Khám Phá Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Nha Đam Hiệu Quả Tại Nhà
Nha đam hay còn gọi là lô hội, đây là nguyên liệu quen thuộc được nhiều người sử dụng để chữa nhiệt miệng. Bởi loại cây này chứa nhiều tinh chất sát khuẩn và vitamin, giúp người dùng nhanh chóng giảm triệu chứng loét miệng. Bài viết này sẽ gợi ý chi tiết về các cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam mà bạn đọc có thể tham khảo và áp dụng.
Chữa nhiệt miệng bằng nha đam có tốt không?
Nha đam là cây thuộc họ xương rồng, dễ trồng, có tính mát và được rất nhiều người ưa chuộng. Ruột của cây này được dùng chữa bệnh, làm đẹp và chế biến thành trà, với hiệu quả thanh nhiệt, giải độc nhanh chóng.
Trong thời tiết oi bức, những người có cơ địa đặc thù thường bị nhiệt miệng với các vết loét nhỏ ở môi, nướu hay trong má. Lúc này, sử dụng nha đam để hỗ trợ điều trị triệu chứng bệnh là cách làm đơn giản và hiệu quả cao. Bởi bản thân nha đam chứa nhiều nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe người dùng như:
- Nhóm khoáng chất: Lô hội có chứa nhiều natri, kali, sắt, carbon, axit amin, vitamin, mono-saccarit, xylose và acemannan,… Đây đều là những hoạt chất chất giúp kháng khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và giảm nhiệt miệng nhanh chóng.
- Nhóm acid-gama-linolenic, pro-sta-glandin: Đây là những chất có tác dụng giảm sưng, tiêu bầm, giảm triệu chứng dị ứng và tăng tốc độ hồi phục của các vết thương hở.
- Nhóm các enzyme: Những hoạt chất này sẽ cải thiện tích cực đến tiêu hoá, xua tan cảm giác chán ăn và mệt mỏi cho người dùng.
Không chỉ vậy, nha đam còn chứa rất nhiều các dược tính quý với nhiều công dụng tốt. Ví dụ như bù nước cho cơ thể, cải thiện chức năng gan, tăng cường hệ miễn dịch hay hỗ trợ chữa bệnh về đường tiêu hóa.
Đọc ngay: Top 5 Bài Thuốc Đông Y Trị Nhiệt Miệng Hiệu Quả Nhất
3 cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam an toàn, nhanh chóng
Có thể nói, loại cây này là khắc tinh của nhiệt miệng khi sở hữu các thành phần có tính sát khuẩn cao, thanh nhiệt, tiêu sưng và gây tê. Dưới đây là những cách chữa nhiệt miệng tại nhà bằng nha đam được áp dụng nhiều nhất hiện nay.
Dùng nha đam tươi để bôi, đắp trực tiếp
Lô hội tươi chứa vitamin và các hoạt chất chống viêm nên khi sử dụng trực tiếp sẽ có tác dụng trị viêm loét miệng rất tốt. Đặc biệt, nha đam độc vị sẽ làm giảm triệu chứng sưng đau nhanh chóng nếu được áp dụng đúng cách. Bôi trực tiếp là cách đơn giản nhất, khi không tốn thời gian và công sức nhưng hiệu quả mang lại rất khả quan.
- Chuẩn bị: Nha đam tươi.
- Cách thực hiện: Nha đam bỏ vỏ, rửa sạch với nước để loại bỏ chất nhờn màu vàng. Người dùng ép phần thịt nha đam lấy gel hoặc cắt thành lát mỏng, sau đó bôi vào những chỗ nhiệt miệng. Những vết sưng đỏ, lở loét dù to hay nhỏ cũng cần bôi trực tiếp vào. Bôi nha đam liên tục từ 5 – 7 lần trong ngày để tính kháng khuẩn của cây thấm sâu vào vết thương, từ đó giúp giảm đau, đỡ sưng đau và nhanh se.
Uống độc vị nha đam
Trị nhiệt miệng bằng nha đam theo đường ăn uống sẽ đem tới hiệu quả chăm sóc lâu dài và an toàn. Cách thức hiện của những phương pháp cũng khá đơn giản, nhanh chóng.
- Cách 1: Nha đam rửa sạch và gọt bỏ hết phần gai, sau đó nấu sôi, chờ nguội thì xay nhuyễn. Uống nước này ngày 3 lần trước bữa ăn 15 phút, mỗi lần uống khoảng 10ml.
- Cách 2: Với cách này, người dùng gọt vỏ nha đam, rửa sạch nhờn rồi ăn sống phần ruột. Sử dụng trong 2 ngày, mỗi ngày 3 lần và mỗi lần dùng từ 1 đến 2 lá.
- Cách số 3: Tách lấy ruột trong suốt của nha đam, sau đó đun sôi cùng nước lọc rồi để nguội. Mỗi ngày uống khoảng 2 cốc cả phần nước và ruột. Uống khoảng 2 ngày, nhiệt miệng sẽ được cải thiện đáng kể.
Dùng nước nha đam và bột nghệ
Sử dụng nước thảo mộc có chiết xuất từ nha đam sẽ giúp cho các vết viêm do nhiệt lành lại nhanh chóng.
- Chuẩn bị: Nha đam tươi, bột nghệ.
- Cách thực hiện: Với phương pháp này, người dùng lấy ruột nha đam tươi xay thành nước. Sau đó cho thêm 1 thìa bột nghệ rồi đun sôi, để nguội thì súc miệng 2 đến 3 lần mỗi ngày. Sau 2 ngày sử dụng, vết nhiệt tại các mô mềm trong khoang miệng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Lưu ý cần nhớ khi dùng nha đam chữa nhiệt miệng
Sau khi tìm hiểu rõ các cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam, người dùng cũng nên lưu ý một số vấn đề trong quá trình sử dụng loại thực phẩm này, cụ thể:
- Tránh sử dụng nha đam không nguyên chất: Nước nha đam không màu và ít anthraquinone được đánh giá là tốt cho sức khỏe người dùng. Tuy nhiên, đã có một số ghi nhận về người bệnh bị tiêu chảy, chuột rút, chóng mặt,.. sau khi sử dụng lô hội không nguyên chất. Như vậy có thể thấy, việc dùng nha đam không đảm bảo có thể sẽ gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn cho người sử dụng.
- Chú ý nhựa vàng khi sử dụng: Phần thịt dày bên trong lá nha đam thực sự là “thần dược” trong điều trị nhiệt miệng. Tuy nhiên, phần nhựa vàng trong cây lại là thành phần cần tránh xa khi có thể gây kích ứng da, đau dạ dày hay co thắt đường ruột.
- Lưu ý với phụ nữ mang thai: Theo các chuyên gia khuyến cáo, phụ nữ đang mang thai hoặc đang cho con bú không nên dùng nha đam. Đặc biệt, các mẹ bầu cần rất cân nhắc điều này, vì nha đam thuộc loại thực phẩm gây hại cho bào thai trong bụng. Loại cây này có thể khiến em bé bị khuyết tật khi chào đời hoặc khiến mẹ bị sảy thai.
- Lưu ý với người uống thuốc nhuận tràng: Nha đam có chứa thành phần hỗ trợ nhuận tràng, nên bệnh nhân đang uống thuốc cần tránh bổ sung nha đam trong thời gian này. Bởi việc sử dụng quá nhiều các thành phần nhuận tràng có thể sẽ khiến thận và gan người bệnh bị tổn thương.
Sau một thời gian sử dụng nha đam mà không đạt được tác dụng như mong muốn, các bạn nên đi thăm khám để biết chính xác nguyên nhân gây bệnh và tìm ra giải pháp điều trị phù hợp. Nhiều trường hợp sử dụng thuốc nhiệt miệng lại đẩy lùi bệnh nhanh chóng.
Như vậy trên đây là toàn bộ gợi ý về các cách chữa nhiệt miệng bằng nha đam, cùng những lưu ý quan trọng. Hy vọng với những thông tin chúng tôi cung cấp, có thể giúp độc giả lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp nhất với bản thân.
Thông tin hữu ích: Top 4 Thuốc Trị Nhiệt Miệng Của Nhật Được Tin Dùng Nhất
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!