Hôi Miệng Ở Trẻ Em Do Nguyên Nhân Nào? Cách Khắc Phục

Hôi miệng là tình trạng không chỉ người lớn mà ngay cả trẻ nhỏ cũng có thể gặp phải. Vậy nguyên nhân gây hôi miệng ở trẻ em là gì? Làm thế nào để chữa hôi miệng ở trẻ nhỏ? Mời bạn theo dõi bài viết dưới đây để có được lời giải đáp về vấn đề này.

Hôi miệng ở trẻ em là gì?

Hôi miệng là tình trạng hơi thở ra từ khoang miệng hoặc mũi có mùi, gây khó chịu cho người đối diện. Trẻ em hôi miệng có thể là do dịch nhầy đọng lại ở lưỡi, tạo môi trường cho vi khuẩn gây mùi phát triển.

Hôi miệng ở trẻ em sẽ khiến các bé tự ti khi giao tiếp
Hôi miệng ở trẻ em sẽ khiến các bé tự ti khi giao tiếp

Hôi miệng thường xảy ra ở người lớn do thói quen vệ sinh răng miệng không tốt. Tuy nhiên, tình trạng này cũng có thể xảy ra ở trẻ nhỏ, đặc biệt là những trẻ trên 1 tuổi, đã mọc răng. Các bé nhỏ có thể chưa ý thức được tình trạng hôi miệng của mình. Tuy nhiên, với những bé lớn hơn, chứng hôi miệng sẽ khiến các bé bị bạn bè trêu đùa, dần dần dẫn tới tâm lý tự ti, xa lánh, ngại giao tiếp với mọi người. Do đó, các bậc phụ huynh cần lưu ý tới các triệu chứng hôi miệng ở trẻ em và tìm cách khắc phục.

Hôi miệng ở trẻ em do nguyên nhân nào?

Xác định được nguyên nhân sẽ giúp việc chữa bệnh hôi miệng ở trẻ em trở nên dễ dàng hơn. Nguyên nhân hôi miệng ở trẻ em có thể là do các yếu tố sau:

  • Khô miệng: Trong một số trường hợp trẻ thở bằng miệng, ví dụ như khi trẻ bị ngạt mũi, thì miệng sẽ bị khô, nước bọt tiết ra ít hơn khiến vi khuẩn trong miệng của trẻ dễ dàng phát triển gây nên mùi hôi của hơi thở.
  • Dị vật: Nếu không may trẻ bị mắc một dị vật như hạt đậu, một món đồ chơi nhỏ hoặc một vật khác ở trong mũi thì trẻ cũng có thể bị hôi miệng. Điều này dễ xảy ra với những trẻ dưới 1 tuổi, mới biết bò hoặc biết đi.
  • Vệ sinh răng miệng không sạch: Hiện tượng hôi miệng ở trẻ em xảy ra chủ yếu do nguyên nhân này. Các mảnh thức ăn còn sót lại giữa các khe răng, ở chân răng và trên hoặc dưới lưỡi không được làm sạch sẽ là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn sống trong miệng sinh sôi, gây mùi khó chịu cho hơi thở.
  • Bệnh lý răng miệng: Sâu răng, cao răng lâu ngày hoặc áp xe răng… là những bệnh lý có thể ảnh hưởng đến mức độ sâu răng của trẻ và gây ra hôi miệng. Bên cạnh đó, nướu là phần nhạy cảm, dễ mắc bệnh lý gây hôi miệng. Tuy nhiên, tình trạng này thường hiếm khi xảy ra ở trẻ em.
Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng ở trẻ
Sâu răng là một trong những nguyên nhân phổ biến gây hôi miệng ở trẻ
  • Thức ăn: Sự phân hủy của những thức ăn còn sót lại xung quanh răng có thể làm tăng vi khuẩn và gây ra mùi hôi. Ngoài ra, ăn một số loại thực phẩm có mùi đặc trưng như hành, tỏi và gia vị cũng có thể gây ra tình trạng hôi miệng. Bởi những thực phẩm này sau khi được tiêu hóa sẽ theo đường máu tới phổi, ảnh hưởng đến mùi hơi thở của trẻ.
  • Thuốc: Nếu như trẻ uống những loại thuốc có tác dụng phụ là khiến miệng bị khô thì cũng gián tiếp gây nên tình trạng hôi miệng ở trẻ em. Ngoài ra, những thành phần khác của thuốc có thể bị phân hủy khi đi vào cơ thể và giải phóng các hóa chất có mùi và thoát ra ngoài theo hơi thở của trẻ.

Ngoài ra, trong trường hợp trẻ mắc một số bệnh lý khác như nhiễm trùng xoang, viêm amidan, trào ngược dạ dày… cũng có thể gây hôi miệng nặng. Muốn chữa hôi miệng ở trẻ em trong trường hợp này cần điều trị triệt để các bệnh lý nêu trên.

Tìm hiểu: Bà Bầu Bị Hôi Miệng Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Cách điều trị hôi miệng ở trẻ em đơn giản nhất

Trẻ bị hôi miệng phải làm sao là lo lắng của rất nhiều bậc phụ huynh. Cách trị bệnh hôi miệng ở trẻ em thường đơn giản hơn người lớn. Bởi hầu hết nguyên nhân gây mùi cho hơi thở của trẻ là do vấn đề răng miệng. Do đó, trong hầu hết các trường hợp hôi miệng ở trẻ em, việc vệ sinh răng miệng là biện pháp đơn giản và ít tốn kém và hiệu quả nhất. Cụ thể, bạn nên thực hiện các cách điều trị hôi miệng ở trẻ em như sau:

  • Với trẻ sơ sinh, bạn nên dùng gạc tẩm nước muối loãng để rơ lưỡi cho con hàng ngày. Nên thực hiện nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương nướu của trẻ.
  • Cách trị hôi miệng cho bé 1 tuổi là đánh răng cho con bằng nước muối ít nhất 1 lần mỗi ngày, trước khi ngủ.
  • Cách trị hôi miệng cho trẻ 2 tuổi là sử dụng 1 lượng kem đánh răng nhỏ bằng hạt đậu để chải răng cho bé 2 lần mỗi ngày.
  • Cha mẹ cần đưa trẻ đi khám và lấy cao răng định kỳ để đảm bảo răng miệng của trẻ luôn khỏe mạnh và sạch sẽ. Nếu tình trạng hôi miệng vẫn còn, hãy đưa con đến bác sĩ kiểm tra xem có nguyên nhân từ những bệnh lý khác hay không. Việc sử dụng các sản phẩm thuốc hôi miệng lâu năm không được khuyến khích ở trẻ nhỏ.
Cho bé đi khám răng định kỳ để phòng ngừa bệnh răng miệng
Cho bé đi khám răng định kỳ để phòng ngừa bệnh răng miệng
  • Ngoài ra, cha mẹ cũng cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ tay và các vật dụng trẻ cầm nắm hàng ngày, đặc biệt ở những trẻ có thói quen mút ngón tay hoặc ngậm, cắn đồ vật.
  • Nếu trẻ lớn hơn và đã biết súc miệng, bạn có thể cho trẻ súc miệng bằng nước muối loãng hàng ngày vào sáng và tối.

Làm cách nào để phòng tránh hôi miệng ở trẻ nhỏ?

Hôi miệng khiến trẻ tự ti khi giao tiếp, ảnh hưởng tới sinh hoạt và kết quả học tập. Do đó, để giảm hoặc ngăn ngừa chứng hôi miệng ở trẻ, phụ huynh nên hướng dẫn trẻ thực hiện những việc dưới đây:

  • Đánh răng sau khi ăn: Hướng dẫn hoặc nhắc trẻ đánh răng bằng kem đánh răng có chứa florua ít nhất hai lần một ngày, đặc biệt là sau bữa ăn để ngăn chặn sự hình thành mảng bám gây hôi miệng. Ngoài ra, sử dụng những loại kem đánh răng có đặc tính kháng khuẩn cũng giúp làm giảm mùi hôi miệng.
  • Dùng chỉ nha khoa: Đối với những trẻ lớn, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ dùng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần một ngày. Chỉ nha khoa giúp loại bỏ các mảnh thức ăn còn sót lại và mảng bám giữa các kẽ răng, giúp kiểm soát mùi của hơi thở. Tuyệt đối không cho trẻ dùng tăm vì có thể gây tổn thương nướu.
  • Chải lưỡi: Lưỡi là nơi tích tụ nhiều vi khuẩn. Vì vậy chải lưỡi thường xuyên giúp làm giảm mùi hôi. Sử dụng bàn chải đánh răng có tích hợp mặt làm sạch lưỡi giúp việc vệ sinh lưỡi được dễ dàng hơn.
Giúp bé đánh răng hàng ngày
Khuyến khích bé đánh răng hàng ngày
  • Tránh khô miệng: Cho trẻ uống nhiều nước và tránh đồ ngọt là cách ngăn ngừa khô miệng. Nếu trẻ lớn, có thể cho trẻ nhai kẹo cao su hoặc ngậm kẹo (tốt nhất là sử dụng loại không đường) để kích thích tiết nước bọt, giúp cân bằng độ ẩm trong miệng. Nếu trẻ bị khô miệng mãn tính, bạn nên đưa trẻ tới nha sĩ hoặc bác sĩ để được chỉ định dùng chế phẩm nước bọt nhân tạo và thuốc uống để kích thích tuyến nước bọt tiết ra nhiều hơn.
  • Lưu ý chế độ ăn uống của trẻ: Tránh cho trẻ ăn nhiều bánh kẹo, những thực phẩm có chứa nhiều đường, đặc biệt là vào buổi tối, bởi chúng khiến chứng hôi miệng dễ xảy ra hơn.
  • Thường xuyên thay bàn chải đánh răng: Bạn không nên đợi tới khi bàn chải bị mòn mới thay mà nên thay bàn chải khoảng 3-4 tháng 1 lần. Lưu ý chọn bàn chải đánh răng có lông mềm để bảo vệ nướu cho trẻ.
  • Trẻ uống nước: Cho trẻ uống nhiều nước, đặc biệt là sau khi ăn để tránh hôi miệng.
  • Đi thăm khám: Ngoài ra, cha mẹ cũng nên đưa trẻ tới nha sĩ định kỳ hai lần một năm để được khám và làm sạch răng, tránh để các bệnh răng miệng xảy ra đối với trẻ nhỏ.

Hôi miệng ở trẻ không chỉ khiến chúng mất tự tin mà còn là dấu hiệu của bệnh lý răng miệng. Vì thế, cha mẹ cần hết sức lưu ý vấn đề vệ sinh răng miệng cho trẻ, đặc biệt là những trẻ đã mọc đủ răng và chưa biết cách vệ sinh đúng.

Cùng tìm hiểu: Hôi miệng hở van dạ dày: Nguyên nhân, biểu hiện và cách chữa trị ít ai biết

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Côn Sơn Hoàn Bách Vị: Chi Tiết Về Thành Phần, Công Dụng, Cách Dùng
Côn Sơn Hoàn Bách Vị: Chi Tiết Về Thành Phần, Công Dụng, Cách Dùng

Tình trạng hôi miệng khiến nhiều người bị mất tự tin và ngại ngùng khi giao tiếp với những người xung quanh. Để cải thiện...

Top 7 thuốc bôi nhiệt miệng màu xanh tốt nhất hiện nay
Top 7 Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Màu Xanh Tốt Nhất Hiện Nay

Tình trạng nhiệt miệng kéo dài có thể gây suy nhược cơ thể, tác động tiêu cực đến sức khỏe và sinh hoạt hằng ngày....

[Giải Đáp] Tại Sao Bị Nhiệt Miệng Liên Tục? Lưu Ý Cần Nhớ
[Giải Đáp] Tại Sao Bị Nhiệt Miệng Liên Tục? Lưu Ý Cần Nhớ

Nhiệt miệng là tình trạng rất phổ biến và dễ gặp ở mọi độ tuổi.  Tại các vùng mô mềm trong miệng như môi, má...

Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả Nhất
Cách Chữa Nhiệt Miệng Cho Bà Bầu An Toàn, Hiệu Quả Nhất

Bà bầu bị nhiệt miệng là hiện tượng phổ biến, khá nhiều người gặp phải trong thời kỳ mang thai. Mặc dù không gây ảnh...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo