Hôi miệng từ cổ họng là loại bệnh gì? Nguyên nhân và cách chữa trị dứt điểm
Hôi miệng từ cổ họng là một biểu hiện của một dạng bệnh lý thường gặp do nhiều nguyên nhân gây ra. Mặc dù đây không phải là bệnh gây nguy hiểm nhưng nếu không thực hiện điều trị sớm, sẽ khiến người mắc gặp nhiều trở ngại tâm lý và ảnh hưởng đến sinh hoạt. Vậy nguyên nhân tình trạng này là do đâu và giải pháp chữa trị tốt nhất là gì?
Hôi miệng từ cổ họng là loại bệnh gì?
Hôi miệng từ cổ họng là hiện tượng hơi thở có mùi xuất phát từ nguyên nhân bên trong cơ thể. Mùi hôi khó chịu trong khoang miệng của người bệnh cảm giác như trào từ cổ họng lên gây ra cảm giác và hơi thở có mùi, khó chịu.
Trên thực tế, rất nhiều người mắc phải chứng hôi miệng và lo lắng rằng đây là cảnh báo của những dấu hiệu sức khỏe tiềm tàng bên trong cơ thể. Vì vậy, cần phải giải quyết nguyên nhân của chứng hôi miệng từ cổ họng để có biện pháp chữa bệnh hiệu quả, an toàn và dứt điểm nhất.
Nguyên nhân nào dẫn tới bệnh hôi miệng từ cổ họng?
Không phải bất cứ khi nào bệnh hôi miệng đều đi kèm với nguyên do về răng miệng. Chính vì thế khi gặp phải tình trạng hôi miệng không phải do răng sâu, viêm nha chu, nấm miệng,…thì rất có thể người bệnh đang gặp phải các bệnh lý bên trong. Hôi miệng sẽ khởi phát từ cuống họng lên. Dưới đây là 7 nguyên nhân chính gây ra hiện tượng này:
Hôi miệng từ cuống họng do viêm xoang
Trong trường hợp người bệnh cảm thấy hơi thở của mình có mùi từ cổ họng kèm theo triệu chứng nghẹt mũi, khó thở, hay hắt hơi sổ mũi, đau nửa đầu hoặc miệng có dịch mủ,…thì rất có thể khởi phát từ bệnh viêm xoang.
Ở bệnh viêm xoang, khoang mũi bị nhiễm khuẩn hình thành nên các ổ mủ. Lâu ngày không được chữa trị dịch mủ này sẽ được tích tụ lớn dần và gây mùi trong hốc xoang sau đó theo thành họng tràn xuống đường hô hấp, làm cho hơi thở trở nên hôi khó chịu.
Hơi thở có mùi từ xoang là một triệu chứng điển hình của những người bị viêm xoang mãn tính. Tuy nhiên đa phần người bệnh không tự cảm nhận được hơi thở của bản thân có vấn đề do hay bị ngạt mũi, sổ mũi. Vì vậy tốt nhất người bệnh cần phải chủ động đi khám để trị viêm xoang, mùi hôi miệng sẽ tan biến.
Hôi miệng do vấn đề về tiết nước bọt
Nước bọt là một thành phần quan trọng giúp khoang miệng duy trì được sự sạch sẽ, chúng giúp loại trừ thức ăn thừa còn bám trên răng cân bằng hệ sinh vật. Khi cơ chế tiết nước bọt giảm bất thường sẽ khiến miệng trở nên khô, thiếu nước. Các phần dư lại của đồ ăn sẽ có cơ hội mắc dính, bám trên chân răng, kẽ răng và nướu làm sinh sôi vi khuẩn gây ra mùi khó chịu cho khoang miệng.
Hôi miệng từ cổ họng do viêm loét dạ dày
Khi bộ máy tiêu hóa thức ăn chủ chốt là dạ dày gặp vấn đề, thức ăn sẽ được tiêu hóa chậm hơn, gây tồn đọng trong dạ dày. Sau đó, chúng lên men nên tạo mùi khó chịu và phát ra qua những lần ợ hơi đẩy lên khoang miệng khiến hơi thở có mùi. Thủ phạm chính gây ra viêm dạ dày và cũng là nguyên nhân khiến miệng của người bệnh có mùi hôi và chua chính là vi khuẩn helicobacter pylori.
Có thể nhận biết những dấu hiệu khi mắc các bệnh về dạ dày, đặc biệt là viêm dạ dày như sau:
- Cảm thấy đầy hơi, ợ nóng, khó tiêu sau khi ăn.
- Hay bị ợ nóng, đau bụng lúc đói.
- Ăn những đồ quá chua, cay sẽ gặp kích thích, đau bụng trên âm ỉ.
Viêm amidan gây mùi hôi miệng
Đối với những bệnh nhân bị viêm amidan, hệ miễn dịch thường suy yếu, điều này tạo môi trường thuận lợi cho ký sinh trùng sinh sôi, làm hơi thở có mùi hôi phát ra từ cổ họng. Ngoài ra, khi amidan bị viêm ở mức độ nghiêm trọng sẽ xuất hiện các nốt mủ màu trắng vàng. Chính các nốt mủ này là gây ra mùi hôi, tanh nồng trong hơi thở.
Biểu hiện khi bị viêm là amidan thường gặp là:
- Trong vùng niêm mạc họng có thể quan sát được, bị sưng đỏ.
- Thường xuyên ho.
- Sốt.
- Gặp khó khăn khi nuốt, rát họng.
Bệnh lý về thận
Trường hợp thận có vấn đề thì chức năng lọc chất thải giảm hiệu suất đáng kể, làm cho độc tố tích tụ tăng dần trong cơ thể.Trong đó chủ yếu là nitơ – nguyên nhân chính gây ra hiện tượng hôi miệng từ cổ họng.
Đặc trưng của mùi hôi miệng bệnh lý này là mùi tanh nồng như mùi của cá, kèm theo đó là dấu hiệu nước tiểu có màu sậm hơn, khó tiểu, tiểu đêm, đau vùng thắt lưng…
Bệnh lý về tim mạch cũng có thể gây mùi hôi miệng
Theo một số nghiên cứu y học chỉ ra rằng, bệnh nướu răng và bệnh tim mạch có một mối liên hệ với nhau. Cụ thể, bệnh viêm lợi có thể là một triệu chứng cảnh báo sớm các vấn đề liên quan đến tim.
Một trong những triệu chứng chính của bệnh răng miệng thông thường là hơi thở có mùi hôi. Hãy kiểm tra sức khỏe tổng quát của bản thân nếu người bệnh chưa biết mình có những vấn đề gì về cơ thể khi hơi thở đang là điềm báo hiệu.
Nguy cơ ung thư cổ họng
Ở một số ít trường hợp, ung thư vòm họng cũng là nguyên nhân gây ra hiện tượng hôi miệng từ cổ họng. Có chứa một lượng lớn polyamines, một hoạt chất có mùi cực kỳ khó chịu tồn tại trong tế bào ung thư. Do vậy khi bị ung thư cổ họng, hàm lượng polyamines tăng cao đột biến khiến hơi thở có mùi hôi ảnh hưởng trực tiếp đến giao tiếp của người bệnh.
Mùi hôi miệng do ung thư họng hoàn toàn khác với mùi hôi trong miệng như liên quan đến răng nướu bình thường. Nếu bệnh nhân cảm thấy hơi thở của mình có mùi hôi,dùng nước súc miệng mà vẫn không thuyên giảm thì đây rất có thể là dấu hiệu cảnh báo tình trạng nghiêm trọng của sức khỏe.
Chữa hôi miệng từ cổ họng như thế nào?
Hôi miệng từ cuống họng ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc giao tiếp và gây trở ngại tâm lý cho người mắc bệnh. Để lấy lại sự tự tin để duy trì các mối quan hệ trong cuộc sống, thì phải chữa tình trạng hôi miệng này một cách triệt để.
Vậy làm như thế nào để trị dứt điểm hơi thở có mùi hôi từ cổ họng? Dưới đây là các biện pháp hữu hiệu người bệnh có thể tham khảo để chữa bệnh.
Chữa hôi miệng bằng mẹo dân gian
Trong dân gian có rất nhiều mẹo vặt được áp dụng để điều trị chứng hôi miệng lâu năm từ cổ họng. Bạn có thể tìm hiểu và áp dụng hằng ngày để cải thiện, sát khuẩn và phòng tránh những biến chứng có thể xảy ra. Cụ thể như sau:
- Sử dụng gừng tươi điều trị:
Gừng tươi từ lâu được biết đến như thảo dược có tác dụng rất tốt và an toàn trong việc chữa trị tình trạng hôi miệng từ cổ họng.
Mùi từ gừng tươi tự nhiên có thể khử mùi hôi trong cổ họng hiệu quả, ngoài ra còn làm giảm viêm họng và ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập.
Cách thực hiện:
Rửa sạch gừng rồi thái từng sợi mỏng tốt nhất nên để cả vỏ. Sau đó ngâm trong vòng vài phút những sợi gừng trên vào nước âm, uống từ từ. Mùi hôi miệng sẽ nhanh chóng giảm bớt và hết hẳn.
- Sử dụng rau mùi tây:
Không thể không kể đến phương pháp dùng rau mùi tây để trị mùi hôi miệng từ cuống họng. Trong rau mùi tây chứa hàm lượng rất cao các chất diệp lục cùng hương thơm đọng lâu, vì thế nên có thể đẩy lùi vi khuẩn gây mùi trong khoang miệng và cả vòm họng rất hiệu quả.
Để thực hiện chữa bệnh, nên kết hợp sử dụng rau mùi tây trong các món ăn và nhai sống trực tiếp lá rau mùi tây sau mỗi bữa ăn. Với mùi cực đậm và mạnh, hương thơm của rau mùi tây sẽ giúp giảm bớt mùi hôi khó chịu trong khoang miệng.
Xem thêm:
- Sử dụng nước gạo
Trong nước vo gạo hoặc nước gạo có rất nhiều vitamin B3. Loại vitamin này có khả năng chống nhiễm khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch và giúp đẩy lùi vi khuẩn phát sinh gây hôi miệng trong họng hiệu quả.
Để chữa hôi miệng từ cuống họng, người bệnh dùng nước vo gạo lần thứ 2 để súc miệng như vậy sẽ ít tạp chất và nước sẽ sạch hơn.Nên dùng nước vo gạo 2 lần vào mỗi sáng và tối.
Lưu ý: Khi súc miệng bằng các phương pháp trên nên ngậm trong miệng từ 5-10 phút có thể, súc miệng sâu xuống vùng họng để đẩy lùi mùi hôi và vi khuẩn.
Sử dụng thuốc chữa hôi miệng
Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc chữa bệnh hôi miệng được nhiều người tin tưởng và chọn lựa bởi có tác dụng nhanh chóng. Tuy nhiên với để chữa bệnh dứt điểm người bệnh cần thực hiện khám chữa tại các cơ sở y tế uy tín để biết chính xác nhất nguyên nhân của bệnh.
Như vậy, việc chọn lựa thuốc mới mang lại kết quả tốt nhất. Dưới đây là một số lưu ý khi dùng thuốc chữa hôi miệng, người bệnh có thể tham khảo để định hướng cho tình trạng sức khỏe của bản thân:
- Dùng thuốc chữa hôi miệng từ cổ họng theo chỉ định của bác sĩ, tốt nhất là loại thuốc trị căn nguyên gây bệnh, trị bệnh lý nền. Ví dụ như thuốc chữa viêm dạ dày, viêm xoang, điều trị amidan, hay ung thư vòm họng,…
- Không tùy tiện chọn thuốc và dùng thuốc theo nhu cầu và suy đoán cá nhân. Không lạm dụng thuốc.
- Với những người bị hôi miệng mức độ nhẹ nên chọn lựa các loại sản phẩm thuốc điều chế từ thảo dược thiên nhiên, an toàn, hiệu quả tốt và lành tính.
Làm thế nào để phòng và ngăn ngừa tái phát chứng hôi miệng
Người bệnh có thể áp dụng một trong những cách dưới đây để giúp cải thiện và khắc phục chứng hôi miệng từ cổ họng một cách khoa học:
- Hãy luôn giữ cho cổ họng ấm và đảm bảo đủ độ ẩm cần thiết bằng việc giữ ấm khi trời lạnh và uống đủ nước.
- Thực hiện chế độ chất dinh dưỡng chỉn chu, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, quan trọng nhất là rau xanh và hoa quả. Hạn chế các thực phẩm quá mặn,giàu đường hoặc quá chua, cay không tốt cho cả họng và dạ dày.
- Vệ sinh khoang miệng đúng cách và khoa học: đánh răng đều đặn 2 lần một ngày, theo chiều dọc, dùng chỉ nha khoa kết hợp nước súc miệng.
- Khám sức khỏe định kì và điều trị bệnh lí dẫn đến mùi hôi miệng từ cổ họng càng sớm càng tốt
- Thăm khám nha khoa định kì từ 3-6 tháng 1 lần, lấy cao răng sạch sẽ để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây hôi miệng.
Trên đây là thông tin cung cấp cho người bệnh về chứng hôi miệng từ cổ họng. Hy vọng với những nội dung cung cấp, bạn đọc sẽ có định hướng sức khỏe đúng đắn khi gặp phải một số vấn đề bất thường của cơ thể.
Thông tin hữu ích:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!