6 nhóm thuốc/ loại thuốc giảm đau răng tốt và nhanh nhất hiện nay

Thuốc giảm đau răng là giải pháp khẩn cấp và được ứng dụng phổ biến trong hầu hết trường hợp. Sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn đẩy lùi cơn đau nhanh chóng, hạn chế những ảnh hưởng tới cuộc sống và sinh hoạt thường ngày. Tuy nhiên, nếu lựa chọn sai sản phẩm hoặc cách dùng cũng khiến các sản phẩm này trở thành con dao hai lưỡi gây tổn hại tới sức khỏe.

Khi nào nên sử dụng thuốc giảm đau răng?

Đau răng là tình trạng thường cảnh báo một số tổn thương tồn tại bên trong khoang miệng. Trong đó có các bệnh lý nha khoa hoặc do va chạm mạnh dẫn tới nứt, mẻ răng. Trong một số trường hợp, nha sĩ sẽ chỉ định sử dụng kết hợp với thuốc giảm đau:

  • Người vừa điều trị viêm nha chu hoặc trích rạch mủ áp xe.
  • Điều trị viêm tủy đau nhức có thể dùng giảm đau trong thời gian ngắn.
  • Nhổ hoặc mọc răng khôn chèn ép sang các vị trí bên cạnh.
  • Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc giảm đau vẫn có thể tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ ngoài ý muốn. Vì vậy, bạn chỉ nên tránh dùng cho trẻ nhỏ, hoặc tự ý mua, nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến của chuyên gia. 
Thuốc giảm đau răng là giải pháp khẩn cấp và được ứng dụng phổ biến trong hầu hết trường hợp
Thuốc giảm đau răng là giải pháp khẩn cấp và được ứng dụng phổ biến trong hầu hết trường hợp

Top 6 nhóm thuốc/ thuốc giảm đau tốt nhất hiện nay

Mỗi cơ địa sẽ chỉ phù hợp với một số sản phẩm nhất định. Việc lựa chọn đúng loại thuốc đau răng sẽ giúp phát huy hiệu quả cao nhất và hạn chế tối đa được tác dụng phụ.

Thuốc giảm đau răng thuộc nhóm NSAIDs

Các sản phẩm thuốc trị đau răng thuộc nhóm NSAIDs được ứng dụng phổ biến trong nhiều trường hợp, giúp giảm cảm giác khó chịu, đau buốt kéo dài cho người bệnh, kháng viêm, hạ sốt và không có chứa thành phần steroid. Trong đó, nhóm thuốc này được chia thành 2 loại chính là có kê đơn và không kê đơn. Thuốc giảm đau răng NSAIDs không kê đơn có chứa hàm lượng hoạt chất tương đối thấp, thường dùng để giảm đau, hạ sốt. Tuy nhiên nha sĩ khuyến cáo bạn không nên dùng các sản phẩm này quá 10 ngày trong quá trình điều trị tình trạng đau răng phổ biến.

Thành phần chính trong loại thuốc này là aspirin, diclofenac, meloxicam và ibuprofen nên có tác dụng giảm đau ngay sau khi uống. Thuốc giảm đau răng thuộc nhóm NSAIDs có chứa nhiều tác dụng phụ không tốt cho người mắc bệnh tim mạch, tiêu hóa, máu khó đông, viêm loét dạ dày.

Thuốc chữa đau răng Acetaminophen

Thuốc giảm đau răng cấp tốc Acetaminophen có tác dụng giảm đau, hạ sốt, được dùng chủ yếu trong các trường hợp dị ứng với các loại thuốc chứa aspirin hoặc NSAIDs. Tuy nhiên, các sản phẩm này thường có dược tính thấp, không thể đem lại hiệu quả ngay sau khi dùng. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng cho trẻ nhỏ, dưới sự giám sát của bác sĩ. Thuốc trị đau răng Acetaminophen hầu như không có tác dụng phụ nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng.

Thuốc chữa đau răng paracetamol Panadol

Thuốc giảm đau răng Panadol là sản phẩm quen thuộc dùng trong rất nhiều trường hợp. Thuốc có  tác dụng giảm đau, hạ sốt nhanh nhưng không có tác dụng kháng viêm. Vì vậy, trong trường hợp đau răng nhưng không sưng nướu, bạn có thể tham khảo ngay sản phẩm này.

Thành phần chính của sản phẩm là Paracetamol giúp giảm đau nhanh. Nhằm phục vụ tốt nhất nhu cầu sử dụng của người bệnh, nhà sản xuất đã cung cấp ra thị trường nhiều dạng khác nhau viên sủi, viên uống… Thuốc chỉ được dùng cho trẻ em trên 6 tuổi khi có chỉ định từ bác sĩ, lạm dụng thuốc thường xuyên cũng sẽ khiến cơ thể bị “nhờn”. giảm tính hiệu quả và thậm chí gây tác dụng phụ. 

Xem thêm: Đau răng nổi hạch có nguy hiểm không? Các bệnh lý gây nổi hạch và cách điều trị phổ biến

Thuốc chữa đau răng paracetamol Panadol
Thuốc chữa đau răng paracetamol Panadol

Thuốc giảm đau răng nhanh màu hồng Naphacogyl

Thuốc chữa đau răng cấp tốc Naphacogyl là một trong những sản phẩm được nhiều bác sĩ khuyên dùng cho người bệnh có dấu hiệu. Không chỉ có hiệu quả giảm đau, thuốc còn có công dụng kháng viêm hiệu quả. Loại thuốc này có khả năng chống viêm nhiễm ở mức cấp và mãn tính, đồng thời giúp ngăn ngừa viêm nhiễm trong trường hợp sau khi phẫu thuật áp xe, trích túi mủ.

Tuy nhiên, để tránh các tác dụng phụ ngoài ý muốn như bệnh dạ dày, dị ứng, giảm bạch cầu…Bạn nên tham khảo kỹ lưỡng ý kiến bác sĩ. Không dùng thuốc cho những đối tượng đặc biệt như phụ nữ mang thai, cho con bú hoặc có tiền sử rối loạn tiêu hóa.

Nhóm thuốc giảm đau răng gây tê tại chỗ

Thuốc giảm đau thuộc nhóm gây tê tại chỗ thường được bào chế dưới dạng dung dịch, gel, hoặc dạng xịt. Một số sản phẩm thuộc nhóm này có thể kể đến như: lidocaine, benzocaine, tetracaine, prilocaine. 

Đối với dạng viên sủi hoặc thuốc uống, bạn có thể sử dụng như bình thường. Tuy nhiên, ở dạng dung dịch, khi sử dụng, bạn nên chuẩn bị khăn sạch sau đó thấm khô vùng niêm mạc nướu bao quanh răng bị đau. Sau đó tẩm thuốc vào đầu tăm bông, tiếp theo đưa thuốc vào vùng bị viêm.

Sản phẩm thuốc thuộc nhóm này thường có ưu điểm lớn đến từ khả năng giảm đau nhanh. Hiệu quả gây tê thấy rõ chỉ trong vòng 30 giây – 2 phút sau khi dùng. Tuy nhiên tác dụng của thuốc mang lại thông thường chỉ kéo dài trong khoảng 15 – 60 phút. Vì vậy, bạn cần phải dùng nhiều lần trong ngày, gây nên sự bất tiện.

Bên cạnh đó, sản phẩm thuốc giảm đau răng thuộc nhóm này vẫn có thể gây tác dụng phụ. Khi các chất thẩm thấu vào cơ thể qua niêm mạc trong thời gian dài có thể gây tình trạng tích lũy chất có hại. Đặc biệt là hoạt chất benzocaine có ẩn chứa nhiều ảnh hưởng ngoài ý muốn, không được dùng cho trẻ nhỏ.

Gel giảm đau răng dành cho trẻ em

Trẻ nhỏ bị đau răng có thể do một số nguyên nhân như mọc răng sữa, sâu răng, viêm nướu hoặc do va đập mạnh trong quá trình tập đi. Tuy nhiên, do cơ địa đặc biệt nên một số sản phẩm thuốc giảm đau răng không thích hợp để dùng cho các bé. Cha mẹ có thể tham khảo một số gel giảm đau phổ biến như Dentinox, Bonjela, Oral Gel, Pansoral…

Trước khi dùng, bạn nên rửa sạch tay bằng xà phòng, cho trẻ đánh răng và súc miệng thật sạch. Sau đó bôi trực tiếp lên các vùng nướu bị đau nhức bằng ngón tay hoặc sử dụng tăm bông. Thuốc có tác dụng làm tê liệt các dây thần kinh trong thời gian ngắn, giúp cho bé không bị đau nhức. Các sản phẩm này chỉ có tác dụng trong thời gian ngắn, cần sử dụng nhiều trong ngày.

Tác dụng phụ cần chú ý của thuốc đau răng

Những sản phẩm thuốc giảm đau răng có thể đem lại cảm giác dễ chịu ngay khi sử dụng, đẩy lùi cơn đau nhức cản trở sinh hoạt thường ngày của bạn. Tuy nhiên, để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên tham khảo chỉ định của nha sĩ, tránh tự ý mua thuốc hoặc thay đổi liều lượng. Khi đó, các loại thuốc trị đau răng có thể trở thành “con dao hai lưỡi” gây ra nhiều tổn hại tới sức khỏe như:

Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên tham khảo chỉ định của nha sĩ
Để đạt hiệu quả cao nhất, bạn nên tham khảo chỉ định của nha sĩ
  • Thuốc chứa Aspirin hoặc nằm trong nhóm NSAIDs có thể gây tổn hại các màng nhầy ở dạ dày và hệ tiêu hóa từ đó làm tăng nguy cơ viêm loét, xuất huyết.
  • Lạm dụng nhiều dẫn tới nghiện hoặc phụ thuộc thuốc giảm đau.
  • Gây tăng huyết áp nếu sử dụng trong thời gian dài
  • Sản phẩm chứa paracetamol nếu sử dụng sai cách có thể dẫn tới tổn hại gan, thận gây cảm giác buồn nôn, suy gan, suy thận.
  • Không nên sử dụng thuốc giảm đau cho người có tiền sử dị ứng, mắc bệnh tự miễn, người già, trẻ nhỏ hoặc phụ nữ mang thai.

Thuốc giảm đau răng là giải pháp khẩn cấp và được ứng dụng phổ biến trong hầu hết trường hợp giúp bạn đẩy lùi cơn đau nhanh chóng. Lưu ý rằng, việc sử dụng các loại thuốc những loại thuốc này cần có sự chỉ định của bác sĩ để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe.

Dành cho bạn:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[Chi Tiết] 12 Cách Giảm Đau Răng Khôn Hiệu Quả Bạn Nên Biết!
Tổng Hợp 11 Cách Giảm Đau Răng Khôn Hiệu Quả Bạn Nên Biết!

Đau răng khôn khiến nhiều người ám ảnh và lo lắng bởi những cơn đau từ âm ỉ tới dữ dội. Vậy làm thế nào...

viêm nướu chân răng uống thuốc gì
Viêm nướu chân răng uống thuốc gì? Top 6 nhóm thuốc chữa hiệu quả

Viêm nướu chân răng là bệnh lý khó điều trị nhưng nếu phát hiện sớm và áp dụng phương pháp điều trị phù hợp thì...

Đau răng khi mang thai tháng cuối ảnh hưởng xấu tới cả mẹ và bé
Đau Răng Khi Mang Thai Tháng Cuối Do Đâu, Cách Khắc Phục?

Đau răng khi mang thai tháng cuối là hiện tượng khá nhiều chị em mang bầu gặp phải, gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực...

Hiện tượng ê buốt răng ở bà bầu có nguy hiểm không?
Ê Buốt Răng Khi Mang Thai Do Đâu? Cần Xử Lý Thế Nào?

Ê buốt răng khi mang thai là hiện tượng diễn ra thường xuyên khiến mẹ bầu lo lắng không biết có phải là bệnh lý...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo