Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì – Top 10 loại thuốc tốt nhất

Viêm lợi trùm răng khôn thường gặp ở lứa tuổi trưởng thành. Bệnh không chỉ gây ra nhiều trở ngại trong quá trình ăn uống mà còn khiến người bệnh đau nhức kéo dài. Vậy, viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì để giải quyết tình trạng khó chịu một cách hiệu quả nhất? Hãy cùng tìm hiểu thông tin về các loại thuốc được chuyên gia khuyên dùng trong bài viết sau đây.

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người
Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì là thắc mắc của nhiều người

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì hiệu quả nhất hiện nay?

Viêm lợi trùm lên răng khôn hay còn gọi sưng mộng răng số 8, một biến chứng thường gặp mọc răng khôn. Các trường hợp răng khôn chưa mọc lên hết hoặc mọc lệch sẽ xuất hiện vạt lợi che phủ lên bề mặt răng hay một phần thân răng khôn. Từ đó tạo thành ổ ứ đọng thức ăn. 

Thêm vào đó, do răng khôn nằm ở vị trí trong cùng của hàm nên rất khó vệ sinh. Trở thành điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn trú ngụ và phát triển thành vùng viêm gây sưng lợi, đau nhức, chảy máu. 

Do đó, khi thấy các dấu hiệu như vùng lợi ở vùng răng khôn sưng to, che một phần hoặc cả thân răng, có màu hồng hoặc đỏ thẫm, có thể xuất hiện mủ bạn cần nhanh chóng tìm cách khắc phục. 

Việc điều trị viêm lợi trùm răng khôn tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và thể trạng cụ thể của người bệnh. Bên cạnh đó, cách tốt nhất là tham khảo ý kiến của bác sĩ để có chỉ dẫn cụ thể, phù hợp với mức độ và tình trạng bệnh. Vậy, viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc hiệu quả nhất? Theo các chuyên gia nha khoa, dưới đây là một số loại thuốc người bệnh nên sử dụng.

Tình trạng viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì hiệu quả? – Metronidazol

Thuốc Metronidazol là thuốc kháng sinh thuộc nhóm nitroimidazole. Thuốc có tác dụng ngăn chặn sự sinh sôi của các vi khuẩn có hại. Do đó, Metronidazol được sử dụng phổ biến trong điều trị nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc ký sinh trùng gây ra các bệnh lý về răng miệng.

Đây là thuốc kê đơn nên tốt nhất bạn nên sử dụng theo chỉ định của bác sĩ để phù hợp với mức độ bệnh của mình. Có thể dùng Metronidazol cùng thức ăn hoặc một ly nước hay sữa nhằm ngăn ngừa tình trạng đau dạ dày.

Thuốc Metronidazol là thuốc kháng sinh thuộc nhóm nitroimidazole
Thuốc Metronidazol là thuốc kháng sinh thuộc nhóm nitroimidazole

Lưu ý:

  • Trong quá trình sử dụng thuốc không nên dùng các chất kích thích như rượu vì có thể gây ra hiện tượng đau bụng, nôn mửa, nhức đầu,…
  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú là đối tượng cần hỏi ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
  • Không được tự ý ngừng dùng thuốc tránh tình trạng nhiễm trùng tái phát.

Thuốc Metronidazol có giá 11 nghìn đồng/hộp 20 viên, hiện được bán rộng rãi ở các hiệu thuốc.

Thuốc kháng sinh Spiramycin

Spiramycin nằm trong nhóm thuốc kháng sinh macrolid có khả năng ngăn ngừa vi khuẩn đang phân chia tế bào và vi khuẩn tổng hợp protein. Thuốc thường được phát huy tác dụng diệt khuẩn khi đạt nồng độ ở mô thuốc.

Thuốc Spiramycin là thuốc điều trị nên cần được sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ tùy thuộc vào thể trạng bệnh cụ thể. Người bệnh nên uống thuốc vào trước bữa ăn 2 tiếng hoặc sau ăn 3 giờ để có thể phát huy tối đa dược tính có trong thuốc.

XEM THÊM

Thuốc Spiramycin là thuốc điều trị nên cần được sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ
Thuốc Spiramycin là thuốc điều trị nên cần được sử dụng theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ

Lưu ý:

  • Thuốc Spiramycin không phù hợp với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú.
  • Những người quá mẫn khi với spiramycin, erythromycin không nên sử dụng.
  • Một số người có thể gặp tác dụng phụ như buồn nôn, khó tiêu,…
  • Không nên quá lạm dụng thuốc vì có thể gây ảnh hưởng đến chức năng gan.

Thuốc được bán trên thị trường với giá khoảng 42 nghìn đồng/ 1 hộp 2 vỉ; 110 nghìn/ hộp 5 vỉ.

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì – kết hợp Spiramycin và Metronidazol

Đây là hai loại thuốc kháng sinh thường được kết hợp cùng nhau nhằm điều trị dứt điểm được tình trạng lợi trùm răng khôn. Thuốc không chỉ tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh trong khoang miệng, giảm sưng đau hiệu quả nhanh chóng.

Liều dùng:

  • Người lớn uống 4 đến 6 viên/ngày, chia thành 2 đến 3 lần uống trong bữa ăn.
  • Trẻ em từ 6 đến 10 tuổi uống 2 viên/ngày trong bữa ăn, chia thành 2 lần.
  • Trẻ em từ 10 đến 15 tuổi uống 3 viên/ngày chia 3 lần uống trong bữa ăn.

Thuốc Spiramycin có giá khoảng 45 nghìn đồng 2 vỉ x 5 viên nén; thuốc Metronidazol có giá 11 nghìn đồng/hộp 20 viên.

Thuốc chống viêm Rodogyl

Loại thuốc tiếp theo trả lời cho câu hỏi viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì chính là thuốc kháng sinh chống viêm Rodogyl. Đây là loại thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh lý do nhiễm trùng răng miệng như áp xe răng, viêm lợi, viêm nha chu

Rodogyl là loại thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh lý do nhiễm trùng răng miệng
Rodogyl là loại thuốc được chỉ định trong điều trị các bệnh lý do nhiễm trùng răng miệng

Ngoài ra, thuốc kháng sinh chống viêm Rodogyl còn được dùng để điều trị dự phòng cho các trường hợp nhiễm khuẩn tại chỗ sau phẫu thuật nha khoa.

Liều dùng:

  • Người lớn sử dụng từ 4 – 6 viên chia thành 2 – 3 lần uống trong ngày. Nếu bị nặng có thể tăng liều lượng lên 8 viên/ngày.
  • Trẻ em dùng 2 – 3 viên Rodogyl/ngày chia thành nhiều lần uống.

Lưu ý:

  • Người mắc bệnh về gan cần thận trọng khi sử dụng thuốc.
  • Những người có tiền sử về bệnh nặng, mãn tính nên tránh dùng thuốc vì có thể gây nguy hiểm nghiêm trọng.
  • Phụ nữ mang thai 3 tháng đầu không nên sử dụng vì có thể gây ảnh hưởng không tốt tới thai nhi.

Rodogyl được bán trên thị trường với giá tham khảo là 7.500 đồng/viên, cả hộp 20 viên có giá 145 nghìn đồng.

Thuốc chữa viêm lợi trùm răng khôn Arme Rogyl

Arme Rogyl là thuốc kháng sinh được dùng phối hợp cùng với Spiramycin. Sự kết hợp này giúp điều trị một số triệu chứng bệnh như nhiễm trùng răng miệng cấp và mãn tính, viêm lợi, áp xe răng, viêm miệng, viêm tuyến mang tai,…. Ngoài ra, thuốc còn hỗ trợ cho việc phòng nhiễm khuẩn sau phẫu thuật nha khoa hiệu quả.

Arme Rogyl là thuốc kháng sinh được dùng phối hợp cùng với Spiramycin
Arme Rogyl là thuốc kháng sinh được dùng phối hợp cùng với Spiramycin

Liều dùng: Người lớn sử dụng từ 4 – 6 viên/lần, chia thành 2 -3 lần uống/ngày.

Thuốc được bán với giá khoảng 100 nghìn đồng/hộp 2 vỉ x 10 viên nén bao phim.

Thuốc chữa viêm lợi dạng bôi PerioKin

PerioKin là một trong những loại thuốc điều viêm lợi được nhiều người tin dùng. Thành phần của PerioKin có chứa Chlorhexidine có tác dụng sát khuẩn và khử khuẩn. Ngoài ra, thuốc còn được sử dụng điều trị các bệnh viêm nướu, abscess nha chu, viêm loét miệng. Đồng thời có khả năng làm trầy xước niêm mạc do hàm giả gây nên.

Thành phần của PerioKin có chứa Chlorhexidine có tác dụng sát khuẩn và khử khuẩn
Thành phần của PerioKin có chứa Chlorhexidine có tác dụng sát khuẩn và khử khuẩn

Cách dùng:

  • Người bệnh bôi trực tiếp một lượng vừa đủ lên vùng bị nhiễm trùng lợi.
  • Dùng 2 đến 3 lần/ngày liên tục trong ít nhất 1 tuần để phát huy hiệu quả.
  • Thời điểm dùng tốt nhất là sau bữa ăn và khi đã làm sạch răng miệng.

Gel bôi sát trùng vùng nướu được bán ở các hiệu thuốc trên cả nước với giá khoảng 115 nghìn đồng/ tuýp 30ml.

Thuốc chống sưng viêm lợi trùm răng khôn Alphachymotrypsin

Khi bị viêm lợi trùm răng khôn người bệnh nên kết hợp thêm loại thuốc có khả năng chống phù nề. Nguyên do là bởi khi mọc răng khôn, vùng lợi này sẽ bị sưng tấy, phù nề và đau nhức. Lúc này thuốc chống phù nề được coi là cứu tinh cho người bệnh.

Đối với trường hợp bị sưng lợi mức độ nhẹ bạn có thể chỉ cần dùng thuốc kháng sinh Spiramycin với liều lượng 2 viên/lần, mỗi ngày 3 lần.

Nếu tình trạng sưng nề ở mức độ nặng, bạn cần dùng đến thuốc chống phù nề toàn thân Alphachymotrypsin. Đây là men thủy phân protein có khả năng làm giảm phản ứng viêm, phù nề hiệu quả được các bác sĩ ưu tiên kê đơn.

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì - Alphachymotrypsin
Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì – Alphachymotrypsin

Cách dùng:

Mỗi lần uống 2 viên Alphachymotrypsin, ngày dùng 3 – 4 lần hoặc đặt viên thuốc dưới lưỡi, mỗi ngày dùng 4 – 6 viên.

Lưu ý:

  • Những người có tiền sử bệnh gan, cao huyết áp, rối loạn đông máu hay dị ứng với thành phần của thuốc không được sử dụng.
  • Một số trường hợp có thể gặp phải tác dụng phụ như đa đầu, buồn nôn, phát ban, tăng nhất thời nhãn áp, sốc phản vệ.

Thuốc chống viêm, giảm phù nề Alphachymotrypsin có bán tại các hiệu thuốc trên toàn quốc với giá khoảng 25 nghìn đồng/1 hộp 2 vỉ x 10 viên hoặc 70 nghìn đồng/1 hộp 5 vỉ x 10 viên nén.

Viên uống giúp giảm đau, hạ sốt  Paracetamol  

Thuốc paracetamol giảm đau, hạ sốt là loại thuốc tiếp theo trả lời cho câu hỏi viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì. Đây là loại thuốc có tác dụng điều trị tình trạng đau răng, viêm lợi, đau đầu, nhức mỏi cơ. Thuốc được bào chế ở nhiều dạng khác nhau như dạng gel, siro, dạng tiêm, dạng viên nén.

Paracetamol là một trong những lời giải cho thắc mắc viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì
Paracetamol là một trong những lời giải cho thắc mắc viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì

Liều dùng đối với Paracetamol dạng viên:

Người lớn uống 1 hoặc 2 viên/ lần khi có triệu chứng đau, sốt. Mỗi lần uống cách nhau ít nhất 4 đến 6 tiếng.

Lưu ý:

  • Phụ nữ giai đoạn mang thai và đang cho con bú không tự ý sử dụng thuốc.
  • Paracetamol có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như khó thở, nổi mẩn, phù nề ở họng, cổ họng.

Thuốc có bán tại các hiệu thuốc với giá khoảng 1.300VND/ viên, cả hộp 180 viên có giá 225 nghìn đồng.

Viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì – Aspirin 500mg pH8

Aspirin thuộc nhóm thuốc kháng viêm, giảm đau được các bác sĩ chuyên khoa khuyên dùng. Aspirin không chứa steroid, có khả năng kiểm soát được nhiều bệnh lý khác nhau. Do đó, đây là loại thuốc giúp giảm đau nhanh chóng nếu bạn chưa biết viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì.

Aspirin không chứa steroid, có khả năng kiểm soát được nhiều bệnh lý khác nhau
Aspirin không chứa steroid, có khả năng kiểm soát được nhiều bệnh lý khác nhau

Cách dùng:

  • Liều dùng Aspirin thông thường là 300 – 650 mg/lần bằng đường uống.
  • Hoặc đặt thuốc theo đường trực tràng khoảng 4 – 6 giờ/lần.
  • Không nên dùng vượt quá 4gr Aspirin/ngày.
  • Nên uống sau khi ăn để không bị ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bạn.

Bên cạnh đó, tùy vào từng trường hợp cụ thể bác sĩ có thể đưa ra chỉ định khác nhau.

Lưu ý:

  • Aspirin có thể gây ra một số tác dụng phụ hiếm gặp như khó thở, co thắt phế quản, tan máu,…
  • Những người mắc bệnh lý suy tim nhẹ, bệnh thận, bệnh gan tuyệt đối không được sử dụng thuốc tùy ý.

Thuốc Aspirin 500mg pH8 có giá 360 đồng/viên tương đương 18 nghìn đồng/ hộp 5 vỉ x 10 viên và 36 nghìn đồng/ hộp 10 vỉ x 10 viên.

Thuốc chống viêm Ibuprofen

Thuốc chống viêm Ibuprofen cùng là loại thuốc không steroid, được bào chế dưới dạng viên. Thuốc có công dụng giảm sưng, ngăn ngừa viêm nhiễm, giảm đau và hạ sốt. Do đó, bạn có thể dùng Ibuprofen để điều trị đau nhức khi viêm lợi trùm răng khôn một cách hiệu quả.

Thuốc chống viêm Ibuprofen cùng là loại thuốc không steroid, được bào chế dưới dạng viên
Thuốc chống viêm Ibuprofen cùng là loại thuốc không steroid, được bào chế dưới dạng viên

Cách dùng:

  • Để giảm đau bạn uống mỗi lần 1 viên, ngày 3 – 4 lần.
  • Liều tối đa trong một ngày được khuyến cáo là 6 – 8 viên.
  • Nên uống thuốc khi bụng đói để phát huy tác dụng của thuốc, đối với người bị bệnh dạ dày có thể uống sau bữa ăn.

Thuốc được bán trên thị trường với giá 900 đồng/ 1 viên, cả hộp 100 viên có giá 88 nghìn đồng.

Những loại thuốc trên đây đều được các chuyên gia tư vấn cho thắc mắc viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì. Để việc điều trị đạt kết quả cao người bệnh nên tuân thủ các chỉ dẫn chuyên khoa.

Những lưu ý khi dùng thuốc và biện pháp phòng ngừa viêm lợi trùm

Ngoài việc nắm được thông tin viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì, người bệnh cần chú ý những điều quan trọng khi sử dụng thuốc. Đồng thời thực hiện các biện pháp phòng ngừa viêm lợi trùm răng khôn hiệu quả.

Những lưu ý khi sử dụng thuốc điều trị viêm lợi trùm răng khôn gồm:

  • Đọc kỹ hướng dẫn và tuân thủ đúng liều lượng được khuyến cáo trên bao bì sản phẩm cũng như chỉ định của bác sĩ.
  • Hiệu quả của thuốc phụ thuộc và tình trạng viêm lợi và cơ địa của mỗi người.
  • Phụ nữ đang trong giai đoạn mang thai tuyệt đối không tự ý sử dụng các loại thuốc giảm sưng, giảm đau khi chưa hỏi ý kiến bác sĩ.
  • Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ, do đó khi thấy có dấu hiệu bất thường cần ngưng sử dụng và đi khám chuyên khoa.
  • Nếu bạn đã sử dụng thuốc đúng theo khuyến nghị nhưng tình trạng bệnh không thuyên giảm cần đến khám tại các cơ sở nha khoa uy tín để có hướng điều trị phù hợp.
  • Không nên lạm dụng thuốc điều trị viêm lợi trong thời gian dài vì có thể dẫn đến tình trạng nhờn thuốc, gây khó khăn cho những lần điều trị tiếp theo.

Ngoài ra, để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm trong khoang miệng cũng như viêm lợi trùm răng khôn bạn cần thực hiện một số biện pháp như:

  • Vệ sinh răng miệng bằng cách chải răng ít nhất 2 lần/ngày. 
  • Sử dụng bàn chải lông mềm, chải răng nhẹ nhàng theo chiều kim đồng hồ để loại bỏ mảng bám.
  • Kết hợp dùng chỉ nha khoa và súc miệng nước muối để làm sạch triệt để khoang miệng.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin và các loại rau củ quả để tăng sức đề kháng.
  • Tránh những chất kích thích có hại cho sức khỏe như hút thuốc lá, uống rượu bia, cà phê.
  • Khám nha khoa định kỳ 3 – 6 tháng/lần để phát hiện kịp thời các vấn đề răng miệng.

Bài viết trên đây đã đưa ra các thông tin giải đáp thắc mắc viêm lợi trùm răng khôn uống thuốc gì tốt nhất. Mong rằng bài viết đã giúp ích cho bạn đọc trong xử lý các vấn đề về răng miệng nói chung và viêm lợi trùm nói riêng.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Review chi tiết thuốc nhiệt miệng Mandarin
Review Chi Tiết Thuốc Nhiệt Miệng Mandarin

Vào mùa hè thời tiết nắng nóng, do vậy các loại vi khuẩn, nấm bệnh dễ phát triển và gây nên tình trạng nhiệt miệng,...

sưng nướu răng và nổi hạch
Sưng nướu răng và nổi hạch là bệnh gì? Cách nhận diện và điều trị

Sưng nướu răng và nổi hạch là những dấu hiệu bất thường cảnh báo nhiều bệnh lý nguy hiểm. Bất kỳ ai cũng có thể...

Thuốc Dentanalgi Là Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Sử Dụng Cụ Thể Nhất
Thuốc Dentanalgi Là Gì? Cách Dùng Và Lưu Ý Sử Dụng Cụ Thể Nhất

Mắc các bệnh lý về răng miệng cản trở không ít đến quá trình sinh hoạt thường ngày và gây khó trong việc ăn uống,...

Thuốc Deetoxnano có giúp hết hôi miệng không? Giá bán bao nhiêu?
Thuốc Deetoxnano Có Giúp Hết Hôi Miệng Không? Giá Bán Bao Nhiêu?

Hôi miệng đang là một loại bệnh gây ám ảnh tâm lý cho nhiều người. Và để khắc phục tình trạng nêu trên, các sản...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo