Nhiệt Miệng Nên Uống Vitamin Gì Cho Hiệu Quả? Bổ Sung Từ Nguồn Nào?
Nhiệt miệng có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, một trong số đó là thiếu vitamin. Do vậy, trị nhiệt miệng bằng cách bổ sung vitamin được đánh giá là vô cùng hữu hiệu. Tuy nhiên, nhiệt miệng nên uống vitamin gì để cải thiện một cách tối đa không phải ai cũng biết. Hãy theo dõi bài viết dưới đây của ViDentalcare để có câu trả lời chính xác nhất.
Nhiệt miệng nên uống vitamin gì tốt cho cơ thể
Vitamin là một dưỡng chất quan trọng đối với việc duy trì các hoạt động sống của cơ thể. Nếu thiếu vitamin có thể dẫn đến nhiều vấn đề sức khỏe khác nhau, trong đó có nhiệt miệng. Do đó, khi mắc phải bệnh lý này nên tăng cường bổ sung các loại vitamin cần thiết một cách khoa học.
Thế nhưng liệu bị nhiệt miệng thì nên uống vitamin gì, có phải tất cả các loại vitamin đều hiệu quả hay không? Dưới đây là các loại vitamin cần bổ sung thường xuyên khi gặp phải tình trạng nhiệt miệng:
Vitamin C
Nhiệt miệng uống gì, vitamin C từ lâu đã nổi tiếng với công dụng tăng sức đề kháng hiệu quả cho cơ thể và ngăn ngừa vi khuẩn có hại xâm nhập. Nếu cơ thể bị thiếu vitamin C sẽ dễ dẫn đến tình trạng kiệt sức, suy nhược cơ thể, mệt mỏi và hệ miễn dịch trở nên suy giảm. Lúc này, vi khuẩn cũng dễ dàng xâm nhập vào cơ thể, tiềm ẩn nguy cơ mắc các chứng bệnh nguy hiểm.
Bổ sung vitamin C không những giúp cơ thể khỏe mạnh, tràn đầy sức sống, hơn nữa còn giúp làm lành các vết thương nhanh chóng, chống oxy hóa, mang đến làn da tươi tắn, hồng hào.
Vitamin B2
Vitamin B2 là hợp chất có tác dụng giúp phục hồi các mô của cơ thể như: Da, mô liên kết, hệ thống miễn dịch và hệ thống thần kinh. Cơ thể thiếu vitamin B2 sẽ làm giảm các liên kết ở mô, từ đó gây nên các bệnh lý về răng miệng như viêm lợi, nhiệt miệng, đau răng và chảy máu chân răng vết thương lâu lành… Do vậy, đây là một trong những đáp án quan trọng cho câu hỏi nhiệt miệng thì nên uống vitamin gì?
Vitamin B3 (PP)
Vitamin B3 hay còn gọi là vitamin PP, có vai trò đóng góp vào quá trình vận chuyển hydro cũng như điện giải các phản ứng oxi hóa khử. Vitamin PP có ảnh hưởng nhất định đến quá trình tổng hợp và phân hủy các thành phần hợp chất khác.
Nếu thiếu vitamin B3, cơ thể sẽ dễ suy nhược, mệt mỏi, chán ăn cũng như dễ gặp phải tình trạng viêm da, lở miệng, nhiệt miệng.
Vitamin B7
Vitamin B7 (hay còn gọi là biotin) là loại vitamin rất cần thiết cho sự phát triển của các tế bào trong cơ thể. Ngoài ra còn đóng vai trò sản xuất axit béo và sự trao đổi chất của các axit amin.
Thiếu hụt vitamin B7 có thể dẫn đến những ảnh hưởng xấu trên nhiều bộ phận cơ thể. Đặc biệt là làm cho các vết thương thêm đau nhức và tình trạng viêm trầm trọng hơn theo thời gian.
Vitamin B12
Thiếu vitamin B12 (cobalamin) là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên tình trạng nhiệt miệng. Mức cobalamin trong máu bình thường dao động từ 200 – 600 pg/ml đối với người lớn.
Khi cơ thể thiếu vitamin B12 so với mức cần thiết thì sẽ có nhiều biểu hiện đặc trưng trong đó rõ ràng nhất là việc bị nhiệt miệng. Tuy nhiên, chỉ cần bổ sung một lượng vitamin B12 khoảng 1000 đơn vị/ngày cũng sẽ có hiệu quả và làm ngăn ngừa các vết nhiệt miệng ấy tái phát.
Đọc thêm: Hướng Dẫn 2 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Muối Hiệu Quả Tại Nhà
Các nguồn bổ sung vitamin không nên bỏ qua
Bên cạnh việc bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì thì cũng cần tham khảo những nguồn bổ sung vitamin an toàn, hiệu quả và tiết kiệm. Có một số nguồn cung cấp vitamin vô cùng hiệu quả như sau:
Bổ sung vitamin qua thực đơn hằng ngày
Bổ sung vitamin bị thiếu hụt thông qua những bữa ăn hằng ngày là cách hiệu quả, an toàn và đem lại lợi ích lâu dài nhất. Cách này vừa giúp giải nhiệt, thanh lọc cơ thể và giảm tình trạng nhiệt miệng, lại vừa cung cấp thêm nhiều vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe và chữa nhiệt miệng ngay tại nhà.
Bạn có thể bổ sung thêm vitamin khi bị nhiệt miệng thông qua những loại thực phẩm như:
- Vitamin C: Có nhiều trong các loại hoa quả, trái cây cũng như các loại rau, đặc biệt có nhiều trong cam, ổi, táo, lê, chuối, đu đủ, ớt chuông, quả kiwi, súp lơ xanh, dâu tây….
- Vitamin B2: Loại vitamin này có nhiều trong sữa và các chế phẩm từ sữa, bên cạnh đó là các thực phẩm như: Thịt bò, cá, hạt dinh dưỡng, nấm, trứng, gan, rau bina, súp lơ xanh….
- Vitamin B3: Vitamin này có nhiều trong các loại cá như cá hồi, cá ngừ, cá cơm. Ngoài ra còn xuất hiện nhiều trong thịt gà, thịt bò, quả bơ, các loại đậu, khoai tây….
- Vitamin B7: Vitamin B7 là thành phần có nhiều trong các loại cá biển, hay trong thịt, bánh mì, trứng, đậu nành và một số loại hạt dinh dưỡng.
- Vitamin B12: Có nhiều trong gan động vật, ngao, hến, ngũ cốc, các loại cá biển, sữa và các chế phẩm từ sữa, trứng…
Liều lượng vitamin B tổng hợp tối đa có thể hấp thụ khoảng 3500mg, với vitamin C là 2500mg. Tuy nhiên thực tế cho thấy, với người lớn, trung bình chỉ nên sử dụng 75 – 90g mg vitamin C, 60-70mg vitamin B để đảm bảo sức khỏe.
Bổ sung vitamin từ các loại thực phẩm chức năng
Thể trạng mỗi người là khác nhau, không phải ai cũng có khả năng hấp thu được hết các loại vitamin trong thực đơn hằng ngày. Do vậy, có thể bổ sung bằng những cách khác.
Nhiều người thường bổ sung vitamin thông qua các sản phẩm thực phẩm chức năng hoặc các loại vitamin tổng hợp. Thiếu vitamin loại nào thì có thể bổ sung trực tiếp các sản phẩm bổ sung vitamin loại đó để tăng cường sức khỏe.
Có nhiều dạng vitamin có bán trên thị trường hiện nay như: Viên uống, viên sủi, dạng siro… để phục vụ nhiều đối tượng khách hàng. Đồng thời chú ý chọn mua các loại thực phẩm chức năng có nguồn gốc rõ ràng, giấy kiểm định chất lượng ở các cơ sở uy tín và kiểm tra chi tiết bảng thành phần trước khi sử dụng.
Việc sử dụng thực phẩm chức năng cũng tiềm ẩn trong đó nhiều nguy cơ gây ra tác dụng phụ cho cơ thể, đặc biệt là khi sử dụng song song với các loại thuốc đặc trị các bệnh lý khác. Chính vì vậy, bạn nên tham khảo lời khuyên nhiệt miệng nên uống vitamin gì của bác sĩ để lựa chọn ra được loại thực phẩm bổ sung phù hợp.
Qua bài viết này, hy vọng bạn đọc đã biết được khi bị nhiệt miệng nên uống vitamin gì để nhanh khỏi nhất và đồng thời có thêm những kiến thức hữu ích về thay đổi chế độ dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho chính mình và những người xung quanh. Cảm ơn đã theo dõi bài viết của ViDentalcare.
Khám phá: Gợi Ý 3 Loại Thuốc Nhiệt Miệng Hàn Quốc Được Ưa Chuộng Hiện Nay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!