Đau răng khi uống nước lạnh có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục
Đau răng khi uống nước lạnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu do vệ sinh răng miệng kém. Tình trạng này nếu không có giải pháp khắc phục kịp thời có thể tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm hơn. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu rõ nguyên nhân và cách điều trị để xử lý bệnh ngay từ khi mới khởi phát bệnh.
Nguyên nhân dẫn đến đau răng khi uống nước lạnh
Có rất nhiều trường hợp gặp phải tình trạng đau nhức, ê buốt chân răng khi uống nước lạnh và sử dụng đồ ăn lạnh. Dấu hiệu này khiến người bệnh có cảm giác khó chịu, chán ăn. Nếu kéo dài lâu ngày có thể khiến cơ thể bạn không được bổ sung đủ chất, dễ mệt mỏi và ảnh hưởng đến sinh hoạt cũng như công việc hàng ngày.
Không chỉ vậy, răng trở nên nhạy cảm hơn còn là nguyên nhân khởi phát các bệnh lý về răng miệng. Trong trường hợp người bệnh chủ quan không trị bệnh hoặc không điều trị dứt điểm có thể dẫn đến biến chứng viêm nhiễm nặng làm mất răng hoặc tiêu xương hàm rất nguy hiểm.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến răng trở nên nhạy cảm thường do:
Vệ sinh răng không đúng cách
Nguyên nhân hàng đầu và phổ biến nhất gây đau nhức răng khi uống nước lạnh là do vệ sinh răng miệng không đúng cách. Nếu người bệnh sử dụng bàn chải không đúng chuẩn, và đánh với lực mạnh sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến men răng. Bên cạnh đó, nếu tình trạng này kéo dài còn khiến cho lợi và nướu dễ bị tổn thương hơn.
Trong một số trường hợp bệnh nhân không chải răng kỹ lưỡng khiến cho mảng bám và thức ăn còn tồn tại trong kẽ răng. Lâu ngày chúng tích tụ nhiều và có thể thúc đẩy vi khuẩn gây bệnh phát triển mạnh, tấn công vào men răng. Nếu không thay đổi thói quen vệ sinh và áp dụng các phương pháp điều trị đúng cách sẽ khởi phát bệnh về nha khoa, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng.
Vôi răng bám lâu ngày
Vôi răng bám dính lâu ngày trên răng cũng là nguyên nhân chính khiến răng trở nên nhạy cảm. Thực chất vôi răng là mảng bám do thức ăn không được làm sạch tích tụ lâu ngày. Đây là môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn trong miệng sinh sôi, phát triển. Những vi khuẩn này phát triển mạnh sẽ khiến men răng bị mài mòn, chân răng bị yếu đi trở nên nhạy cảm hơn khi uống nước lạnh.
Đặc biệt, các loại vi khuẩn này còn là thủ phạm dẫn đến các bệnh lý nha khoa thường gặp. Ngoài ra, nếu vôi răng lâu ngày không được làm sạch sẽ khiến răng bị ố vàng, gây mất thẩm mỹ.
Do bệnh lý răng miệng
Ê răng khi uống nước lạnh có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang mắc các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nướu lợi, viêm nha chu,… Các bệnh lý này ngoài gây đau nhức, khó chịu còn khiến chân răng lộ ra ngoài và trở nên nhạy cảm hơn. Trong trường hợp bệnh nặng, không được điều trị dứt điểm có thể gây biến chứng nguy hiểm, thậm chí là mất răng.
Dùng thuốc tẩy trắng, kem làm trắng răng
Mỗi loại kem đánh răng có thành phần, vai trò và công dụng khác nhau nên có mức độ phù hợp với từng tình trạng sức khỏe của răng. Do đó, nếu người bệnh sử dụng kem đánh răng không phù hợp, đặc biệt loại kem có chứa chất tẩy trắng cao sẽ khiến men răng yếu đi, trở nên nhạy cảm hơn.
Ngoài ra, trong một số trường hợp răng bị ố vàng người bệnh có xu hướng tìm cách tẩy trắng răng. Tuy nhiên, các loại thuốc tẩy được bán trên thị trường hiện nay đa phần không an toàn đối với sức khỏe răng miệng. Nếu bệnh nhân lựa chọn sai hoặc sử dụng không đúng cách sẽ khiến men răng bị tổn thương nghiêm trọng. Chính vì vậy, khi có nhu cầu tẩy răng để đảm bảo thẩm mỹ tốt nhất nên đến các cơ sở nha khoa để bác sĩ có chuyên môn thực hiện.
Đau răng khi uống nước lạnh do răng bị tổn thương
Uống nước lạnh bị đau răng có thể do răng bị tổn thương khiến ngà răng lộ ra ngoài. Nguyên nhân khiến răng bị tổn thương có thể do va đập, chấn thương,… Trường hợp nứt vỡ răng càng nhiều thì mức độ nhạy cảm lại càng tăng lên và tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh lý nha khoa nguy hiểm.
Một số thói quen xấu
Trong một số trường hợp tình trạng răng trở nên nhạy cảm còn do các thói quen xấu của người bệnh như: Nghiến răng, dùng tăm xỉa răng, nhai đá lạnh,… Các thói quen này khiến men răng nhanh bị mài mòn và chân răng yếu đi. Do đó nếu người bệnh ăn đồ lạnh hoặc các thực phẩm kích thích khác sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu.
Cách điều trị đau răng khi uống nước lạnh
Hiện nay có rất nhiều cách điều trị tình trạng ê buốt, đau nhức răng mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên dưới đây là 2 cách thường được áp dụng nhất và được đánh giá rất an toàn:
Điều trị bằng mẹo dân gian
Nếu gặp tình trạng đau răng khi uống nước lạnh ở mức độ nhẹ, bệnh nhân có thể áp dụng các mẹo dân gian để giảm triệu chứng bệnh ngay tại nhà. Mẹo này sử dụng các nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên nên đảm bảo mức độ an toàn cao, có thể áp dụng cho nhiều đối tượng. Đặc biệt cách thực hiện rất đơn giản, không tốn kém thời gian chuẩn bị và chi phí điều trị.
Một số mẹo giảm đau nhức, ê buốt răng được lưu truyền rộng rãi trong dân gian gồm:
Dùng tỏi
Tỏi là nguyên liệu chứa nhiều Allicin, Florua nên có tác dụng giúp ngà răng được hồi phục nhanh chóng. Ngoài ra, các thành phần khác trong nguyên liệu này còn có khả năng ngăn chặn kích thích răng từ bên ngoài. Chính vì vậy, khi răng có dấu hiệu đau nhức, khó chịu, nhất là khi sử dụng đồ lạnh bệnh nhân có thể dùng tỏi để giảm triệu chứng bệnh theo các cách sau:
- Cách 1: Lấy 1 nhánh tỏi, đem bỏ vỏ rồi thái thành các lát mỏng để đắp trực tiếp lên vị trí đau nhức răng khoảng 5 phút. Mỗi ngày thực hiện cách này khoảng 2 – 3 lần các dấu hiệu bệnh sẽ giảm dần.
- Cách 2: Bạn có thể lấy tỏi, giã nát rồi dùng nước cốt bôi trực tiếp lên răng khoảng 5 phút cũng có hiệu quả cao. Mỗi ngày cũng thực hiện khoảng 2 lần, kiên trì trong nhiều ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất.
Chú ý: Tỏi có mùi đặc trưng, bệnh nhân cần đánh răng hoặc sử dụng kẹo cao su không đường để loại bỏ. Nếu bệnh nhân không chịu được có thể áp dụng các mẹo điều trị khác sao cho phù hợp.
Đọc ngay:
Sử dụng rượu cau
Rượu cau là một trong những bài thuốc dân gian có tác dụng điều trị viêm lợi, sâu răng, giảm bớt ê buốt chân răng. Cách thực hiện như sau:
- Lấy vài quả cau tươi, rửa sạch bổ làm tư và tách lấy phần hạt cho vào trong bình thuỷ tinh.
- Sau đó lấy rượu trên 45 độ đổ ngập phần hạt cau rồi đem đi bảo quản ở nơi thoáng mát khoảng 2 tháng.
- Khi dùng chắt 1 chén nhỏ để ngậm khoảng 15 phút, sau đó nhổ bỏ và sức miệng hoặc đánh răng lại.
- Mỗi ngày sử dụng rượu cau để ngậm khoảng 2 lần, kiên trì ít nhất 5 – 7 ngày sẽ có hiệu quả.
Chú ý: Trong thời gian 30 phút sau khi sử dụng rượu cau bệnh nhân không nên ăn uống bất cứ thứ gì để có hiệu quả tốt nhất.
Sử dụng trà xanh
Trà xanh cũng là nguyên liệu tự nhiên có tác dụng bảo vệ sức khỏe răng miệng và điều trị đau nhức răng khi uống nước lạnh hiệu quả. Trong trà xanh có chứa axit tannic, florua, catechin giúp tạo ra lớp men protein vững chắc để bảo vệ men răng. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn chứa axit tannic có công dụng giảm vai trò của những chất hoà tan canxi khiến men răng yếu đi.
Cách sử dụng:
- Cách 1: Lấy 2 – 3 lá trà xanh, rửa sạch rồi nhai trực tiếp trong khoảng 5 phút. Sau đó dùng nước ấm súc miệng lại sẽ có hiệu quả rất tốt.
- Cách 2: Lấy 1 nắm lá trà tươi, rửa sạch và cho lên đun cùng 700ml nước. Sau đó dùng nước trà để uống hoặc súc miệng thường xuyên các triệu chứng bệnh sẽ giảm dần.
Để giảm tình trạng ê buốt, đau nhức răng hàm, răng khôn tốt nhất bệnh nhân nên áp dụng các cách này khoảng 2 – 3 lần/ngày và kiên trì trong khoảng 1 tuần.
Điều trị tại nha khoa
Trong trường hợp đau chân răng khi uống nước lạnh sử dụng các mẹo dân gian không đạt hiệu quả cao hoặc tình trạng bệnh ngày càng nghiêm trọng bệnh nhân nên đến nha khoa thăm khám. Sau khi thực hiện các bước kiểm tra tình trạng sức khỏe răng miệng bác sĩ sẽ chẩn đoán nguyên nhân và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Dưới đây là một số biện pháp điều trị thường được sử dụng nhất:
- Tái khoáng răng: Phương pháp này thường được chỉ định khi bệnh nhân bị mất men răng và trở nên nhạy cảm hơn. Khi đó bệnh nhân sẽ được bổ sung các khoáng chất thiết yếu như canxi và phốt pho để lớp men ngoài cùng khỏe mạnh, có thể bảo vệ tủy răng bên trong. Vật liệu được sử dụng để tái khoáng răng trong nha khoa là Florua.
- Hàn trám răng: Trong trường hợp răng bị sâu dẫn đến tình trạng đau răng khi uống nước lạnh ở mức độ nhẹ bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp này. Trước tiên bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ các mô răng đã nhiễm khuẩn, sau đó tiến hành phục hồi bù cấu trúc men răng bằng các vật liệu hàn răng, trám răng chuyên dụng. Các vật liệu này sẽ giúp hạn chế các tác động bên ngoài như hóa chất, kích thích nóng lạnh, axit men răng hay vi khuẩn đến men và tủy răng.
- Bọc răng sứ: Trong trường hợp sâu răng tiến triển nặng, gây mất nhiều mô răng, tủy bị viêm nhiễm và khiến bệnh nhân cảm thấy đau nhức dữ dội thì cần bọc răng sứ để bảo vệ. Khi đó bác sĩ sẽ tiến hành điều trị nội nha lấy tủy, sau đó mài men răng và bọc răng sứ lên. Răng sứ bên ngoài sẽ có tác dụng bảo vệ chân và tủy răng bên trong trước tác hại của vi khuẩn.
- Sử dụng thuốc giảm đau chống viêm: Đây là giải pháp được chỉ định để điều trị dứt điểm bệnh lý viêm nha chu. Một số thuốc thường dùng gồm: Paracetamol, aspirin, spiramycin, ibuprofen, axit mefenamic, diclophenac,… Các loại thuốc này có hiệu quả cắt cơn viêm đau nhanh chóng ngay sau khi sử dụng. Tuy nhiên chúng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ do đó người bệnh chỉ nên dùng theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Biện pháp phòng ngừa nguy cơ đau răng khi uống nước lạnh
Một số biện pháp phòng ngừa tình trạng đau buốt răng khi uống nước lạnh và các bệnh lý nha khoa hiệu quả gồm:
- Dùng kem đánh răng chuyên dụng: Theo các chuyên gia, kem đánh răng có chứa nhiều Potassium Nitrate, Flour… sẽ giúp răng giảm bớt sự nhạy cảm, bảo vệ răng nướu. Ngoài ra, cần chọn kem đánh răng phù hợp với từng độ tuổi để bảo vệ men răng tốt nhất.
- Đánh răng đúng cách: Đánh răng không đúng cách cũng có thể làm tăng nguy cơ men răng bị mài mòn và các bệnh lý nha khoa. Chính vì vậy bạn cần chú ý sử dụng bàn chải lông mềm để chải răng nhẹ nhàng với độ nghiêng 45 độ so với mặt răng. Mỗi ngày nên đánh răng ít nhất 2 lần, mỗi lần thực hiện từ 2 – 3 phút và tuyệt đối không nên chải răng quá lâu khiến cho men răng bị tổn thương.
- Bổ sung dinh dưỡng khoa học: Chế độ ăn uống hàng ngày cũng ảnh hưởng rất lớn tới sức khỏe răng miệng. Vì vậy, người bệnh nên xây dựng chế độ ăn uống khoa học, bổ sung nhiều thực phẩm chứa canxi, vitamin như sữa, bơ, chế phẩm từ sữa, tôm, cá, thịt, bông cải xanh, hoa quả tươi,… Bên cạnh đó cần tránh sử dụng các thực phẩm có hại cho sức khỏe và men răng như: Đồ ngọt, rượu bia, thuốc lá,…
- Hạn chế sử dụng đồ ăn nhạy cảm: Đau răng có nên uống nước đá không? – Đối với trường hợp bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức, ê buốt răng thì cần kiêng uống nước đá và sử dụng đồ lạnh hàng ngày. Ngoài ra cũng nên sử dụng nhiều đồ ăn kích thích răng nhạy cảm như đồ nóng, cay, chua,… Vì những loại đồ ăn này có thể khiến cho tình trạng ê buốt răng và đau răng trở nên trầm trọng hơn.
- Thường xuyên đến nha khoa: Đến nha khoa lấy men răng và thăm khám sức khỏe răng miệng 2 lần/ năm được cho là biện pháp phòng ngừa răng ê buốt cũng như các bệnh lý khác rất hiệu quả. Đặc biệt, việc khám răng thường xuyên giúp bệnh nhân phát hiện và điều trị tận gốc các bệnh về răng ngay từ giai đoạn đầu.
Trên đây là nguyên nhân dẫn đến đau răng khi uống nước lạnh và biện pháp phòng ngừa, điều trị hiệu quả nhất. Bệnh nhân nên tham khảo các kiến thức hữu ích này cũng như các cách chữa đau nhức răng để bảo vệ sức khỏe răng miệng tốt hơn.
Xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!