Bấm huyệt chữa đau răng phương pháp thực hiện đơn giản hiệu quả

Bấm huyệt chữa đau răng là phương pháp giảm đau có lẽ còn xa lạ với nhiều người. Trên thực tế, cơ thể của chúng ta có hàng trăm huyệt vị khác nhau, mỗi huyệt đều có ảnh hưởng đến một hệ cơ quan nhất định. Chính vì vậy, bấm huyệt hoàn toàn có thể điều trị nhiều chứng bệnh một cách hiệu quả. Bài viết sau đây sẽ hướng dẫn bạn sử dụng phương pháp bấm huyệt để giảm đau răng ngay tại nhà.

Các biện pháp bấm huyệt chữa đau răng hiệu quả

Đau răng thường xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do thói quen vệ sinh răng miệng kém hoặc xuất phát từ các bệnh nha khoa. Bên cạnh các phương pháp điều trị đau răng thông thường, bấm huyệt cũng là một giải pháp hiệu quả được nhiều người áp dụng. 

Việc day, bấm vào các huyệt sẽ giúp đả thông huyệt đạo bị tắc nghẽn, giúp cho người bệnh cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều. Dưới đây là một số phương pháp bấm huyệt chữa đau răng mà bạn có thể tham khảo.

Bấm huyệt chữa đau răng – Huyệt hợp cốc

Huyệt Hợp Cốc nằm ở vùng lõm giữa ngón trỏ và ngón cái. Trong Đông y, huyệt Hợp Cốc thuộc về kinh dương minh đại trang còn có tên gọi khác là huyệt Hồ Khẩu. Việc day, bấm vào huyệt này sẽ giúp giảm đau răng vì kinh đại tràng di chuyển qua vùng miệng, học và răng lợi.

Bấm vào huyệt Hợp Cốc ở giữa ngón trỏ và ngón cái có thể chữa đau răng
Bấm vào huyệt Hợp Cốc ở giữa ngón trỏ và ngón cái có thể chữa đau răng

Cách xác định huyệt Hợp Cốc

  • Cách 1: Khép ngón cái và ngón trỏ lại, vị trí xương lõm nằm giữa ngón tay trỏ và tay cái chính là huyệt hợp cốc. 
  • Cách 2: Xòe rộng bàn tay, lấy nếp gấp giữa hai đốt đầu tiên của ngón tay cái ở tay bên kia để vào vùng da nối giữa ngón cái và ngón trỏ của tay này. Đầu ngón tay cái nằm ở đâu, nơi đó chính là huyệt, khi ấn vào có cảm giác ê, tức. 
  • Cách 3: Xòe rộng bàn tay giống như ở cách 2, điểm giữa xương ngón tay cái và ngón tay trỏ có một vùng lõm xuống, lấy huyệt ở vị trí đó.

Hướng dẫn cách bấm huyệt Hợp Cốc chữa đau răng: 

  • Bấm vào huyệt Hợp Cốc trong vòng 2 giây và thả lỏng trong khoảng 1 giây. 
  • Lặp lại động tác trên trong vòng 3 – 5 phút rồi đổi tay và thực hiện lại. 

Bấm huyệt Giáp Xa trị đau răng

Huyệt Giáp Xa có vị trí nằm tại vị trí giữa quai hàm ở má, khi nhai vùng này sẽ bị lõm xuống. Huyệt này chủ yếu trị các vị trí đau tại cổ, cằm và mặt. Theo các tài liệu về Đông y, đây là huyệt giúp giảm đau răng rất tốt. 

Cách xác định huyệt Giáp Xa cũng vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần khép miệng và cắn chặt hai hàm, phần nhô lên của cơ cắn chính là huyệt Giáp Xa.

Hình ảnh thể hiện vị trí huyệt Giáp Xa
Hình ảnh thể hiện vị trí huyệt Giáp Xa

Hướng dẫn bấm huyệt Giáp Xa chữa đau nhức răng: 

  • Trước hết, người bệnh cần ngồi ngay ngắn và xác định chính xác vị trí của huyệt đạo. 
  • Sử dụng ngón cái và ngón trỏ sờ vào huyệt rồi giữ nguyên, 3 ngón tay còn lại hướng thẳng ra phía ngoài. 
  • Tiếp sau đó, dùng 3 ngón tay ấn kết hợp xoa vào huyệt Giáp Xa đến khi nào thấy tê thì dừng lại. 
  • Tiếp tục thực hiện mỗi lần từ 1 – 3 phút, nên áp dụng vài lần mỗi ngày. 

Bấm huyệt trị đau răng – Huyệt Thái Khê

Huyệt Thái Khê là một huyệt được sử dụng rất nhiều để điều trị các chứng bệnh khác nhau, chúng còn có tên gọi khác là nội côn lôn, huyệt lữ tế. Đây là huyệt vị nằm ở ngay phía sau của mắt cá chân trong, ngay vùng lõm gần với gót chân.

Tham khảo:

Hình ảnh vị trí huyệt Thái Khê
Hình ảnh vị trí huyệt Thái Khê

Cách bấm huyệt trị đau răng với huyệt Thái Khê

  • Dùng ngón cái để day vào huyệt vị khoảng 100 lần mỗi bên.
  • Thực hiện tương tự với bên còn lại, lặp lại mỗi ngày 2 lần hoặc khi cơn đau răng tái phát.

Bấm huyệt chữa đau răng – Huyệt Hạ Quan

Huyệt Hạ Quan là huyệt thứ 7 của kinh, đóng vai trò quan trọng trong hàng trăm huyệt vị trên cơ thể người. Việc tác động vào huyệt này sẽ giúp giảm đau nhức răng vô cùng hiệu quả. Cách xác định huyệt Hạ Quan rất đơn giản, bạn chỉ cần ngậm thật chặt miệng, dùng tay xác định phần lõm xuống bên dưới xương gò má ngay trước lỗ tai chính là vị trí của huyệt.

Cách bấm huyệt giảm đau răng:

  • Đặt ngón tay giữa áp vào vị trí huyệt đạo.
  • Sau đó, sử dụng ngón tay giữa và ngón tay trỏ để day ấn vào huyệt hạ quan. 
  • Thực hiện ở cả hai bên mặt, mỗi lần khoảng 50 lần để thấy được hiệu quả rõ rệt. 

Một số lưu ý khi bấm huyệt chữa đau răng

Bấm huyệt chữa đau răng có thể sẽ hiệu quả trong một số trường hợp, tuy nhiên, bạn cũng cần lưu ý một số điều sau đây:

Để phòng tránh đau răng, vệ sinh răng miệng thường xuyên là rất quan trọng
Để phòng tránh đau răng, vệ sinh răng miệng thường xuyên là rất quan trọng
  • Phương pháp bấm huyệt nêu trên chỉ có thể làm giảm phần nào cảm giác đau nhức chứ không loại bỏ được căn nguyên gây đau răng. Để có thể điều trị dứt điểm bạn nên đến cơ sở nha khoa để được khám và có phương án chữa trị phù hợp. 
  • Khi thực hiện, bấm huyệt trị nhức răng cần xác định đúng vị trí của huyệt đạo, kỹ thuật cũng cần đảm bảo chính xác. Chính vì vậy, khi thực hiện, hãy sử dụng lực mạnh một chút, song vẫn cần phải đảm bảo bản thân có thể chịu được lực tác động. Để quá trình bấm huyệt đạt được hiệu quả tốt nhất, hãy lặp lại sau khoảng vài giờ. 
  • Chú trọng việc vệ sinh răng miệng đều đặn, chải răng hai lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để hỗ trợ làm sạch. 
  • Trong quá trình điều trị đau răng, cần có chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế đồ ngọt, nước có ga và các chất kích thích gây hại cho hàm răng. Đồng thời không ăn đồ ăn quá lạnh hoặc quá nóng, quá cứng hoặc quá dai.

Trên đây là một số thông tin về phương pháp bấm huyệt trị đau răng mà bạn có thể áp dụng để đẩy lùi cơn đau nhức tại nhà. Tuy nhiên nếu triệu chứng đau không thuyên giảm hoặc tái phát nhiều lần, bạn có thể dùng thuốc giảm đau răng và hãy đến gặp bác sĩ nha khoa để được thăm khám chi tiết.

Xem thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ê buốt răng cửa
Ê buốt răng cửa: Nguyên nhân và cách điều trị triệt để

Ê buốt răng cửa khiến cho nhiều người cảm thấy khó chịu và không còn cảm giác ngon miệng khi ăn. Điều này còn gây...

Đau răng khi uống nước lạnh là tình trạng khá phổ biến
Đau răng khi uống nước lạnh có sao không? Nguyên nhân và cách khắc phục

Đau răng khi uống nước lạnh do rất nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó chủ yếu do vệ sinh răng miệng kém. Tình trạng...

Ê Buốt Răng Sau Khi Trám, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả
Ê Buốt Răng Sau Khi Trám, Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Ê buốt sau khi trám răng là vấn đề mà nhiều người gặp phải sau khi thực hiện kỹ thuật này. Tình trạng ê buốt...

Những Cách Điều Trị Đau Răng Hiệu Quả
Điều Trị Đau Răng Thế Nào? Phương Pháp Điều Trị Hiệu Quả

Đau răng là triệu chứng phổ biến, có thể do sâu răng, viêm nướu, viêm tủy, nhiễm trùng hoặc chấn thương răng. Điều trị đau...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo