Hôi Miệng Dạ Dày: Nguyên Nhân Và Cách Chữa Tốt Nhất

Hôi miệng dạ dày khiến hơi thở luôn có mùi khó chịu và ảnh hưởng tới giao tiếp thường ngày của bạn. Nhiều người nhận biết được tình trạng hôi miệng nhưng không biết nguyên nhân do đâu và làm thế nào để khắc phục. Nếu đang gặp phải tình trạng này bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây để biết cách loại bỏ mùi hơi thở ngay nhé. 

Bệnh hôi miệng dạ dày là gì? Triệu chứng ra sao?

Hôi miệng từ dạ dày là một trong những nhóm bệnh lý hôi miệng thường gặp ở nhiều lứa tuổi. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, đa phần mùi hôi xuất phát từ các bệnh lý liên quan đến dạ dày như viêm loét, trào ngược, hở van dạ dày… Trong quá trình tiêu hóa thức ăn, nếu chức năng của dạ dày hoạt động kém khiến các acid dịch vị trào ngược theo đường thực quản bốc lên khoang miệng lâu ngày sẽ bào mòn niêm mạc miệng và họng. Đây là điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn sinh sôi và gây mùi khó chịu cho hơi thở của bạn. 

Bệnh hôi miệng dạ dày là dấu hiệu nhận biết sức khỏe hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề
Bệnh hôi miệng dạ dày là dấu hiệu nhận biết sức khỏe hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề

Hôi miệng không quá nguy hiểm nhưng hôi miệng dạ dày là biểu hiện đi xuống của sức khỏe hệ tiêu hóa. Chính vì vậy, mọi người không nên chủ quan và nên đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám, điều trị tận gốc sớm nhất có thể.

Ngoài các triệu chứng về bệnh lý gây hôi miệng dạ dày, hôi miệng hở van dạ dày người bệnh còn có nhiều biểu hiện khác đi kèm, cụ thể:

  • Hơi thở có mùi khó chịu vào sáng sớm hoặc chiều muộn, đặc biệt khi cơ thể bị đói miệng cũng có mùi. 
  • Miệng thường xuyên bị khô, ít tiết nước bọt hơn bình thường. 
  • Nước bọt dây ra tay hoặc các vật dụng khác cũng xuất hiện mùi hôi.  
  • Sau khi đánh răng, mùi hôi không biến mất mà vẫn còn dư âm dai dẳng và nhanh chóng quay trở lại. 

6 nguyên nhân gây hôi miệng dạ dày phổ biến

Đa số những người bị hôi miệng dạ dày đều do hệ vi sinh vật đường ruột hoạt động bất thường gây tổn thương bao tử, phá vỡ lưu huỳnh gây ra khí hôi. Nếu muốn điều trị triệt để việc đầu tiên bạn cần làm là xác định được nguyên nhân gây bệnh chính xác. Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, hôi miệng dạ dày hình thành do một số nguyên nhân sau: 

1. Dạ dày bị nhiễm khuẩn Hp

Hp là một loại vi khuẩn luôn có mặt trong dạ dày, chúng chỉ gây hại khi hệ vi sinh vật bị mất cân bằng. Vi khuẩn Hp hoạt động mạnh gây tổn thương niêm mạc dạ dày, hình thành các ổ viêm và khí hôi khó chịu. Khi bị nhiễm khuẩn Hp, người bệnh sẽ có một số biểu hiện như buồn nôn, ợ chua, giảm cân, ăn không ngon và hơi thở có mùi. 

2. Hôi miệng do hội chứng SIBO

Người bị mắc hội chứng SIBO hay còn được gọi là chứng đầy bụng và tiêu chảy kéo dài. Hội chứng này hình thành khi người bệnh có chế độ ăn uống không khoa học, kém vệ sinh gây rối loạn tiêu hóa. Vi khuẩn xâm nhập vào trong dạ dày gây tiêu chảy kéo dài và tạo ra khí hôi khó chịu. Người nhiễm hội chứng SIBO sẽ có một số biểu hiện như đầy hơi, tiêu chảy kéo dài, cơ thể đau mỏi và hôi miệng nặng

3. Bị mùi hơi thở do mắc bệnh trào ngược dạ dày

Đa số những người mắc bệnh trào ngược dạ dày đều sẽ gặp phải tình trạng “rau mùi” trong hơi thở. Nguyên nhân là do acid dịch vị mang theo vi khuẩn trào ngược lên thực quản, lâu ngày khiến niêm mạc họng tổn thương. Khi đó vi khuẩn sẽ xâm nhập tạo ổ viêm và gây mùi hôi. Không những thế, acid dịch vị trào lên khoang miệng có thể làm mòn men răng, gây ra các vấn đề về răng  miệng. Người bị trào ngược dạ dày thường có một số biểu hiện như ợ hơi, ợ chua, cổ nóng rát, hôi miệng và thường xuyên có cảm giác buồn nôn. 

Trào ngược dạ dày thường đi kèm hôi miệng, ợ chua, buồn nôn...
Trào ngược dạ dày thường đi kèm hôi miệng, ợ chua, buồn nôn…

4. Người bị bệnh Crohn, Celiac có thể bị hôi miệng

Vi khuẩn gây bệnh Crohn và Celiac làm ức chế hệ tiêu hóa, ngăn cản quá trình tiêu hóa thức ăn trong dạ dày. Lâu ngày khiến thức ăn dư thừa tích tụ lại tạo khí Hydrogen Sulfide – tác nhân gây ra mùi hôi hơi thở. Một số biểu hiện thường gặp của bệnh Crohn và Celiac như tiêu chảy (táo bón), đi ngoài ra máu, đau quanh hậu môn, cơ thể mệt mỏi, bụng quặn đau…

5. Mùi hơi thở do hở van dạ dày

Một số trường hợp bị hôi miệng dạ dày do van dạ dày bị hở khiến thức ăn và dịch tiêu hóa trào ngược không kiểm soát. Van dạ dày hở không những gây hôi miệng mà còn khiến người bệnh đối mặt với nguy cơ bị loét thực quản, hẹp thực quản… Triệu chứng thường gặp của người bị hở van dạ dày gồm có đau thượng vị, miệng đắng, buồn nôn, hôi miệng kéo dài, ợ hơi, khó thở…

6. Có mùi hơi thở do bị tắc ruột

Bệnh hôi miệng từ dạ dày có thể hình thành do ruột bị tắc, các chất cặn bã bị chặn lại không thể đào thải ra khỏi cơ thể. Các chất thải tích tụ trong bao tử dẫn đến hơi thở hôi hoặc có mùi như phân, một số trường hợp nghiêm trọng có thể gây đe dọa đến tính mạng người bệnh. 

Khi hơi thở có mùi hôi kèm theo một số triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, tim đập nhanh, không thể thả khí, mọi người nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và điều trị kịp thời. 

Bị tắc ruột có thể gây hôi miệng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác
Bị tắc ruột có thể gây hôi miệng và nhiều biến chứng nguy hiểm khác

3 cách điều trị bị hôi miệng từ dạ dày hiệu quả nhất hiện nay

Bị hôi miệng vì dạ dày không những khiến bạn mất tự tin khi giao tiếp mà còn tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho sức khỏe. Mọi người nên đi thăm khám và điều trị sớm để cải thiện tình trạng hôi miệng và bảo vệ hệ tiêu hóa – đầu mối quan trọng giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể. Tùy theo nguyên nhân gây bệnh, mọi người có thể áp dụng một số cách trị hôi miệng dưới đây: 

1. Cải thiện hôi miệng bằng cách điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống

Chế độ ăn uống và sinh hoạt có tác động trực tiếp đến hệ tiêu hóa, do đó muốn chữa hôi miệng dạ dày việc đầu tiên bạn cần làm đó là xây dựng thực đơn ăn uống khoa học và thói quen sinh hoạt lành mạnh. Người bệnh cần tránh xa rượu, bia, thuốc lá, cafe và các thực phẩm gây hại cho dạ dày như đồ ăn cay nóng, đồ chiên rán, trái cây chứa nhiều axit, gia vị có mùi như hành, tỏi… Bổ sung nhiều chất xơ tự nhiên từ các loại rau, củ, quả, uống nhiều nước để rửa trôi vi khuẩn trong khoang miệng. 

ĐỌC THÊM: Hôi Miệng Nên Ăn Gì Và Kiêng Ăn Gì Để Đánh Bay “Rau Mùi” Nhanh Chóng

Bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn để làm giảm hôi miệng
Bổ sung nhiều rau xanh trong thực đơn để làm giảm hôi miệng

Để nhanh chóng loại bỏ mùi hơi thở, trong sinh hoạt hàng ngày người bệnh cũng cần lưu ý:

  • Không nên ăn quá no, quá nhiều chất dinh dưỡng trong một bữa, chia nhỏ các bữa để làm giảm áp lực cho hệ tiêu hóa.
  • Không nằm hoặc vận động quá mạnh sau khi ăn. 
  • Có thể nhai kẹo cao su thường xuyên để loại bỏ mảng bám trên răng và cải thiện hôi miệng. 

2. Cải thiện tình trạng hôi miệng dạ dày bằng các mẹo dân gian

Bệnh hôi miệng từ dạ dày có thể thuyên giảm nhờ các cây thuốc trong dân gian, cách thực hiện đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả. Khi bị hôi miệng mọi người có thể tham khảo một số cách dưới đây:

  • Súc miệng bằng nước lá trà xanh là một cách hiệu quả để làm giảm mùi hôi miệng. Trong trà xanh có chứa nhiều thành phần kháng khuẩn, kháng viêm có tác dụng loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng. Mỗi ngày sử dụng nước trà xanh đun sôi, để nguội súc miệng buổi sáng và tối trước khi đi ngủ, mùi hơi thở sẽ giảm đi trông thấy.
  • Khi bị hôi miệng dạ dày bạn có thể nhai hạt đinh hương, tinh dầu có trong hạt giúp ức chế hoạt động của vi khuẩn khoang miệng, loại bỏ mùi hôi miệng ngay lập tức. 
  • Nhai lá bạc hà cũng là một cách để loại bỏ mùi hôi miệng nhanh chóng bởi tinh dầu có trong bạc hà có tác dụng khử mùi hiệu quả. Chỉ cần nhai vài lá bạc hà sẽ giúp cổ họng thông thoáng và hơi thở thơm mát tự nhiên.
Súc miệng bằng nước là trà xanh mỗi ngày là cách chữa hôi miệng dạ dày hiệu quả
Súc miệng bằng nước là trà xanh mỗi ngày là cách chữa hôi miệng dạ dày hiệu quả

3. Sử dụng thuốc Tây Y chữa hôi miệng dạ dày

Trường hợp bị hôi miệng dạ dày kèm theo các triệu chứng nghiêm trọng của bệnh lý thì bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc kháng sinh để cải thiện tình hình. Một số loại thuốc trị hôi miệng kê đơn cho người bị hôi miệng dạ dày gồm có: 

  • Thuốc kháng axit dạ dày như maalox có tác dụng ngăn axit trào ngược lên thực quản. 
  • Dược phẩm kháng histamin H2 giúp ức chế histamin tại thụ thể H2 của tế bào thành dạ dày, làm giảm nồng độ và liều lượng acid dạ dày.
  • Thuốc ức chế bơm proton có tác dụng làm giảm tiết axit trong dạ dày đồng thời giúp chữa lành tổn thương do axit trong dạ dày và thực quản gây ra.
Khi bị hôi miệng dạ dày cần sử dụng một số loại thuốc Tây điều trị triệt để
Khi bị hôi miệng dạ dày cần sử dụng một số loại thuốc Tây điều trị triệt để

Các nhóm thuốc kháng sinh tuy mang lại hiệu quả nhanh chóng nhưng còn tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ, vì vậy người bệnh không nên tự ý sử dụng và gia tăng liều lượng. Khi dùng thuốc kháng sinh miệng sẽ bị khô, người bệnh nên bổ sung nhiều nước để hỗ trợ tốt nhất cho quá trình điều trị.

Bệnh hôi miệng dạ dày tuy không quá nguy hiểm nhưng là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe của bạn đang đi xuống và cần được cải thiện. Ngoài việc giữ vệ sinh răng miệng thật tốt bạn cũng nên lưu ý đến chế độ ăn uống và sinh hoạt thường ngày. Loại bỏ hôi miệng sớm để có một cơ thể khỏe mạnh, hơi hơi thở thơm mát và luôn sẵn sàng chào đón những điều tuyệt vời mỗi ngày.

Tham khảo

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

TOP 5+ Cách trị hôi miệng bằng muối ngay tại nhà
Top 5+ Cách Trị Hôi Miệng Bằng Nước Muối Ngay Tại Nhà

Bên cạnh việc là một loại gia vị thông dụng, muối còn có rất nhiều lợi ích không ngờ tới, trong đó có việc chăm...

Gợi Ý 3 Cách Sử Dụng Rau Má Chữa Nhiệt Miệng Đơn Giản Tại Nhà
Top 3 Cách Sử Dụng Rau Má Chữa Nhiệt Miệng Đơn Giản Tại Nhà

Thực tế, nhiệt miệng không phải bệnh lý nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều khó chịu, đau nhức và cản trở việc ăn uống,...

Hôi miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì để đánh bay “rau mùi” nhanh chóng
Hôi Miệng Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Giúp Cải Thiện Hơi Thở

Mùi hơi thở đôi khi khiến bạn bị “muối mặt” trong quá trình giao tiếp khiến người đối diện có cái nhìn không mấy thiện...

Review 11 Sản Phẩm Xịt Hôi Miệng Chất Lượng Nhất Hiện Nay
Review 11 Sản Phẩm Xịt Hôi Miệng Chất Lượng Nhất Hiện Nay

Hôi miệng là vấn đề nhạy cảm, gây ra tâm lý e ngại và mất tự tin khi giao tiếp. Rất nhiều người gặp tình...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo