Trẻ Bị Nhiệt Miệng Uống Gì Nhanh Khỏi? Top 6 Loại Nước Nên Dùng

Nhiệt miệng ở trẻ em thường gây cảm giác đau rát, khó chịu và khiến nhiều phụ huynh lo lắng. Việc sử dụng các loại thuốc nhiệt miệng mặc dù có hiệu quả tốt nhưng lại tiềm ẩn những tác dụng phụ cho bé. Chính vì vậy, việc bổ sung các loại thực đồ uống thanh mát sẽ đảm bảo hiệu quả. Vậy trẻ bị nhiệt miệng uống gì nhanh khỏi? Hãy cùng khám phá qua bài viết dưới đây của ViDentalcare.

Trẻ bị nhiệt miệng uống gì để thanh mát cơ thể?

Sử dụng các loại thực phẩm thanh mát sẽ có tác dụng hiệu quả đối với tình trạng nhiệt miệng ở mức độ nhẹ. Với những trường hợp viêm loét trên diện rộng, nhiệt miệng lâu ngày không khỏi thì nên ưu tiên sử dụng các loại thuốc đặc trị. Sau đây là một số gợi ý trả lời cho câu hỏi “Trẻ bị nhiệt miệng uống gì”:

Trẻ bị nhiệt miệng nên uống nhiều nước lọc

Theo các nghiên cứu, uống nhiều nước lọc có tác dụng làm mát cơ thể và đồng thời hỗ trợ làm lành các vết nhiệt miệng tương đối hiệu quả. Vì vậy, bố mẹ nên khuyến khích bé uống ít nhất 2-3 lít nước mỗi ngày.

Trẻ bị nhiệt miệng nên uống nhiều nước lọc
Trẻ bị nhiệt miệng nên uống nhiều nước lọc

Nước cam

Khi được hỏi trẻ bị nhiệt miệng uống gì nhanh khỏi thì mọi người thường nghĩ tới nước ép cam đầu tiên. Trong cam chứa lượng lớn vitamin C có khả năng kháng viêm, chống oxy hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể. Sử dụng 1-2 ly nước cam mỗi ngày có tác dụng hỗ trợ làm lành vết thương và thúc đẩy hình thành các tế bào mới nhanh chóng.

Lưu ý: Cam có chứa acid, vì vậy, mẹ nên ưu tiên chọn những quả cơm ngọt, mọng nước cho bé bởi cam chua có thể làm vết loét ngày càng nghiêm trọng hơn. Bên cạnh đó, không cho bé uống khi đói hay sử dụng vào buổi tối vì có thể ảnh hưởng đến tiêu hóa và dạ dày.

Nước ép cà chua

Cà chua là một trong những loại thực phẩm bổ sung vitamin A và đồng thời có tác dụng thanh nhiệt giải độc, hỗ trợ hiệu quả trong quá trình nhiệt miệng, viêm loét miệng. Mẹ nên sử dụng 1-2 ly nước ép cà chua bỏ vỏ, xay nhuyễn cho bé mỗi ngày.

Bổ sung nước ép cà chua vừa thanh mát cơ thể vừa giúp sáng mắt hơn
Bổ sung nước ép cà chua vừa thanh mát cơ thể vừa giúp sáng mắt hơn

Bột sắn dây

Bột sắn dây vị ngọt với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, làm dịu mát cơ thể nhanh chóng. Do đó, bột sắn dây cũng là lựa chọn hàng đầu cho câu hỏi nhiệt miệng uống gì nhanh khỏi?

Cách pha: Dùng 10-15g bột/ngày pha loãng với nước nóng để bột có thể chín đều và hạn chế tình trạng đau bụng, tiêu chảy ở trẻ. Nên lưu ý bột sắn dây có tính hàn, do vậy chỉ nên sử dụng 200 – 300ml nước sắn dây mỗi ngày.

Nước rau má và rau diếp cá

Rau má thuộc họ hoa tán với khả năng làm mát cơ thể hiệu quả. Không những thế, hàm lượng lớn triterpenoids trong rau má còn có tác dụng thúc đẩy quá trình làm lành vết loét nhanh chóng, phù hợp với những đối tượng đang bị nhiệt miệng.

Rau diếp cá có vị cay, tính hàn với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, kháng khuẩn và có hiệu quả rất tốt trong quá trình điều trị nhiệt miệng, viêm loét miệng.

Với rau má và rau diếp cá, mẹ lấy một lượng phù hợp, rửa sạch và xay lấy nước ép để cho bé uống hằng ngày. Tuy nhiên, vị của 2 loại rau này thường rất khó uống nên mẹ không nên bắt ép trẻ mà có thể chọn một số loại đồ uống ngọt, mát khác.

Các loại nước trà

Một số sản phẩm như chè tươi, trà xanh, nhân trần đều có tính hàn và chứa nhiều hoạt chất kháng khuẩn. Nhờ đó mang đến tác dụng thanh nhiệt giải độc, chống oxy hóa, bảo vệ răng miệng và chống lại sự tấn công của các loại vi khuẩn rất tốt.

Trẻ nhỏ vẫn có thể uống các loại trà để thanh nhiệt, tiêu viêm
Trẻ nhỏ vẫn có thể uống các loại trà để thanh nhiệt, tiêu viêm

Chữa nhiệt miệng cho bé bằng cách sử dụng nước trà xanh, chè tươi hay nhân trần thường xuyên giúp hạn chế tối đa tình trạng này lây lan. Tuy nhiên loại đồ uống này phù hợp với người lớn hơn là trẻ nhỏ. Ngoài ra, nên lưu ý không uống trà quá đặc, trà để qua đêm và không uống khi đói, uống sau 17h hằng ngày.

Những loại đồ uống cần tránh khi trẻ bị nhiệt miệng

Việc sử dụng một số loại đồ uống có tính acid, chứa cồn hay quá ngọt có thể ảnh hưởng đến việc điều trị tình trạng viêm loét miệng ở trẻ. Vì vậy, bên cạnh tham khảo thông tin trẻ bị nhiệt miệng uống gì thì bố mẹ cũng rất cần quan tâm đến những loại đồ uống cần tránh cho bé, cụ thể như:

Đồ uống nóng

Khi bị nhiệt miệng, trẻ sẽ thường cảm thấy đau rát ở miệng vết thương, các loại đồ uống nóng, có nhiệt độ cao khi tiếp xúc với vết loét có thể làm cho bệnh tiến triển nặng thêm và cần thời gian dài hơn để hồi phục. Vì vậy, nên ưu tiên cho bé sử dụng các loại đồ uống nguội hoặc mát.

Đồ chua

Các loại trái cây chưa chín, những loại quả họ cam, quýt hay khế thường chứa nhiều acid citric. Loại acid này có thể khiến cho những tổn thương trong khoang miệng ngày càng lan rộng hơn và làm tăng tình trạng đau xót. Chình vì vậy, mẹ cần tránh cho bé sử dụng các loại nước ép từ những thực phẩm này.

Đồ uống chứa nhiều đường

Đồ ăn nhiều đường sẽ thường thu hút trẻ em bởi vị ngọt, dễ uống. Tuy nhiên, sử dụng các loại thức uống quá ngọt thường xuyên sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển tại khoang miệng, từ đó khiến những vết loét miệng lâu lành hơn. 

Hạn chế tối đa các loại đồ uống ngọt có thành phần đường hóa học
Hạn chế tối đa các loại đồ uống ngọt có thành phần đường hóa học

Vì vậy, mẹ nên hạn chế tối đa các loại đồ ngọt, đặc biệt là đồ ngọt đến từ đường hóa học. Thay vào đó, hãy chọn những thức uống có độ ngọt vừa phải từ thiên nhiên như nước ép trái cây, nước dừa cho bé

Đồ uống có cồn 

Đồ uống có cồn hay có gas có thể gia tăng cảm giác đau xót khi uống và khiến những vết nhiệt miệng tiến triển nặng thêm. Đồ uống có cồn, gas hay cafein cũng gây hại có sức khỏe của trẻ. Vì vậy, để hạn chế làm tổn thương thêm đến vết loét và bảo vệ sức khỏe cho trẻ, mẹ không nên cho bé sử dụng bất kỳ loại đồ uống nào có chứa những hợp chất trên.

Xem thêm

Những lưu ý trong quá trình ăn uống khi trẻ bị nhiệt miệng

Trong quá trình điều trị nhiệt miệng cho trẻ, phụ huynh cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Thứ nhất: Cần lựa chọn các loại quả tươi ngon, có nguồn gốc rõ ràng, không bị sâu hay hư hỏng để tạo ra những ly nước ép chất lượng. Việc sử dụng trái cây không đảm bảo sẽ ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa cũng như sức khỏe của bé.
  • Thứ hai: Không nên quá lạm dụng các loại đồ uống quá nhiều dù chúng cung cấp lượng lớn vitamin cho cơ thể. Mỗi ngày mẹ chỉ nên cho bé uống tối đa 1-2 ly, tương đương với khoảng 200 – 400ml và hạn chế sử dụng khi đói.
  • Thứ ba: Bổ sung thêm nhiều loại vitamin, khoáng chất để cân bằng năng lượng và dinh dưỡng, giúp bé phát triển khỏe mạnh.
  • Thứ tư: Khuyến khích bé chăm sóc, vệ sinh răng miệng thường xuyên đồng thời súc miệng sau khi ăn để có thể loại bỏ vi khuẩn hoàn toàn trong khoang miệng.
Rèn luyện cho trẻ thói quen chăm sóc và bảo vệ răng miệng
Rèn luyện cho trẻ thói quen chăm sóc và bảo vệ răng miệng
  • Thứ năm: Sử dụng kem đánh răng phù hợp và bàn chải mềm mượt để tránh những tác động mạnh lên khoang miệng gây ra vết loét hay chảy máu chân răng. Bên cạnh đó, người bệnh có thể tham khảo thêm ý kiến bác sĩ, sử dụng loại thuốc nhiệt miệng phù hợp.

Trên đây là những gợi ý trẻ bị nhiệt miệng nên uống gì và một số lưu ý cần tránh. Hy vọng bài viết trên đây của ViDentalcare đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn đọc trong điều trị các bệnh lý nhiệt miệng cho trẻ. Bởi vì trẻ nhỏ có hệ tiêu hóa còn kém, do vậy, khi sử dụng bất cứ loại thực phẩm nào phụ huynh cũng cần hết sức lưu ý.

Click tại đây

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bị Nhiệt Miệng Ở Má Trong: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý
Bị Nhiệt Miệng Ở Má Trong: Dấu Hiệu, Nguyên Nhân, Cách Xử Lý

Bị nhiệt miệng ở má trong có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, đặc trưng bởi các vết loét nhỏ hình tròn hoặc bầu...

Bật mí 8 loại kem đánh răng trị nhiệt miệng cho cả gia đình
Bật Mí Top 8 Loại Kem Đánh Răng Trị Nhiệt Miệng Cho Cả Gia Đình

Sử dụng kem đánh răng trị nhiệt miệng là lựa chọn hàng đầu trong việc chăm sóc răng miệng. Đây là phương pháp không những...

Review Thuốc Bactefort: Công Dụng, Thành Phần Và Giá Bán
Review Thuốc Bactefort: Công Dụng, Thành Phần Và Giá Bán

Ký sinh trùng là sinh vật sống dựa vào các chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể vật chủ, đồng thời rất dễ lây lan....

Gợi Ý 3 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Rau Diếp Cá Hiệu Quả
Gợi Ý 3 Cách Chữa Nhiệt Miệng Bằng Rau Diếp Cá Hiệu Quả

Phương pháp chữa nhiệt miệng bằng rau diếp cá được rất nhiều gia đình sử dụng, bởi cách làm đơn giản, mang lại hiệu quả...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo