Hôi miệng nặng: Những ảnh hưởng nghiêm trọng cần phải chú ý
Hôi miệng là hiện tượng hơi thở có mùi hôi từ thực quản và làm cản trở mỗi khi giao tiếp hàng ngày. Tình trạng hôi miệng xuất hiện phổ biến ở mọi lứa tuổi và không gây nên những biến chứng nguy hiểm nào. Tuy nhiên, nếu bị hôi miệng nặng thì lại là một trong những vấn đề nghiêm trọng cảnh báo về sức khỏe hiện tại của người bệnh. Vậy hôi miệng nặng nguyên nhân từ đâu và cần khắc phục thế nào?
Hôi miệng nặng là như thế nào?
Theo như nghiên cứu cho thấy, có khoảng 90% trường hợp người bệnh gặp phải tình trạng bị hôi miệng nặng do sự phân hủy của protein trong khoang miệng. Thường xảy ra ở phía mặt trước lưỡi hoặc trên nướu. Dựa vào mùi hơi thở, bạn cũng có thể xác định được nguồn gốc dẫn đến tình trạng này và một số những vấn đề tiềm ẩn khác trong các cơ quan trong cơ thể.
Dưới đây là một số biển hiện gây ra chứng hôi miệng, bao gồm:
- Hơi thở có mùi chua, khó chịu
- Hôi miệng nặng mùi do xuất phát từ cổ họng
- Hơi thở có mùi tanh
- Mùi amoniac từ miệng phát ra
- Mỗi khi thở có mùi nồng nặc
- Đôi khi hôi miệng nặng còn xuất hiện mùi trái cây
Nguyên nhân bị hôi miệng nặng là do đâu?
Có rất nhiều nguyên nhân hôi miệng nặng mà bạn cần biết, cụ thể như sau:
Chăm sóc răng miệng kém
Một trong những nguyên nhân đầu tiên khiến nhiều người bị hôi miệng nặng chính là vệ sinh răng miệng không đúng cách. Khi những mảng bám thức ăn còn tồn đọng lại sâu bên trong khoang miệng khiến tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển sinh ra mùi hôi nặng. Không những thế, những mảng bám này còn gây ra tình trạng nướu bị viêm nhiễm cũng có thể gây ra mùi hôi khó chịu.
Hút thuốc lá
Người bị hôi miệng nặng mùi một phần cũng là do lạm dụng việc hút thuốc lá quá nhiều khiến răng bị ố vàng, làm mất thẩm mỹ mỗi khi giao tiếp hàng ngày. Ngoài ra, việc hút thuốc lá còn gây ra tình trạng người bệnh bị hôi miệng. Khi miệng bị khô, hạn chế tiết nước bọt làm ngăn cản và loại bỏ được những vi khuẩn gây mùi.
Bên cạnh đó, khô miệng do hút thuốc lá nhiều còn làm cho mùi hôi dễ phát ra khi giao tiếp. Ngoài việc gây khô miệng, hút thuốc lá còn làm tăng hàm lượng chất dễ bay hơi khiến miệng và phổi bị ảnh hưởng và dẫn đến chứng hôi miệng ngày càng nặng hơn.
Những bệnh lý về răng miệng
Với những người bệnh mắc các bệnh lý về răng miệng cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng hôi miệng nặng hơn, bao gồm:
- Một số người bệnh mắc phải các bệnh lý về răng miệng như viêm nha chu, viêm nướu, áp xe răng,… là một trong những tác nhân tạo nên các ổ viêm nhiễm khiến cho thức ăn giắt vào sâu bên trong răng. Điều này khiến cho việc vệ sinh răng miệng khó khăn và vi khuẩn từ những ổ viêm đó sinh sôi và phát triển từ những ổ viêm phân hủy bên trong miệng khiến mùi hôi miệng nặng hơn.
- Sâu răng thường tạo ra các lỗ sâu trên bề mặt răng và dễ làm cho thức ăn thừa còn sót lại. Nếu không vệ sinh sạch sẽ, lâu dần khiến cho mùi hôi và tình trạng sâu răng trở nên phức tạp.
- Tình trạng người bệnh bị viêm loét trong khoang miệng cũng là nguyên nhân gây ra chứng hôi miệng nặng.
- Bên cạnh đó, việc người bệnh bị hôi miệng nặng cũng do hội chứng Sjogren gây nên khiến khô niêm mạc, phổ biến nhất là khô mắt và khô miệng do sự thâm nhập của tế bào lympho ở màng nhầy. Khi miệng bị khô khiến cho mùi hôi ngày càng trở nên nặng mùi hơn rất nhiều.
Bệnh lý cơ thể
Bên cạnh những bệnh lý về răng miệng thì bệnh lý cơ thể cũng khiến cho chứng hôi miệng nặng làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của nhiều người bệnh. Do đó, cũng gây ra những nguyên nhân cụ thể như sau:
- Viêm phổi, viêm phế quản hay ung thư phổi khiến cho hơi thở có mùi nặng. Nguyên nhân là do khi phổi bị bệnh, nó chứa chất nhầy gây ra mùi hôi khó chịu. Những mùi hôi đó theo đường thực quản phát tán ra bên ngoài.
- Một số bệnh lý về cơ thể như người bệnh bị viêm đường hô hấp như viêm xoang, viêm amidan,… cũng hình thành lên những chất dịch nhầy ở vùng họng có mùi hôi nặng. Do nằm ở phía sâu bên trong khoang miệng, phần dịch nhầy dễ bay hơi ra và gây mất thẩm mỹ cho người bệnh mỗi khi giao tiếp hoặc ăn uống hàng ngày.
- Các bệnh về dạ dày khiến cho việc thức ăn bị tiêu hóa kém, làm ứ đọng bên trong dạ dày bị phân hủy và tạo ra mùi chua. Khi đó, mùi hôi từ dạ dày thoát ra bên ngoài gây ra hôi miệng nặng. Bên cạnh đó, khi người bệnh bị trào ngược dạ dày cũng là một trong những nguyên nhân gây hôi miệng nặng mùi.
- Suy gan khiến cho những chức năng phân giải độc tố thấp sẽ khiến cho nồng độ amoniac trong máu tăng và gây ra mùi hôi trong miệng.
Xem thêm: Hôi miệng chảy máu chân răng chữa trị như thế nào hiệu quả?
Cách điều trị hôi miệng nặng
Khi gặp những vấn đề về hơi thở, trước hết bạn cần phải đến ngay cơ sở nha khoa y tế để được các bác sĩ chuyên khoa thăm khám và tìm ra được nguyên nhân chính xác gây hôi miệng nặng là do đâu. Khi đã tìm ra được nguyên nhân chính gây bệnh mới có thể lựa chọn được phương pháp điều trị cụ thể cho tình trạng này. Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng một số cách dưới đây để chữa hôi miệng nặng như sau:
Điều trị tại nhà
Tùy theo tình trạng người bệnh bị hôi miệng nặng mà các bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp khắc phục triệt để tình trạng này. Trước hết, người bệnh có thể áp dụng cách chữa ngay tại nhà bằng những biện pháp dân gian:
Cách trị hôi miệng nặng bằng trà xanh
Trà xanh được xem như là nguyên liệu để làm đẹp cho các chị em phụ nữ. Nhưng bên trong lá trà xanh có công dụng kháng khuẩn, kháng viêm và điều trị những chứng bệnh như hôi miệng, viêm nha chu, viêm nướu,… có thể ngăn ngừa được vi khuẩn xâm nhập vào trong khoang miệng.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 1 nắm lá trà xanh cùng với một ít muối trắng
- Đun nước trà xanh sau đó để nguội
- Sử dụng nước lá trà xanh để uống hoặc súc miệng sau khi đánh răng
- Thực hiện liên tục trong vòng 2 tuần sẽ giúp cho hơi thở thơm mát
Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước trà xanh để giúp detox và thải độc cho cơ thể rất tốt. Cần lưu ý không nên uống nước lá trà xanh trước khi đi ngủ, điều này dễ gây ra tình trạng mất ngủ.
Lá ổi
Cách trị hôi miệng thứ hai được nhiều người áp dụng là sử dụng lá ổi. Bởi trong lá ổi có chứa hợp chất phenol, flavonoid, vitamin C, axit tannic, axit malic,… có tác dụng giảm đau, kháng viêm, diệt khuẩn và chống oxy hóa rất hiệu quả. Đặc biệt hơn, trong lá ổi còn có tác dụng chống lại những vi khuẩn gây ra những bệnh lý về răng miệng khác.
Cách dùng:
- Bạn có thể nhai trực tiếp và sau đó súc miệng lại bằng nước ấm
- Rửa sạch lá ổi tươi và đun trong vòng 10 phút, chắt lấy nước và súc miệng sau khi đánh răng.
- Thực hiện liên tục 2 – 3 lần/ngày trong vòng 1 – 2 tuần, tình trạng hôi miệng nặng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Chữa hôi miệng nặng bằng tinh dầu tràm
Hiện nay, có rất nhiều người sử dụng tinh dầu tràm để điều trị hôi miệng tại nhà. Đồng thời, trong tinh dầu tràm có thành phần giúp điều trị giảm hôi miệng nặng, viêm nướu, viêm nha chu và áp xe răng. Do đó, có thể loại bỏ vi khuẩn có trong khoang miệng và giúp cho hơi thở thơm mát.
Cách sử dụng:
- Bạn chỉ cần nhỏ từ 1 – 2 giọt tinh dầu trần lên phần đầu của bàn chải
- Đánh răng nhẹ nhàng bằng bàn chải lông mềm sẽ giúp làm sạch khoang miệng và trên bề mặt lưỡi.
- Thực hiện ngày 2 lần sau khi ăn và trước khi đi ngủ sẽ giúp đẩy lùi được tình trạng hơi thở có mùi hôi khó chịu
Súc miệng nước muối
Một trong những phương pháp phổ thông nhất được nhiều người áp dụng để điều trị hôi miệng nặng chính là thực hiện súc miệng bằng nước muối hàng ngày. Bởi trong thành phần nước muối có chất kháng viêm, diệt khuẩn, ngăn ngừa ê buốt răng và làm sạch toàn bộ khoang miệng để tránh vi khuẩn gây hại xâm nhập.
Cách thực hiện:
- Dùng 1 thìa cafe muối biển cùng với 200ml nước đun sôi để nguội
- Sau đó súc miệng bằng nước muối trong khoảng 1 phút rồi nhổ bỏ
- Thực hiện vào mỗi sáng và buổi tối trước khi đi ngủ mỗi ngày để tránh được mùi hôi xuất hiện trở lại trong khoang miệng.
Điều trị bằng thuốc Tây Y
Thông thường, tùy theo nguyên nhân và tình trạng bệnh mà người bệnh có những cách điều trị khác nhau. Bên cạnh việc sử dụng những phương pháp điều trị tại nhà, việc bạn sử dụng một số loại thuốc điều trị hôi miệng nặng cũng rất hiệu quả. Nên nhớ trước khi sử dụng những loại thuốc này, bạn cần có sự chỉ định cũng như hướng dẫn của các bác sĩ mới được uống. Bởi tùy theo thể trạng và nguyên nhân của từng người mà có liều dùng khác nhau.
Thuốc uống chữa hôi miệng nặng Detoxic
Đây là loại thuốc có công dụng tiêu diệt mọi vi khuẩn có hại, loại bỏ ký sinh trùng, trứng, giun sán và thanh lọc cơ thể. Hỗ trợ cho đường tiêu hóa và giúp hơi thở được thơm mát. Ngoài ra, thuốc còn làm ổn định dạ dày, hỗ trợ tình trạng người bệnh bị khó chịu dạ dày.
Cách dùng:
- Với những người có chứng hôi miệng nặng cần uống từ 2 – 3 viên sau khi ăn
- Chống chỉ định với những phụ nữ đang mang thai và cho con bú, trẻ em dưới 10 tuổi.
- Cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để có một liều lượng sử dụng phù hợp với tình trạng hôi miệng hiện tại.
Giá của hộp thuốc trị hôi miệng Detoxic có giá khoảng 750.000 – 1.250.000 VNĐ/hộp
Nước súc miệng Nuskin AP24
Loại nước súc miệng trị hôi miệng Nuskin AP24 là sản phẩm nổi tiếng tại Mỹ với công dụng có thể loại bỏ những mảng bám có trong khoang miệng, giúp cho răng trắng sáng tự nhiên. Bổ sung thêm Flo giúp ngăn ngừa sâu răng hiệu quả và giúp cho răng luôn được chắc khỏe. Ngoài ra, còn giúp người bệnh có thể loại bỏ hôi miệng nặng mùi triệt để và hỗ trợ điều trị những bệnh như chảy máu chân răng, viêm lợi,…
Cách dùng:
- Lấy một lượng nhỏ ra nắng chai, mỗi lần 10ml
- Thực hiện súc miệng trong vòng 1 phút sau khi đánh răng
- Không dùng quá 2 – 3 lần/ngày và tuyệt đối không được nuốt nước súc miệng
Giá bán loại nước súc miệng Nuskin AP24 có giá khoảng 350.000 – 400.000 VNĐ/chai.
Thuốc trị hôi miệng Komil
Komil là loại thuốc điều trị hôi miệng nặng mùi do viêm lợi, viêm tuyến nước bọt,… và một số bệnh lý về răng miệng khác như viêm nha chu, viêm lưỡi và viêm xung quanh chân răng. Khử được mùi hôi có trong khoang miệng do viêm họng, viêm amidan gây ra. Trong thành phần của thuốc trị hôi miệng Komil đều là những thảo dược từ thiên nhiên nên bạn có thể yên tâm khi sử dụng mà không lo ảnh hưởng bởi những tác dụng phụ.
Cách dùng:
- Với những người bị nhiệt miệng ngậm trong khoảng 5 -10 phút/ngày
- Người bệnh bị hôi miệng do viêm nướu sử dụng trong 1 – 2 tuần
- Khô miệng nên sử dụng 1 – 3 liệu trình, mỗi liệu trình khoảng 2 tuần
- Viêm họng, viêm amidan cần súc miệng mỗi ngày
Giá bán cho thuốc trị hôi miệng Komil có giá bán lẻ khoảng 290.000 VNĐ/lọ 100ml
Điều trị bằng thuốc Đông Y
Bên cạnh những cách trị hôi miệng nặng bằng những biện pháp tại nhà hoặc sử dụng thuốc Tây. Người bệnh cũng có thể áp dụng một số bài thuốc Đông Y được bào chế từ những nguyên liệu từ thiên nhiên giúp trị chứng hôi miệng nặng hiệu quả mà không ảnh hưởng đến sức khỏe như sau:
Bài thuốc trị hôi miệng nặng do thấp nhiệt uẩn phục
Phương pháp điều trị do thấp nhiệt uẩn phục giúp điều trị những chứng bệnh hôi miệng nặng do nóng trong, ợ chua, trào ngược dạ dày từ thực quản tái phát và một số bệnh lý về răng miệng khác.
Bài thuốc để điều trị hôi miệng nặng do thấp nhiệt uẩn phục dùng các thảo dược như sau: Xương bồ, bán hạ, hoặc hương, khấu nhân, liên kiều, hậu phác, cam thảo, hoàng cầm, hoàng liên, bạc hà, mọc thông và hoạt thạch.
Sau khi sắc những loại thảo dược này lên cần phải uống hàng ngày và trước khi đi ngủ uống 5g để giúp tình trạng hôi miệng giảm thiểu nhanh chóng.
Sử dụng bài thuốc nhiệt độc trị hôi miệng nặng
Khi người bệnh mắc những triệu chứng như hôi miệng nặng, miệng bị viêm loét đỏ sưng, khô miệng,… cần phải sử dụng những bài thuốc giúp thanh nhiệt giải độc như sau:
- Bài thuốc 1 gồm những thành phần: Sinh địa 20g, huyền sâm 12g, thăng ma 8g, thạch cao 40g, mộc thông 10g, tri mẫu 12g, cam thảo 4g. Thực hiện uống hàng ngày và trước khi đi ngủ 5g.
- Bài thuốc 2 bao gồm những thành phần: Trúc diệp 9g, thạch cao 30g, bán hạ chế 4g, mạch môn 18g, nhân sâm 5g, cam thảo 3g, gạo 8g. Cần phải rửa sạch toàn bộ những loại thảo dược này và đổ nước đun sôi. Sau đó chỉ cần sắc ⅓ nước là đủ. Uống thuốc ngày 3 lần vào sáng, trưa và tối trước khi đi ngủ.
Bài thuốc trị hôi miệng nặng hư hỏa
Một trong những bài thuốc Đông Y được nhiều người áp dụng là phương pháp điều trị hôi miệng hư hỏa. Bài thuốc này giúp điều trị những triệu chứng của người bệnh bị hôi miệng nặng, vị hoặc thận âm hư các vết bị loét, sưng đỏ, đau nhẹ ,… sử dụng bài thuốc sau đây:
- Bài thuốc 1 gồm những thành phần như: Hoàng liên 5g, quy thân 6g, sinh địa 12g, đơn bì 6g, thăng ma 6g. Trong quá trình đun chỉ cần sử dụng ⅓ nước chia thành 2 lần uống trong ngày.
- Bài thuốc 2 gồm những thành phần: Đan bì 10g, bạch linh 10g, thục địa 30g, trạch tả 10g, hoài sơn và sơn hù 15g, bạch thược 10g, tri mẫu, hoàng bá và huyền sâm mỗi loại 12g. Thực hiện sắc thuốc uống trong ngày để giúp giảm tình trạng hôi miệng triệt để
Nên đi khám hôi miệng nặng ở đâu là hiệu quả?
Dường như, tình trạng hôi miệng nặng của bạn không thuyên giảm và khiến người bệnh ngày càng khó chịu thì việc đến cơ sở nha khoa y tế hay bệnh viện lớn để thăm khám cũng như điều trị là điều rất cần thiết trong lúc này.
Dưới đây là một số bệnh viện lớn mà bạn nên tham khảo để trị chứng hôi miệng nặng hiệu quả:
Bệnh viện Thanh Nhàn – Hà Nội
Đây là một trong những địa chỉ đầu tiên mà bạn có thể khám hôi miệng nặng tại bệnh viện Thanh Nhàn. Tại đây, bệnh viện có quy mô với 100 giường bệnh cùng với 124 cán bộ, nhân viên y tế với trình độ và chuyên môn cao trong việc điều trị mọi loại bệnh cho người bệnh.
Bên cạnh đó, bệnh viện được chú trọng trong việc đầu tư trang thiết bị y tế và cơ sở vật chất hiện đại để có thể phục vụ và đáp ứng nhu cầu khám bệnh của bệnh nhân.
Chi phí khám bệnh tại bệnh viện theo hai mức như sau:
- Khám theo yêu cầu (Không sử dụng BHYT): 200.000 VNĐ/lượt
- Khám theo yêu cầu (Có sử dụng BHYT): 110.000 VNĐ/lượt
Bệnh viện Xanh – Pôn Hà Nội
Bệnh viện Xanh – Pôn là một trong những bệnh viện hàng đầu trực thuộc của Sở Y tế Hà Nội. Bệnh viện có nhiều khoa cùng những phòng ban khác để bệnh nhân có thể đến khám bệnh. Bên cạnh đó, bệnh viện có đội ngũ bác sĩ, kỹ thuật viên và nhân viên y tế tận tình và có chuyên môn cùng những kinh nghiệm lâu năm có thể điều trị mọi loại bệnh cho bệnh nhân.
Tại đây, bệnh viện được trang bị những thiết bị máy móc tiến tiến đạt chuẩn Châu Âu giúp cho người bệnh có thể an tâm để thăm khám cũng như điều trị.
Chi phí khám bệnh tại bệnh viện Xanh – Pôn có mức giá cụ thể như sau:
- Khám theo bảo hiểm có giá khoảng 150.000 VNĐ/lượt
- Khám bệnh nhi theo yêu cầu: 200.000 VNĐ/lượt
- Khám bệnh theo yêu cầu (ngoài giờ): 200.000 VNĐ/lượt
Bệnh viện Đại học Y dược
Để chữa hôi miệng nặng hiệu quả và triệt để, hãy đến ngay bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh. Nơi đây được tiến hành theo mô hình tiên tiến tiết kết hợp Trường – Viện để nâng cao chất lượng và hiệu quả trong công tác khám chữa bệnh, đào tạo và nghiên cứu khoa học.
Bệnh viện quy tụ nhiều bác sĩ với kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao có thể giải quyết những ca phẫu thuật khó cùng với đó là cơ sở trang thiết bị kỹ thuật hiện đại để đáp ứng được nhu cầu điều trị của người bệnh.
Người bệnh có thể thăm khám tại địa chỉ: 215 Hồng Bàng, Quận 5, TP.Hồ Chí Minh
Bệnh viện Nhiệt Đới
Để việc chữa hôi miệng nặng cho người bệnh, địa chỉ tiếp theo chính là bệnh viện Nhiệt Đới TP. Hồ Chí Minh. Tại đây người bệnh được khám chữa bệnh từ những bác sĩ có tay nghề cao cùng chuyên môn, kinh nghiêm lâu năm có thể điều trị mọi loại bệnh.
Ngoài ra, bệnh viện cũng chú trọng vào việc đầu tư những trang thiết bị, máy móc tiên tiến, hiện đại để có thể phục vụ nhu cầu thăm khám cũng như điều trị của bệnh nhân mỗi khi đến đây.
Có 2 mức giá khám bệnh tại bệnh viện như sau:
- Chi phí khám thường có BHYT chi trả: 20.000 VNĐ/lượt
- Chi phí khám dịch vụ (Không có BHYT): 100.000 VNĐ/lượt
Cách phòng tránh khi bị hôi miệng nặng
Tùy thuộc vào tình trạng cũng như những giải pháp điều trị của người bệnh mà cần phải có những cách phòng tránh hôi miệng cùng với kết hợp chăm sóc răng miệng thường xuyên bằng việc áp dụng như sau:
- Thường xuyên đánh răng ít nhất 2 lần/ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ. Cùng với đó là kết hợp sử dụng chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ những mảng bám còn sót lại trên thân răng tránh tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển gây hôi miệng nặng mùi.
- Tăng cường sử dụng những thực phẩm như rau xanh, hoa quả, thực phẩm có chứa nhiều vitamin để hệ tiêu hóa tốt hơn. Hạn chế lạm dụng đồ ăn có nhiều đường và tinh bột khiến tình trạng hôi miệng trở nên trầm trọng hơn.
- Tích cực tập luyện thể dục thể thao để quá trình trao đổi chất trong cơ thể được diễn ra tốt hơn và tránh hạn chế mắc những bệnh nhiễm khuẩn.
- Thường xuyên đến nha khoa ít nhất 3 – 6 tháng/ lần để được các bác sĩ lấy cao răng để răng không bị những mảng bám sâu bên trong làm ảnh hưởng cũng như tránh các bệnh lý như sâu răng, viêm nha chu,… gây ra
Trên đây là toàn bộ những thông tin cần biết về hôi miệng nặng. Trong trường hợp chưa hiểu rõ về tình trạng bệnh cũng như cách điều trị nào phù hợp, việc đến ngay phòng khám nha khoa để được các bác sĩ thăm khám và tư vấn là điều cần thiết. Hy vọng mọi vấn đề về răng miệng sẽ được giải quyết để không bị ảnh hưởng bởi những bệnh lý răng miệng khác.
Gợi ý xem thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!