Điều Trị Sâu Răng Thế Nào? 9 Cách Chữa Nha Sĩ Khuyên Dùng

Sâu răng xảy ra khi răng bị vi khuẩn trong khoang miệng tấn công làm phá hủy liên kết mô răng. Việc không giữ vệ sinh răng miệng hoặc vệ sinh không đúng cách sẽ tạo điều kiện thuận cho vi khuẩn sâu răng hình thành và phát triển. Cùng tìm hiểu ngay các cách trị sâu răng hiệu quả trong nội dung bài viết sau đây.

Bị sâu răng có thể tự khỏi được không?

Trên thực tế, răng là bộ phận duy nhất không thể hồi phục theo thời gian. Khi răng bị tấn công khiến các cấu trúc, lỗ sâu răng xuất hiện thì chúng không thể tự liền lại được cho dù có được vệ sinh răng miệng đúng cách đi chăng nữa.

Thường sâu răng phát triển rất âm thầm tấn công từ lớp nông đến lớp sâu. Kể từ lúc xuất hiện các đốm cho đến khi hình thành lỗ sâu trên răng thì thời gian này chỉ có điều trị bằng các biện pháp nha khoa mới khôi phục lại được tình trạng của răng ban đầu.

Mặc dù sâu răng không thể tự phục hồi, nhưng người bệnh có thể phòng ngừa và điều trị sâu răng bằng những thói quen tốt thông qua việc ăn uống, vệ sinh răng miệng để giúp răng chắc khỏe hơn.

Tổng hợp các phương pháp điều trị sâu răng tận gốc
Tổng hợp các phương pháp điều trị sâu răng tận gốc

Điều trị sâu răng theo kinh nghiệm dân gian

Theo các thống kê lâm sàng, khoảng thời gian từ lúc xuất hiện các đốm đen trên răng cho đến khi hình thành lỗ sâu có thể lên đến 1,5 năm. Do vậy trong thời gian đó rất cần các biện pháp điều trị kịp thời.

Dưới đây là một số cách trị sâu răng nhức răng theo kinh nghiệm từ dân gian giúp kéo dài quá trình bệnh phát triển.

Lá ổi

Lá ổi từ lâu đã được cha ông ta sử dụng khi bị sâu răng hôi miệng. Theo các nghiên cứu gần đây, trong thành phần của lá ổi chứa rất nhiều hoạt chất như: Beta- Sitosterol, alpha- Limonene, flavonoid, axit guajava lic và một hàm lượng lớn tannin. Tannin là hoạt chất được đánh giá rất cao trong việc điều trị viêm lợi và sâu răng.

Không những vậy, những hoạt chất này còn có khả năng kháng khuẩn, chống viêm cực tốt. Do vậy, bạn đọc có thể sử dụng lá ổi để cải thiện những cơn đau bất chợt do đau răng gây nên.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy khoảng tầm 20 – 25 lá ổi non đem rửa sạch, sau đó giã nát chúng với một chút muối tinh. Tiếp theo lọc bã lấy tinh chất thu được từ việc giã nát.
  • Sử dụng bông gòn sạch thấm lấy tinh chất trên và đặt vào vị trí răng bị sâu. Đặt miếng bông trong khoảng 10 – 15 phút rồi bỏ ra và súc lại miệng bằng nước sạch.

Trị sâu răng viêm lợi bằng lá trầu không

Mặc dù trước đây không có kem đánh răng và nước súc miệng nhưng các cụ ngày xưa thường ít bị sâu răng. Nguyên nhân được phát hiện ra là nhờ công dụng của lá trầu không. Lá trầu không được xem như là một loại kháng sinh thiên nhiên.

Trong 100g lá trầu có đến tận 2,4% tinh dầu mang lại công dụng hiệu quả trong việc diệt khuẩn, chống nấm. Đồng thời, trong lá trầu không còn chứa hàm lượng lớn chất xơ, muối khoáng, carbohydrate, canxi, kẽm,… Các hoạt chất này đều có tác dụng củng cố và giúp răng phát triển chắc khỏe hơn.

Cách thực hiện như sau:

  • Lấy từ 3 – 5 lá trầu không đem rửa sạch và giã nhỏ với một chút muối tinh.
  • Sau đó dùng hỗn hợp đã giã rồi hòa với 1 chén rượu.
  • Chờ khoảng 5 – 10 phút cho rượu thấm đẫm tinh chất từ lá trầu không tiết ra.
  • Cuối cùng là lọc bã lấy nước để ngậm cho đến khi cơn đau răng thuyên giảm.

Củ gừng

Sử dụng gừng trong trị sâu răng viêm lợi là cách làm dễ dàng và cực kỳ nhanh chóng. Gừng là một trong những thực phẩm có khả năng chống oxy hoá và kháng khuẩn cao.

Bên trong gừng có một hàm lượng lớn các chất có khả năng diệt khuẩn cao như tecpen, men zingibain, oleoresin,… Tuy nhiên do mang tính cay nóng, những trường cao huyết áp không nên sử dụng gừng thường xuyên.

Cách thực hiện như sau:

  • Chỉ cần rửa sạch củ gừng, sau đó thái lát và đặt những lát gừng lên vị trí răng bị sâu rồi cắn dập. Nước ép từ gừng sẽ thấm vào những lỗ hổng giúp loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên đó.
  • Có thể nhai nhuyễn gừng cho đến khi nhạt vị thì dừng lại.
Cần lưu ý khi sử dụng gừng cho người huyết áp cao
Cần lưu ý khi sử dụng gừng cho người huyết áp cao

Trị sâu răng bằng bạc hà

Hiếm ai biết rằng lá bạc hà thơm ngon cũng có hiệu quả giúp gây tê, diệt khuẩn và giảm đau trong bệnh sâu răng rất hiệu quả. Sử dụng trà bạc hà không chỉ giúp hơi thở thơm tho hơn mà còn giúp diệt khuẩn và vệ sinh răng miệng cực tốt.

Cách thực hiện như sau:

  • Ngâm lá bạc hà khô vào nước sôi trong khoảng từ 20 – 30 phút.
  • Sau đó dùng nước sau khi ngâm để súc miệng hàng ngày. Các tinh chất từ lá bạc hà sẽ tác động đều lên bề mặt và các kẽ răng.
  • Sử dụng cách này mỗi khi đau nhức răng sẽ làm giảm bớt cơn đau rất tốt.

Điều trị sâu răng bằng thuốc

Các thuốc được kê đơn trong phương pháp trị sâu răng chỉ có tác dụng trên triệu chứng bệnh. Tùy thuộc mức độ đau và thể trạng từng bệnh nhân mà các bác sĩ sẽ đưa ra chỉ định phù hợp. Một số loại thuốc trị sâu răng đen thường được kê đơn là:

  • Thuốc giảm đau: Paracetamol.
  • Thuốc kháng sinh: Họ beta lactam và metronidazol để tiêu diệt cả vi khuẩn ái khí và vi khuẩn kỵ khí.
  • Bổ sung vitamin: Vitamin A, B2, C, D3.
  • Benzocain: Thuốc giúp gây tê cục bộ, làm dịu tại vị trí đau.
  • Thuốc kháng viêm không steroid: Đây là một trong những thuốc giảm đau cấp tốc do răng sâu, bệnh nướu răng hoặc áp lực xoang.
  • Acetaminophen: Acetaminophen chỉ hoạt động tương tự như một thuốc giảm đau và hạ sốt nhưng không điều trị viêm nhiễm. Do vậy, thuốc này sẽ được chỉ định đầu tiên để cải thiện các cơn đau nhói liên quan đến sâu răng cấp cũng như đau răng dai dẳng đã lan rộng.
  • Ngoài ra, các loại nước súc miệng có Fluor, gel hoặc nước súc miệng kháng khuẩn cũng thường được chỉ định.
Các loại thuốc được sử dụng chỉ có tác dụng giảm triệu chứng chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn
Các loại thuốc được sử dụng chỉ có tác dụng giảm triệu chứng chứ không thể chữa khỏi bệnh hoàn toàn

Điều trị sâu răng chuyên sâu tại nha khoa

Phương pháp đặc trị sâu răng sẽ được thực hiện với mục đích bảo tồn răng thật và đảm bảo sức khỏe răng miệng mà không gây ra bất kỳ sự tổn thương nào cho người bệnh.

Tái khoáng cho răng

Khi trên răng có những đốm nhỏ màu trắng thì cách trị sâu răng mới bị là dùng dung dịch gồm các chất florua, calcium, phosphate đổ vào vị trí bị sâu nhằm thu hẹp và phục hồi vùng men răng bị mất.

Điều trị hồi phục bằng Florua chuyên sâu chỉ mất 10 – 15 phút. Florua ở dạng gel hoặc Vani sẽ được dùng tại chỗ bằng bông gòn hay bàn chải để bôi trực tiếp lên răng. Từ đó giúp răng chắc khỏe, phục hồi và bổ sung các vị trí men răng bị tổn thương đồng thời tái khoáng hóa các lỗ sâu răng sớm.

Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh không được súc miệng, ăn uống trong ít nhất 30 phút để răng có thể hấp thu Florua tối đa. Phương pháp tái khoáng này có thể được chỉ định mỗi 3, 6 hay 12 tháng tùy thuộc vào tình trạng sức khỏe răng miệng của người bệnh.

Tái khoáng giúp cho men răng chắc khoẻ hơn, từ đó khắc phục được bệnh
Tái khoáng giúp cho men răng chắc khoẻ hơn, từ đó khắc phục được bệnh

Hàn trám răng

Hàn trám răng là phương pháp phổ biến nhất trong việc điều trị răng sâu. Thường áp dụng cho những lỗ sâu răng nhỏ, có màu vàng hoặc đen và chưa gây ảnh hưởng đến tủy. Hiện nay, các chất liệu trám rất đa dạng như Amalgam (trám bạc), Composite, kim loại quý, GIC. Quy trình trám răng sâu diễn ra đầy đủ theo 4 bước sau:

  • Bước 1 – Khám và tư vấn: Nha sĩ xem xét mức độ và vị trí sâu răng sau đó sẽ tư vấn cho bệnh nhân nên sử dụng loại vật liệu nào phù hợp nhất.
  • Bước 2 – Vệ sinh răng miệng: Đây là bước vô cùng quan trọng để khoang miệng được vệ sinh kỹ lưỡng. Sau khi súc miệng bằng nước súc miệng chuyên dụng sẽ tiến hành sẽ sát trùng vùng răng cần điều trị.
  • Bước 3 – Gây tê và tạo hình xoang trám: Trong trường hợp bị sâu răng nặng, bác sĩ sẽ gây tê để không ảnh hưởng đến tủy bằng cách sử dụng vòi xịt để loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trong lỗ sâu. Tiếp đó là dùng mũi khoan chuyên dụng để tạo hình xoang trám.
  • Bước 4 – Trám răng: Một loại dung dịch axit nhẹ được bôi lên vị trí răng cần phục hồi. Sau đó, nha sĩ sẽ bôi một lớp keo Bonding để tạo độ dính rồi dùng vật liệu nha khoa đổ vào và trám bít lại. Cuối cùng là chiếu đèn quang hợp để vật liệu trám cứng lại và đồng nhất với răng thật của người bệnh.

Quá trình hàn trám sẽ kết thúc chỉ trong khoảng 10 – 20 phút. Với phương pháp này, răng được phục hình hoàn chỉnh đảm bảo chức năng ăn nhai và mang lại tính thẩm mỹ cao. Tại Mỹ, Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh – CDC khuyến nghị sử dụng chất trám răng để phòng ngừa sâu răng cho tất cả trẻ em đang trong độ tuổi đi học.

Chữa tủy răng và bọc sứ

Trong trường hợp sâu răng đã tổn thương đến tủy, lỗ hổng răng lớn thì việc hàn trám bình thường sẽ không đảm bảo được hiệu quả điều trị. Do đó, chữa tủy và bọc răng sứ bên ngoài là phương pháp mang lại hiệu quả hơn trong trường hợp này.

Sau khi điều trị tủy, răng thường bị giòn, vỡ và dễ đổi màu vì không còn tủy để nuôi dưỡng. Có thể nói rằng lúc này răng đã chết và rơi vào trạng thái vô cảm gây ra nhiều bất tiện trong quá trình ăn uống và vệ sinh cho người bệnh.

Bọc răng sứ được tiến hành bằng cách chụp một mão sứ bọc lên phần răng thật từ rìa cắn cho đến sát khít nướu. Việc mài chỉnh răng, lấy dấu hàm và bọc sứ để bao bọc răng thật sẽ đảm bảo chức năng và tính thẩm mỹ cho răng.

Nhổ răng

Trong một trường hợp, răng tổn thương quá nặng, ảnh hưởng sang những răng xung quanh và không thể phục hồi được thì nha sĩ sẽ cân nhắc việc nhổ bỏ để bảo vệ toàn bộ khoang miệng.

Hiện nay, có nhiều loại thuốc tê được sử dụng nên người bệnh không cần lo ngại cảm giác đau đớn khi nhổ răng. Nha sĩ sẽ thực hiện nhổ răng, nạo tổ chức viêm rồi tiến hành phục hồi lại tại chỗ bằng cầu răng hoặc implant để đảm bảo chức năng lâu dài cho răng.

Sau khi nhổ, bệnh nhân chỉ cần cắn chặt bông gòn tại chỗ nhổ trong 30 phút đến 1 giờ để cầm máu và dùng thuốc giảm đau nếu cần thiết.

Nhổ răng là biện pháp hiệu quả nhất với những trường hợp bị sâu nặng
Nhổ răng là biện pháp hiệu quả nhất với những trường hợp bị sâu nặng

Những lưu ý khi chăm sóc răng miệng ngừa sâu răng

Để tránh những tác hại của bệnh gây ra, song song với các biện pháp trị sâu răng, bạn đọc nên có một chế độ chăm sóc và phòng ngừa đúng cách để có một hàm răng luôn khỏe, đẹp. Cụ thể:

  • Chải răng đúng cách: Bạn cần phải chải răng ít nhất 2 lần/ngày, đặc biệt là sau các bữa ăn chính. Chải răng bằng bàn chải lông mềm, chải mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai, trên và dưới đều đặn, không chải ngang răng.
  • Dùng chỉ nha khoa làm sạch các kẽ răng: Sự thật là sau khi chải răng, thức ăn thừa vẫn còn mắc lại tại vị trí kẽ răng. Nếu đánh và chà răng không thôi thì chỉ làm sạch được 75% bề mặt, 25% còn lại của răng là ở vùng kẽ dưới khe nướu. Chỉ có chỉ tơ nha khoa là làm sạch được vùng này nên việc sử dụng là cần thiết.
  • Sử dụng nước súc miệng: Nên súc miệng lại sau khi chải răng bằng các loại nước súc miệng có fluor hoặc sát khuẩn đặc hiệu với các loại vi khuẩn trong khoang miệng. Có thể dùng loại kết hợp với các chất làm khô niêm mạc miệng, tạo mùi thơm,… để giúp răng luôn được sạch sẽ và có hơi thở thơm tho hơn.
  • Tránh ăn vặt: Những loại đồ ăn vật nhiều đường là nguyên nhân gây bệnh sâu răng, nhất là thực phẩm ngọt, các loại thức uống có gas hoặc thuốc lá. Do vậy, hạn chế những loại thức ăn này là việc làm quan trọng giúp hạn chế nguy cơ bị sâu răng.
  • Khám răng định kỳ: Tất cả mọi người cần đến nha khoa khám răng định kỳ 6 tháng/lần để kịp thời phát hiện những tổn thương và biến đổi của răng để có các biện pháp điều trị phù hợp nhất.

Sâu răng sẽ trở thành một bệnh lý nguy hiểm nếu không được điều trị và kiểm soát kịp thời. Chính vì thế, để có hàm răng chắc khỏe và thẩm mỹ, bạn đọc cần phải thực hiện chế độ chăm sóc răng miệng khoa học và đúng cách. Khi nhận thấy bất kỳ biểu hiện nào của sâu răng cần đến nha khoa để được kiểm tra và khắc phục.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tổng Hợp Các Loại Thuốc Điều Trị Áp Xe Răng Hiệu Quả Nhất
Tổng Hợp Các Loại Thuốc Điều Trị Áp Xe Răng Hiệu Quả Nhất

Áp xe răng là tình trạng bị nhiễm trùng xung quanh răng, khiến răng trở nên đau nhức, khó chịu. Nếu không điều trị kịp...

Cảnh báo: Sâu răng dẫn đến ung thư, bạn không nên lơ là
Cảnh báo: Sâu răng dẫn đến ung thư, bạn không nên lơ là

Sâu răng là một bệnh lý khá phổ biến, theo thống kê trên thế giới có tới 90% dân số đang gặp vấn đề về...

Tổng hợp các cách trị sâu răng cho bé nhanh chóng, hiệu quả
Tổng hợp các cách trị sâu răng cho bé nhanh chóng, hiệu quả

Sâu răng là bệnh lý có thể gây ra nhiều biến chứng cho răng miệng: nha chu, viêm tủy, viêm lợi,… làm ảnh hưởng tới...

Răng là bộ phận rất quan trọng của con người
Răng Là Gì Phân Loại Cấu Tạo Và Những Điều Có Thể Bạn Chưa Biết

Răng là không chỉ tham gia vào việc hỗ trợ hệ tiêu hóa mà còn đóng vai trò quan trọng thực hiện các chức năng...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo