6 Cách Nhận Biết Hôi Miệng Đơn Giản, Hiệu Quả Nhất
Có nhiều cách nhận biết hôi miệng đơn giản và hiệu quả như: Ngửi mùi nước bọt, ngửi mùi hơi thở, dùng thìa, dùng cốc, chỉ nha khoa hoặc hỏi người thân, bạn bè. Bạn có thể kết hợp nhiều phương pháp để có kết quả chính xác nhất. Chú ý ăn uống khoa học, vệ sinh răng miệng hàng ngày, loại bỏ thói quen xấu và thăm khám nha khoa thường xuyên để kiểm soát vấn đề hôi miệng, có hàm răng khỏe đẹp hơn.
6 cách nhận biết hôi miệng đơn giản
Để nhận biết hôi miệng, bạn có thể áp dụng một trong 6 cách đơn giản, hiệu quả dưới đây:
Ngửi mùi nước bọt
Nước bọt là chất dịch tự nhiên trong miệng, chứa vi khuẩn và các hợp chất tạo mùi. Khi ngửi mùi nước bọt, chúng ta có thể phát hiện mùi hôi nếu có sự phát triển quá mức của vi khuẩn hoặc sự phân hủy của thức ăn.
Cách thực hiện:
- Hãy chọn một thời điểm trong ngày khi miệng bạn không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài như thức ăn, đồ uống hoặc kem đánh răng (tốt nhất là sau khi thức dậy vào buổi sáng hoặc sau ăn từ 2 – 3 giờ). Đảm bảo tay và miệng sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn từ bên ngoài.
- Dùng lưỡi liếm vào mặt trong của cổ tay để lấy một lượng nước bọt nhỏ, đợi khoảng 10 giây cho nước bọt khô lại trên da.
- Bạn ngửi vùng da vừa liếm để cảm nhận mùi. Nếu có mùi hôi khó chịu, đó có thể là dấu hiệu bạn đang gặp vấn đề về hôi miệng.
Ngửi mùi hơi thở
Ngửi mùi hơi thở là một trong những cách nhận biết bị hôi miệng đơn giản, hiệu quả nhất, bạn không cần sử dụng các dụng cụ phức tạp.
Cách thực hiện:
- Đưa hai bàn tay lên, đặt chúng che miệng và mũi lại để tạo thành một không gian kín.
- Thở ra hơi thở từ miệng vào lòng bàn tay, bạn sẽ cảm nhận được mùi hơi thở của mình và xác định xem nó có mùi hôi hay không.
Cách nhận biết hôi miệng bằng thìa
Có rất nhiều cách nhận biết hôi miệng được truyền miệng, theo đó dùng thìa là biện pháp được nhiều người lựa chọn với độ chính xác cao.
Cách thực hiện:
- Bạn nên đặt thìa lên lưỡi và cạo nhẹ một vòng quanh khu vực phía sau của lưỡi. Đây là nơi mà các vi khuẩn thường sinh sống và gây ra mùi hôi.
- Hãy nhìn vào màu sắc của chất bẩn được cạo ra, nếu có màu vàng hoặc màu mờ, đó có thể là dấu hiệu của vi khuẩn và mảng bám, có thể gây ra hôi miệng.
- Sau khi cạo lưỡi, bạn có thể ngửi thử mùi thở của mình. Trong trường hợp có mùi hôi khó chịu xuất hiện, đây có thể là dấu hiệu rằng bạn đang mắc chứng hôi miệng.
- Để tránh gây ra cảm giác khó chịu hoặc nôn mửa, bạn nên đặt thìa vào miệng một cách nhẹ nhàng và không đặt quá sâu vào lưỡi.
Sử dụng cốc
Nếu chưa biết cách nhận biết hơi thở có mùi, bạn có thể sử dụng một chiếc cốc để kiểm tra. Cách thực hiện vô cùng đơn giản, nhanh chóng và cho kết quả chuẩn xác:
- Đầu tiên chuẩn bị một chiếc cốc sạch, rộng, miệng cốc đủ lớn để bằng khuôn miệng, đặt cốc cách miệng khoảng 2 – 3 cm.
- Tiến hành phà hơi vào cốc nhiều lần. Hơi thở sẽ tương tác với bề mặt trong cốc và giải phóng mùi hương của nó.
- Sau đó bạn có thể kiểm tra mùi hơi thở bằng cách ngửi nhẹ vào miệng của cốc.
Dùng chỉ nha khoa nhận biết hôi miệng
Bạn hoàn toàn có thể dùng chỉ nha khoa để kiểm tra hôi miệng tại nhà một cách dễ dàng, nhanh chóng xác định tình trạng răng miệng của bản thân.
Cách thực hiện:
- Bạn cần chuẩn bị một cuộn chỉ nha khoa hoặc tăm chỉ sạch.
- Đặt chỉ nha khoa vào giữa các kẽ răng và lướt nhẹ qua các bề mặt răng.
- Sau đó lấy chỉ nha khoa và ngửi vào phần đã qua kẽ răng. Nếu phát hiện mùi hôi, điều này cho thấy rằng bạn có thể bị hôi miệng.
- Để tăng tính chính xác của việc nhận biết, bạn nên lặp lại quá trình này trên nhiều kẽ răng khác nhau.
Hỏi người thân
Thêm một cách nhận biết bản thân có bị hôi miệng hay không đó là nhờ người thân hoặc bạn bè đủ tin tưởng để kiểm tra giúp. Lý do là bởi trong nhiều trường hợp người bệnh không phát hiện được mùi hôi của mình kể cả khi đã thực hiện nhiều cách.
Bạn có thể bắt chuyện với mọi người, tiếp xúc ở khoảng cách gần nhất. Sau đó thử hỏi họ về vấn đề có ngửi thấy mùi hôi từ hơi thở của mình hay không.
Lưu ý để khắc phục tình trạng hơi thở có mùi hôi
Để khắc phục tình trạng hơi thở có mùi hôi, bạn có thể áp dụng các biện pháp sau đây:
- Sử dụng kem đánh răng chứa fluoride và bàn chải lông mềm để chải răng ít nhất hai lần một ngày và sau khi ăn uống.
- Thường xuyên dùng chỉ nha khoa để loại bỏ mảng bám, thức ăn thừa trong kẽ răng.
- Hạn chế ăn thực phẩm có mùi nồng như hành, tỏi, café, rượu, đặc biệt không nên hút thuốc lá.
- Uống nhiều nước để khoang miệng luôn duy trì đủ ẩm, loại bỏ các mảng bám, vi khuẩn trong miệng, cải thiện mùi hôi.
- Điều trị dứt điểm các bệnh lý nếu có như sâu răng, viêm nướu, viêm nha chu để phòng ngừa hơi chơ có mùi hôi.
- Nên thăm khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng để lấy cao răng, vệ sinh răng miệng chuyên sâu và xử lý vấn đề phát sinh nếu có.
Trên đây là gợi ý 6 cách nhận biết hôi miệng đơn giản, hiệu quả với độ chính xác cao, bạn có thể áp dụng nhiều biện pháp để xác định tình trạng của bản thân. Ngoài ra, để ngừa hôi miệng, chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất, hãy chú ý hơn đến việc vệ sinh, chế độ ăn uống hàng ngày và thăm khám nha khoa thường xuyên.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!