thông tin mà ViDentalcare cung cấp ở trên đây, bạn đọc đã có thể đưa ra cho mình câu trả lời cho câu hỏi “Đau răng uống Panadol được không?”. Mặc dù vậy, đừng quên sử dụng thuốc với liều lượng cho phép và hãy tới thăm khám tại các cơ sở nha khoa càng sớm càng tốt.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đau răng dẫn đến đau đầu là tình trạng khá phổ biến
Đau Răng Dẫn Đến Đau Đầu Là Triệu Chứng Bệnh Gì? Cách Điều Trị

Có nhiều trường hợp bị đau răng dẫn đến đau đầu, đặc biệt là tình trạng đau nửa đầu. Triệu chứng này gây ảnh hưởng...

ê răng sau khi cạo vôi
Nguyên nhân gây ê răng sau khi cạo vôi là gì? Cách xử lý hiệu quả

Rất nhiều người thường gặp phải tình trạng bị ê răng sau khi cạo vôi. Vậy nguyên nhân của vấn đề này là do đâu...

Bị ê răng khi lấy cao răng có đáng lo ngại?
Bị ê răng sau khi lấy cao răng phải làm thế nào?

Bị ê răng sau khi lấy cao răng là trường hợp không hiếm gặp xảy ra.. Đôi khi đây được coi là hiện tượng hoàn...

đau răng khôn
Đau răng khôn cảnh báo bệnh lý gì? Cách điều trị an toàn và nhanh nhất

Đau răng khôn là tình trạng phổ biến, xảy ra trong suốt giai đoạn hình thành. Người bệnh có thể dễ dàng cảm thấy các...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo