Hôi miệng chảy máu chân răng chữa trị như thế nào hiệu quả?
Hôi miệng chảy máu chân răng không chỉ là tình trạng gây nên nhiều bất tiện trong cuộc sống mà còn có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để hiểu rõ hơn về tình trạng bệnh lý này.
Nguyên nhân gây hôi miệng chảy máu chân răng
Hôi miệng là chứng bệnh khi hơi thở có mùi hôi. Các nguyên nhân dẫn đến hôi miệng có thể là: Viêm lợi, viêm quanh răng, viêm amidan. Trong khi đó, chảy máu chân răng là một dạng bệnh lý về răng miệng thường gặp, nguyên nhân chủ yếu là do chăm sóc răng miệng không đúng cách. Tuy không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng nếu chủ quan sẽ gây ra nhiều bất tiện trong sinh hoạt hàng ngày.
Nếu hôi miệng đi kèm với chảy máu chân răng thì cần xem xét các nguy cơ có thể xảy ra. Bởi trong một số trường hợp, triệu chứng này diễn tiến theo chiều hướng tiêu cực, khiến chân răng suy yếu và gãy rụng.
Dưới đây là một số bệnh lý có thể gây ra hiện tượng hôi miệng chảy máu chân răng:
- Vệ sinh răng miệng kém: Đây được xem là nguyên nhân chính gây ra tình trạng này. Nếu răng miệng không được vệ sinh đúng cách sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập, gây tổn thương nướu và làm phát sinh mùi hôi khó chịu.
- Thiếu canxi và vitamin: Thiếu hụt canxi dễ gây ra loãng xương, sâu răng và có nguy cơ lớn bị viêm nha chu. Bên cạnh đó, hôi miệng và chảy máu chân răng còn có nguyên nhân do cơ thể thiếu hụt vitamin K.
- Stress, rối loạn nội tiết tố: Stress kéo dài và rối loạn nội tiết tố là nguyên nhân khiến người bệnh dễ bị chảy máu nướu, hôi miệng. Yếu tố này làm tăng nguy cơ cho vi khuẩn xâm nhập gây hôi miệng và viêm nướu.
- Tác dụng phụ của thuốc: Sử dụng một số loại thuốc như kháng histamin H1, thuốc chống trầm cảm, thuốc kháng sinh, thuốc lợi tiểu, thuốc chống nôn,… có thể có tác dụng phụ là hôi miệng kèm chảy máu chân răng.
- Hút thuốc lá: Thành phần trong thuốc lá có nhiều chất gây hỏng men răng, gai lưỡi quá mức khiến vi khuẩn xâm nhập, gây ra hôi miệng, chảy máu chân răng và mất răng.
- Viêm nướu: Bệnh xuất hiện khi nướu răng bị viêm có các mảng bám, sưng đỏ và chảy máu. Các vi khuẩn gây hại thường phân hủy mảng bám thức ăn ở kẽ răng, đây là nguyên nhân gây ra tình trạng hôi miệng ở người bệnh. Viêm lợi cũng có thể gây nên tình trạng đau khi ăn nhai, răng lung lay nhẹ do dây chằng quanh răng bị viêm,…
- Tiểu đường: Tiểu đường là do cơ thể sẽ giảm sản xuất insulin có vai trò chuyển hóa lượng đường trong máu thành năng lượng nên người bệnh thường bị suy yếu hệ miễn dịch, dễ gặp phải các vấn đề về răng miệng. Tình trạng máu khó đông khiến chân răng chảy máu kéo dài do nồng độ đường trong máu quá cao.
- Sâu răng: Nguyên nhân gây sâu răng là do vi khuẩn xâm nhập, gây quá trình hủy khoáng và làm mất mô cứng của răng. Triệu chứng nhận biết bệnh sâu răng là sự xuất hiện các lỗ nhỏ trên răng, đau nhức, hôi miệng, chảy máu nướu,…
- Viêm nha chu: Đây là dạng nhiễm trùng nướu nặng, các triệu chứng gồm đau khi nhai, răng bị lung lay, sưng nướu, dễ chảy máu chân răng, hôi miệng, có mủ. Viêm nha chu nếu để kéo dài không điều trị, chân răng có thể bị hỏng dẫn đến tình trạng mất răng hoặc viêm khớp dạng thấp và các bệnh hô hấp,…
- Áp xe quanh chóp răng: Khi các mô bao quanh cuống răng bị viêm và sưng do nhiễm vi khuẩn, sang chấn răng thì sẽ xuất hiện các dấu hiệu như sốt cao, môi khô, chảy máu nướu, hôi miệng.
- Ung thư máu: Chảy máu chân răng đi kèm hôi miệng còn có thể là dấu hiệu bệnh ung thư máu. Trường hợp này tuy hiếm gặp nhưng người bệnh không nên chủ quan, bởi khi bị ung thư máu, bạch cầu có xu hướng ăn hồng cầu khiến hồng cầu bị phá hủy gây thiếu máu và dẫn đến tử vong sớm.
Hôi miệng chảy máu chân răng có gây nguy hiểm không?
Hôi miệng chảy máu chân răng có thể khởi phát do nhiều yếu tố và bệnh lý khác nhau. Nếu do rối loạn nội tiết, stress, vệ sinh răng miệng kém, tác dụng phụ của thuốc, thiếu vitamin,… thì tình trạng này sẽ nhanh chóng được cải thiện sau khi người bệnh thay đổi một số thói quen.
Ngược lại, nếu nguyên do là từ các bệnh lý như viêm nha chu, viêm lợi, viêm quanh chân răng,… thì bạn đọc buộc phải tiến hành điều trị để ngăn ngừa các biến chứng xấu hơn như áp xe chân răng, hoại tử nướu, mất răng,…
Trong trường hợp do tiểu đường hoặc ung thư máu, người bệnh có thể đối mặt với các biến chứng nguy hiểm hoặc thậm chí là tử vong nếu không được can thiệp kịp thời.
Do đó nếu nhận thấy bị hôi miệng chảy máu chân răng và các biểu hiện khác như mệt mỏi, giảm cân bất thường, máu khó đông, đau bụng,… thì bạn đọc cần tìm gặp nha sĩ trong thời gian sớm nhất.
Cách trị hôi miệng chảy máu chân răng
Hôi miệng chảy máu chân răng nên được khắc phục sớm. Với những nguyên nhân do bệnh lý gây ra, bạn đọc cần chủ động đến bệnh viện để được điều trị theo phác đồ riêng.
Các biện pháp chữa trị tại nhà
Trong trường hợp do stress, rối loạn nội tiết, thiếu hụt vitamin, hút thuốc lá,… người bệnh có thể áp dụng một số biện pháp khắc phục tại nhà:
- Súc miệng bằng nước muối: Súc miệng bằng nước muối loãng 2 lần/ ngày có thể làm giảm vi khuẩn gây hại, hạn chế nhiễm trùng và khử mùi hôi miệng khó chịu.
- Uống trà gừng và mật ong: Gừng và mật ong đều chứa những hợp chất chống oxy hóa tự nhiên nên giúp giảm thiểu vi khuẩn gây hại và khử mùi hôi do viêm ở nướu gây ra. Ngoài ra uống trà gừng và mật ong còn làm dịu niêm mạc, giảm sưng đau ở nướu khi nhai nuốt.
- Uống nước đá lạnh: Uống nước đá lạnh có thể giảm triệu chứng sưng và nóng rát ở niêm mạc nướu. Ngoài ra nhiệt độ lạnh còn giúp mạch máu co lại và hạn chế nguy cơ bị chảy máu kéo dài.
- Trà đinh hương: Đinh hương có mùi thơm dễ chịu, rất hữu hiệu trong việc khử mùi hôi trong khoang miệng và ngăn ngừa chảy máu. Người bệnh có thể thoa trực tiếp tinh dầu đinh hương tại chân răng và súc lại miệng với nước ấm.
Xem thêm:
Điều trị tại nha khoa
Nếu hôi miệng chảy máu chân răng do các vấn đề về nha khoa, bạn đọc cần tìm đến bác sĩ để áp dụng các biện pháp điều trị sau:
- Thuốc kháng sinh: Kháng sinh được chỉ định cho những trường hợp nhiễm trùng mô nướu và chân răng. Nha sĩ có thể chỉ định gel hoặc nước súc miệng chuyên dụng chứa kháng sinh. Tuy nhiên đối với những trường hợp nhiễm khuẩn nặng, bác sĩ có thể yêu cầu dùng các loại kháng sinh đường uống.
- Cạo vôi răng: Thủ thuật này được thực hiện bằng sóng siêu âm, laser hoặc dụng cụ chuyên dụng truyền thống nhằm cạo bỏ lớp cao răng và loại bỏ vi khuẩn gây bệnh.
- Bào láng gốc răng: Thủ thuật bào láng được thực hiện để ngăn chặn quá trình tích tụ cao răng, mảng bám và hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn gây viêm.
- Ghép mô mềm: Với những trường hợp viêm nha chu tiến triển gây tổn thương nướu nghiêm trọng, nha sĩ có thể chỉ định ghép mô ở vòm họng vào vùng nướu bị ảnh hưởng với mục đích tái tạo mô và ổn định chân răng.
- Men răng tái sinh: Thủ thuật này cấy các gel chứa các protein trong men răng vào chân răng bị tổn thương nhằm bảo tồn sức khỏe răng miệng.
Một số lưu ý giúp phòng ngừa bệnh
Để phòng ngừa tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng, bạn đọc cần chú ý các biện pháp sau đây:
- Vệ sinh răng miệng 2 lần/ ngày vào sáng sớm và buổi tối trước khi đi ngủ. Thay bàn chải 3 đến 4 tháng/ lần để tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ gây viêm lợi.
- Ăn nhiều trái cây và rau xanh chứa vitamin A, C, K hàng ngày và đặc biệt phải cung cấp đủ Canxi cho cơ thể.
- Đồng thời phải nghỉ ngơi, vận động điều độ và chú ý điều hòa nội tiết. Từ bỏ thói quen hút thuốc lá hoặc sử dụng các chất kích thích.
- Sử dụng nước súc miệng và chỉ nha khoa để loại bỏ thức ăn thừa trong kẽ răng và hạn chế dùng các loại tăm tre.
Trên đây là các chia sẻ về tình trạng hôi miệng chảy máu chân răng. Trình trạng này sẽ được khắc phục tại nhà khi bạn đọc biết chăm sóc răng miệng điều độ, đúng cách. Nhưng nếu bạn chủ quan không thăm khám kịp thời thời thì bệnh có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm đối với sức khỏe.
Nên đọc:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!