Hướng Dẫn 2 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Muối Hiệu Quả Tại Nhà
Nhiệt miệng là tình trạng khá phổ biến mà gần như ai cũng sẽ gặp phải một lần. Triệu chứng của bệnh là các vết xước trong khoang miệng gây ra cảm giác đau, rát và khó khăn khi ăn uống. Để cải thiện tình trạng này, các biện pháp dân gian được nhiều người lựa chọn, trong đó có cách trị nhiệt miệng bằng muối. Vậy phương pháp này có thực sự hiệu quả không, thực hiện như thế nào? Cùng theo dõi bài viết dưới đây của chúng tôi để được các chuyên gia của ViDental Care giải đáp chi tiết.
Tìm hiểu trị nhiệt miệng bằng muối có tốt không?
Tình trạng nhiệt miệng diễn ra khá phổ biến, có thể xuất hiện ở cả người lớn và trẻ nhỏ với những biểu hiện khác nhau. Tuy nhiên nhìn chung, người bệnh sẽ gặp phải một số triệu chứng điển hình như ngứa ran, nóng khó chịu khiến việc ăn uống và nói chuyện gặp nhiều khó khăn hơn. Sau vài ngày khi hình thành, các nốt nhiệt sẽ phát ra thành các đốm đỏ và viêm loét.
Để cải thiện tình trạng viêm loét này, từ xưa dân gian đã biết cách áp dụng các bài thuốc dân gian từ nguyên liệu thiên nhiên, trong đó có muối biển. Theo nghiên cứu của y học cổ truyền, muối là nguyên liệu có vị mặn, tính hàn, có khả năng mang đến tác dụng giải độc, sát trùng và kháng viêm. Chính vì vậy, khi dùng nguyên liệu này xát vào các vết nhiệt miệng sẽ giúp chúng nhanh chóng lành lại.
Các nghiên cứu của y học hiện đại cũng cho thấy muối có khả năng trị nhiệt miệng vô cùng hiệu quả. Nguyên nhân do đây là nguyên liệu có tính kháng khuẩn và chống viêm tốt, nên chỉ sau một thời gian ngắn sử dụng có thể giúp tiêu diệt các vi khuẩn ở vết loét và làm lành vết thương nhanh chóng.
Nhiều người sau khi dùng nước muối trị nhiệt miệng cũng mang lại hiệu quả đẩy lùi bệnh nhanh chóng. Bên cạnh đó, súc miệng nước muối còn giúp ngăn ngừa các bệnh lý như viêm lợi, viêm nha chu, hay sâu răng,… vô cùng hiệu quả.
Chữa nhiệt miệng bằng muối vô cùng đơn giản, không tốn nhiều thời gian và giúp tiết kiệm chi phí đáng kể. Kết quả thực tế cho thấy, nhiều người bệnh đã phản hồi chỉ sau 2 – 3 ngày áp dụng liên tục cách súc miệng bằng nước muối, các vết nhiệt trong khoang miệng đã nhanh chóng được đẩy lùi. Ngoài ra, bài thuốc này còn hỗ trợ giảm tình trạng hôi miệng và người sử dụng cũng ít gặp phải các bệnh về răng miệng hơn khi áp dụng thường xuyên.
2 cách trị nhiệt miệng bằng muối đang được áp dụng phổ biến
Các chuyên gia VinDental Care đánh giá phương pháp chữa nhiệt miệng tại nhà bằng muối có công thức thực hiện khá đơn giản và dễ thực hiện. Theo đó, để giảm nhanh tình trạng đau rát, khó chịu do các vết viêm loét nhiệt miệng gây ra, các bạn có thể áp dụng 2 cách đơn giản như sau:
Xát muối vào vết nhiệt
Đây là cách làm đơn giản, ít tốn thời gian và công sức nhất. Tuy nhiên, do muối có vị mặn nên cảm giác đau rát, khó chịu khi xát trực tiếp vào là không thể tránh khỏi. Song nếu kiên trì thực hiện, chỉ sau vài lần áp dụng các vết loét sẽ giảm hẳn, chóng lành, bạn sẽ không bị tình trạng đau và khó chịu mỗi khi ăn uống hành hạ.
Nguyên nhân do muối biển có tính sát trùng và kháng khuẩn mạnh mẽ. Bởi vậy, khi xát muối có thể giúp ức chế vi khuẩn và nấm men trên các vết loét. Bên cạnh đó, nguyên liệu này còn hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm thứ phát, cũng như đẩy nhanh tốc độ làm lành vết loét. Kiên trì áp dụng cách này, nhiệt miệng sẽ lành hẳn sau vài ngày.
Chuẩn bị nguyên liệu: Một ít muối biển và nước sạch.
Hướng dẫn thực hiện:
- Trước khi xát muối lên các vết nhiệt miệng, bạn cần súc miệng để làm sạch thức ăn thừa còn đọng lại bên trong khoang miệng.
- Tiếp theo bôi một ít muối biển lên vết loét và ngậm chặt trong vài phút để muối thẩm thấu vào bên trong.
- Sau đó chỉ cần súc miệng lại với nước sạch để loại bỏ muối trong khoang miệng là xong.
- Kiên trì thực hiện cách trị nhiệt miệng bằng muối này trong vài ngày đến khi thấy các triệu chứng thuyên giảm hoàn toàn.
Súc miệng nước muối
Cách dùng muối biển xát trực tiếp lên vết nhiệt miệng thường gây ra cảm giác đau rát, khó chịu. Bởi vậy, ngoài cách này bạn cũng có thể pha loãng muối để ngậm và súc miệng hàng ngày. Nước muối có khả năng giúp sát trùng, kháng khuẩn tốt, hơn nữa còn làm dịu nên giúp giảm nhanh cảm giác đau rát do vết loét gây ra.
Ngoài ra, cách trị nhiệt miệng này còn hỗ trợ ngăn ngừa viêm nhiễm thứ phát và giúp rút ngắn thời gian làm lành các vết loét. Bên cạnh đó, súc miệng bằng nước muối pha loãng còn giúp phòng ngừa nhiều bệnh lý nha khoa và hô hấp liên quan.
Chuẩn bị nguyên liệu: 1 – 2g muối và 80ml nước (có thể dùng nước ấm để đạt được hiệu quả tốt hơn).
Hướng dẫn thực hiện:
- Cho muối vào cốc rồi thêm nước vào khuấy đều cho tan hết.
- Trước khi súc miệng bằng nước muối bạn nên súc miệng với nước sạch để loại bỏ thức ăn thừa trong khoang miệng.
- Sau đó, ngậm một lượng nước muối pha loãng vừa phải trong khoang miệng vài phút để làm dịu các vết loét.
- Cuối cùng súc miệng thêm 10 – 15 giây rồi nhổ bỏ là được.
Đọc ngay: Gợi Ý 3 Loại Thuốc Nhiệt Miệng Hàn Quốc Được Ưa Chuộng Hiện Nay
Lưu ý khi sử dụng muối chữa nhiệt miệng tại nhà
Phương pháp trị nhiệt miệng bằng muối có khả năng giúp làm giảm nhanh các triệu chứng đau rát, khó chịu, cũng như giúp các vết loét chóng lành hơn. Hơn nữa, muối là nguyên liệu sẵn có trong căn bếp nên bạn có thể dễ dàng thực hiện cách chữa này ngay khi nhận thấy những dấu hiệu đầu tiên của bệnh.
Mặc dù mang lại hiệu quả trị nhiệt miệng tốt, nhưng để đạt hiệu quả cao, bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:
- Đối với những vết loét sâu và kích thước lớn, cách trị nhiệt miệng bằng muối tại nhà không thể mang lại hiệu quả tốt. Trong trường hợp này, để tình trạng viêm nhiễm không nghiêm trọng hơn, các bạn nên sử dụng thuốc bôi hoặc thuốc uống theo hướng dẫn của dược sĩ/bác sĩ.
- Khi sử dụng muỗi để chữa nhiệt miệng, bạn cần kiên trì trong khoảng vài ngày, mỗi ngày áp dụng 2 – 4 lần để nhanh đạt được hiệu quả tốt nhất, tránh nôn nóng ảnh hưởng đến hiệu quả.
- Bên cạnh chữa nhiệt miệng bằng muối, các bạn cũng có thể kết hợp áp dụng các bài thuốc dân gian từ một số nguyên liệu tự nhiên khác để cải miệng như mật ong, sữa chua, nha đam,… Chúng đều là những nguyên liệu từ tự nhiên, an toàn, lành tính nên hầu như không gây ra tác dụng phụ khi thực hiện.
- Ngoài ra, khi bị nhiệt miệng, người bệnh cần chú ý đến việc chăm sóc và vệ sinh răng miệng đầy đủ để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm diễn ra nghiêm trọng hơn. Cụ thể, bạn nên đánh răng mỗi ngày 2 – 3 lần, kết hợp sử dụng thêm nước súc miệng, chỉ nha khoa/máy tăm nước để tăng hiệu quả làm sạch.
- Thực hiện một chế độ ăn uống khoa học là cách để cải thiện và phòng ngừa nhiệt miệng tái phát. Bởi vậy trong thời gian điều trị, các bạn cần tránh ăn những thức ăn cay nóng, uống rượu bia, hay sử dụng các thực phẩm dễ gây viêm. Thay vào đó, người bệnh nên bổ sung cho cơ thể nhiều loại rau xanh, trái cây, những món ăn lỏng mềm, ít gia vị,….
- Ngoài ra, các bạn cần lưu ý, tình trạng nhiệt miệng ngoài do nóng trong còn có thể liên quan đến các bệnh lý răng miệng như chảy máu chân răng, viêm nha chu, sâu răng, hay viêm nướu răng,… Để có thể kiểm soát và ngăn ngừa tình trạng nhiệt miệng tái phát, các bạn nên đi khám để được chẩn đoán, cũng như điều trị, sử dụng thuốc nhiệt miệng (nếu cần thiết) các bệnh lý này.
Nếu sau một thời gian áp dụng cách chữa nhiệt miệng từ muối hay các phương pháp dân gian khác mà không đạt được hiệu quả như mong muốn, các bạn nên tìm kiếm địa chỉ nha khoa uy tín, chất lượng để điều trị bệnh.
Mong rằng những chia sẻ của chúng tôi về hiệu quả của phương pháp trị nhiệt miệng bằng muối và cách thực hiện hữu ích với các bạn. Nhìn chung, đây là cách chữa đơn giản, hiệu quả, bạn có thể thực hiện ngay tại nhà, áp dụng cho cả trẻ nhỏ và người lớn. Tuy nhiên, nếu các nốt nhiệt kéo dài trên 1 tuần không khỏi, thâm chí viêm loét lan rộng hơn thì bạn nên đi khám để được bác sĩ kiểm tra và tư vấn hướng điều trị phù hợp.
Khám phá: Review Chi Tiết Về Thuốc Nhiệt Miệng Nhất Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!