Bà Bầu Bị Hôi Miệng Phải Làm Sao Để Khắc Phục?

Hôi miệng là một tình trạng khá phổ biến ở nhiều người, đặc biệt là phụ nữ có thai. Vậy bà bầu bị hôi miệng phải làm sao để khắc phục? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn biết được cách xử trí vấn đề này.

Bà bầu bị hôi miệng phải làm sao để khắc phục?

Hôi miệng là hiện tượng luồng hơi thoát ra khi nói, hát hoặc thở từ miệng có mùi khó chịu. Hiện tượng này xảy ra ở nhiều đối tượng và nguyên nhân gây nên cũng khác nhau. Bị hôi miệng khi mang thai là hiện tượng khá phổ biến, và xảy ra chủ yếu do những thay đổi đột ngột về nội tiết tố trong cơ thể.

Bà bầu hôi miệng phải làm sao là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ
Bà bầu hôi miệng phải làm sao là băn khoăn của nhiều chị em phụ nữ

Mùi hôi trong miệng xuất phát từ các hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi, trong đó chủ yếu là hai hợp chất Hydrogen Sulfide và Methyl Mercaptan. Các vi khuẩn lâu ngày sinh sôi trong miệng, sản xuất ra những chất này dẫn tới tình trạng hôi miệng.

Để biết được bà bầu bị hôi miệng phải làm sao, trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu tại sao bà bầu hay bị hôi miệng. Theo các bác sĩ chuyên khoa, phụ nữ mang thai dễ bị hôi miệng hơn những đối tượng khác là bởi những nguyên nhân sau:

  • Thay đổi nội tiết tố: Các hormone trong cơ thể sẽ tăng lên khi phụ nữ mang thai. Sự gia tăng nồng độ Estrogen và Progesterone làm nướu nhạy cảm hơn, kết hợp với các mảng bám hình thành viêm nướu. Nếu vệ sinh răng miệng không kỹ rất dễ dẫn tới hôi miệng nặng do viêm nha chu.
  • Nghén: Việc nôn ói thường xuyên do nghén dẫn tới axit và dịch vị trong dạ dày trào ngược lên khoang miệng tạo ra môi trường axit làm hỏng men răng.
  • Giảm nồng độ canxi: Đa phần các bà bầu đều bị thiếu hụt canxi do em bé trong bụng sẽ hấp thụ canxi từ cơ thể mẹ. Việc không đủ canxi khiến răng và xương của phụ nữ mang thai yếu hơn, răng dễ bị sâu và dẫn tới tình trạng hôi miệng.
  • Mất nước: Việc nôn do nghén hoặc đi tiểu quá nhiều khiến cơ thể bà bầu dễ bị mất nước, khô miệng, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi. Nếu bạn lo lắng bà bầu bị hôi miệng phải làm sao thì câu trả lời là bạn nên uống nhiều nước trong suốt thai kỳ để phòng tránh hôi miệng.
  • Thói quen ăn uống: Tại sao bà bầu bị hôi miệng? Nguyên nhân là do thay đổi thói quen ăn uống. Cảm giác thèm ăn khi mang thai khiến một số mẹ bầu thường ăn nhiều đồ ngọt, đồ ăn vặt và ăn đêm. Thói quen này khiến tình trạng sâu răng, viêm lợi dễ xảy ra hơn.
  • Sử dụng thuốc: Phụ nữ có thai thường uống nhiều thuốc bổ hoặc một vài loại thuốc khác. Tác dụng phụ của thuốc có thể khiến họ bị hôi miệng, đặc biệt là những người tiền sử bị trào ngược dạ dày, thực quản.
Sử dụng các loại thuốc, vitamin là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng ở bà bầu
Sử dụng các loại thuốc, vitamin là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng ở bà bầu
  • Đầy bụng, khó tiêu: Do sự nở rộng của tử cung khiến dạ dày bị chèn ép dẫn tới sự trào ngược axit. Điều này có thể khiến khoáng của men răng bị phá hủy, hình thành các vết nứt trên răng, tạo điều kiện cho thức ăn bám lại và dẫn đến hôi miệng do những vị trí này rất khó để làm sạch.
  • Thức ăn: Sử dụng nhiều những thực phẩm chứa các thành phần có mùi nồng đặc trưng như hành, tỏi, cà phê,… cũng có thể gây nên mùi hôi miệng.
  • Tình trạng sức khỏe: Các bệnh lý nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, tai – mũi – họng, tiểu đường thai kỳ, các bệnh về gan… cũng dẫn tới hôi miệng. Nguyên nhân này cũng gây nên chứng hôi miệng ở cả những người không mang thai.

Các nguyên nhân trên có thể dẫn tới nhiều vấn đề về răng miệng, đặc biệt là viêm nướu. Viêm nướu lâu ngày là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng hôi miệng.

Vậy bà bầu bị hôi miệng phải làm sao để xử trí? Can thiệp y tế không phải lúc nào cũng cần thiết và an toàn, đặc biệt là với mẹ bầu. Vì vậy, bạn nên thực hiện một số biện pháp dưới đây để chữa hôi miệng cho bà bầu.

  • Đánh răng ít nhất 2 lần một ngày, tốt nhất là sau khi ăn xong khoảng 30 phút. Đây là bước đầu tiên và quan trọng nhất để bảo vệ răng và phòng ngừa hôi miệng hiệu quả.
  • Dùng chỉ nha khoa hàng ngày để lấy đi những thức ăn thừa mắc kẹt giữa các kẽ răng, nhằm tránh hình thành mảng bám.
  • Làm sạch lưỡi hàng ngày vì đó là nơi vi khuẩn trú ngụ, gây nên tình trạng hôi miệng.
  • Dùng nước muối ấm hoặc nước súc miệng không chứa cồn vào mỗi sáng và tối trước khi đi ngủ.
  • Hạn chế các thức ăn chứa gia vị có mùi nồng và không đánh răng ngay sau khi ăn chúng.
  • Ăn thực phẩm chứa nhiều chất xơ vì chúng có tác dụng làm sạch những mảng bám mềm trên răng. Đồng thời, thực phẩm giàu chất xơ cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa, tránh táo bón khi mang thai.
  • Uống nhiều nước để ngăn chặn tình trạng khô miệng, giúp phòng ngừa hôi miệng.
  • Bạn cũng có thể ăn loại kẹo cao su không chứa đường. Nhai kẹo cao su giúp làm giảm bớt mùi hôi miệng và tăng tiết nước bọt.
  • Bổ sung canxi trong suốt thai kỳ, giúp duy trì lượng canxi trong máu một cách tối ưu. Tuy nhiên, bạn không nên tự ý mua thuốc về sử dụng mà chưa tham khảo ý kiến bác sĩ.
  • Kiểm tra tình trạng răng miệng thường xuyên, tối thiểu 6 tháng một lần.
Chải răng thường xuyên giúp cải thiện tình trạng hôi miệng
Chải răng thường xuyên giúp cải thiện tình trạng hôi miệng

Nếu tình trạng hôi miệng nặng, kèm theo răng hoặc nướu bị sưng, đau, bạn nên tới nha khoa để được kiểm tra chuyên môn. Sau khi thăm khám, nha sĩ sẽ tìm ra nguyên nhân gây hôi miệng và tư vấn cho bạn những cách khắc phục. Họ có thể triển khai một hoặc kết hợp nhiều hơn một trong các cách trị hôi miệng cho bà bầu sau đây:

  • Lấy cao răng, mảng bám kết hợp bào chân răng để làm giảm bớt mảng bám trên răng và dưới nướu.
  • Trám răng bằng nhựa cho những chiếc răng bị bào mòn vì trào ngược axit hoặc nôn ói.
  • Trám răng bằng nhựa vào các vị trí răng bị sâu.
  • Nạo các mảng bám lắng đọng dưới nướu (nếu có).
  • Phẫu thuật hoặc can thiệp bằng laser để loại bỏ phần nướu viêm hoặc u hạt sinh mủ.

Sự thay đổi về nội tiết tố khi mang thai khiến răng và nướu của mẹ bầu trở nên nhạy cảm hơn. Việc sử dụng các phương pháp trị hôi miệng bằng kỹ thuật y tế có thể gây đau hoặc khó khăn hơn do mẹ bầu không thể sử dụng các loại thuốc chống viêm. Do đó, nên làm sạch và đánh bóng răng trước khi mang bầu để hạn chế tối đa tình trạng hôi miệng có thể xảy ra trong khi mang thai là điều các nha sĩ khuyên nên thực hiện.

Thông tin hữu ích: Top 11 loại thuốc trị hôi miệng hiệu quả nhất hiện nay

Những lưu ý khi mang thai bị hôi miệng

Hôi miệng mang lại nhiều phiền toái cho phụ nữ mang thai. Đặc biệt là làm ảnh hưởng tới tâm lý và sức khỏe của bà bầu. Do đó, việc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng này là cần thiết. Tuy nhiên, dù thực hiện phương pháp nào, mẹ bầu cũng cần tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Những phương pháp điều trị sau đây không nên làm trong khi mang thai:

  • Không thực hiện bất kì phương pháp tự chọn và không khẩn cấp nào.
  • Không chụp X-quang khi đang trong thai kỳ. Nếu bắt buộc phải chụp, hãy yêu cầu biện pháp bảo vệ như một tấm chắn có chì.
  • Không tự ý sử dụng bất kì loại thuốc nào kể cả là thuốc hôi miệng lâu năm nếu không có chỉ định từ bác sĩ.
  • Không uống những đồ uống có màu như cafe, nước ngọt có ga…Những đồ uống này vừa làm ngả màu men răng, vừa khiến răng bạn có nguy cơ bị bào mòn.
  • Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín và thăm khám sớm nếu nhận thấy tình trạng răng miệng của bản thân có dấu hiệu viêm nhiễm.

Như vậy, vấn đề bà bầu bị hôi miệng phải làm sao đã được chúng tôi giải đáp qua bài viết trên đây. Hy vọng những thông tin này sẽ giúp bạn không còn lo lắng về chứng hôi miệng và có một thai kỳ khỏe mạnh.

Tìm hiểu: Vì Sao Ăn Tỏi Hôi Miệng? Cách Khử Mùi Hôi

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc nhiệt miệng Urgo: thành phần, hiệu quả và cách dùng
Thuốc Nhiệt Miệng Urgo: Thành Phần, Hiệu Quả Và Cách Dùng

Những vùng da bị nhiệt miệng, viêm loét miệng luôn gây ra cảm giác đau rát, khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của...

Review 11 Sản Phẩm Xịt Hôi Miệng Chất Lượng Nhất Hiện Nay
Review 11 Sản Phẩm Xịt Hôi Miệng Chất Lượng Nhất Hiện Nay

Hôi miệng là vấn đề nhạy cảm, gây ra tâm lý e ngại và mất tự tin khi giao tiếp. Rất nhiều người gặp tình...

Top 7 Cách Chữa Hôi Miệng Dân Gian Hiệu Quả, An Toàn Tại Nhà
Top 7 Cách Chữa Hôi Miệng Dân Gian Hiệu Quả, An Toàn Tại Nhà

Hôi miệng không chỉ ảnh hưởng đến sự tự tin khi giao tiếp mà còn là dấu hiệu của nhiều vấn đề sức khỏe răng...

Gợi ý một số cách trị hôi miệng và trắng răng hiệu quả
Gợi Ý Một Số Cách Trị Hôi Miệng Và Trắng Răng Hiệu Quả

Hôi miệng, vàng răng là bệnh lý gây cảm giác khó chịu và ảnh hưởng đến việc giao tiếp hằng ngày. Do vậy, cần áp...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo