Răng Ố Vàng

Mặc dù bạn luôn chăm sóc và vệ sinh răng miệng kỹ càng mỗi ngày nhưng răng vẫn bị ố vàng gây mất thẩm mỹ và kém tự tin trong giao tiếp. Vậy tình trạng răng ố vàng nguyên nhân do đâu? Khắc phục răng bị ố vàng thế nào? Hãy cùng tìm hiểu lời giải đáp những thắc mắc trên ngay tại bài viết này

Tình trạng răng ố vàng là như thế nào?

Răng ố vàng là bệnh lý răng miệng khá phổ biến ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Biểu hiện tình trạng bị ố vàng thể hiện rất rõ bên ngoài răng nên có thể dễ dàng nhận biết. Tuy nhiên, nhiều người không quá quan tâm và xem nhẹ dù đã phát hiện tình trạng bệnh.

Tình trạng răng bị ố vàng khiến màu răng chuyển từ trắng sang màu vàng hoặc nâu đen ở một hay nhiều răng. Bên cạnh đó, người bị ố vàng răng thường gặp các vấn đề đi kèm như hôi miệng, hơi thở có mùi khó chịu hoặc sâu răng.

Người bị răng ố vàng thường đi kèm tình trạng hôi miệng
Người bị răng ố vàng thường đi kèm tình trạng hôi miệng

6 nguyên nhân chính gây ra tình trạng răng ố vàng

Theo các chuyên gia chia sẻ, mặc dù răng miệng có thể được chăm sóc và vệ sinh sạch sẽ nhưng bạn vẫn có thể gặp tình trạng bị ố vàng răng. Điều này hình thành lên do nhiều vấn đề liên quan tới sức khỏe cũng như từ các sai lầm trong thói quen sinh hoạt răng miệng hàng ngày như:

Vết bẩn bám trên bề mặt răng

Các vết bẩn bám trên bề mặt răng là nguyên nhân chủ yếu hình thành ố vàng trên răng. Trong quá trình ăn uống, thực phẩm dư thừa bị dính trên răng hoặc các kẽ chân răng không được lấy ra, theo thời gian chúng tạo thành các mảng bám dính trên răng có màu vàng hay còn được gọi là cao răng. Điều này sẽ khiến bề mặt răng càng ngày càng bị ố vàng nhiều.

Đặc biệt đối với nhiều người có thói quen sử dụng nhiều thuốc lá, cà phê, chè đặc, coca cola, rượu vang, đồ ăn phẩm màu,... sẽ dễ bị các vết bẩn bám bên ngoài răng và khó vệ sinh sạch sẽ hơn. Chính vì vậy, những người thường xuyên sử dụng nhóm thực phẩm trên thường không có màu răng trắng tự nhiên và có nhiều mảng bám trên răng.

Răng ố vàng do tác dụng phụ thuốc kháng sinh

Tình trạng răng ố vàng, đặc biệt là ở trẻ nhỏ, nguyên nhân có thể bắt nguồn từ bên trong do tác dụng phụ của các loại thuốc kháng sinh. Trong quá trình răng trẻ đang phát triển mà có sử dụng thuốc kháng sinh như Histamine, Tetracycline, Albuterol, Doxycyclin thì sẽ có nguy cơ răng bị ố vàng.

Ngoài ra, trường hợp trẻ dưới 8 tuổi bị răng ố vàng, nguyên nhân còn có thể xuất phát từ chính sữa mẹ. Trong quá trình thai kỳ và cho con bú, nếu người mẹ sử dụng các loại thuốc kháng sinh trên cũng có thể khiến các mảng bám xuất hiện khi trẻ mọc răng sữa.

Sử dụng thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra tình trạng răng ố vàng ở trẻ nhỏ
Sử dụng thuốc kháng sinh là tác nhân gây ra tình trạng răng ố vàng ở trẻ nhỏ

Răng bị ố vàng do nhiễm độc Fluoride

Không chỉ vậy, một yếu tố nội sinh gây ra tình trạng răng bị ố vàng từ trong răng chính là hiện tượng nhiễm độc Fluoride. Mặc dù, Fluoride là được biết đến là chất giúp làm trắng răng rất tốt và được sử dụng làm thành phần của nhiều loại kem đánh răng hiện nay. Tuy nhiên, theo chia sẻ từ các chuyên gia nha khoa, nếu lạm dụng chất này bừa bãi sẽ khiến bạn gặp tình trạng dư thừa Fluoride hay với tên gọi khác là nhiễm độc Fluoride. Điều này khiến hình thành các vết bẩn bên trong răng của bạn, gây ra tình trạng răng ố vàng.

Men răng gặp vấn đề

Theo thời gian, răng sẽ càng dần ngả sang màu vàng do tình trạng mòn men răng. Điều này diễn ra hoàn toàn bình thường theo tự nhiên do lớp men răng ngày càng mỏng dưới sự tác động từ acid trong thực phẩm.

Đối với người bị sứt mẻ men răng do gặp chấn thương hoặc thói quen ngủ nghiến răng thường có những vệt trắng mờ hoặc đốm vàng nâu trên răng. Vì vậy, trường hợp men răng gặp vấn đề do bất kỳ nguyên nhân nào gây ra cũng đều gặp phải tình trạng răng ố vàng.

Sai lầm trong thói quen vệ sinh răng miệng

Một điểm quan trọng gây ra tình trạng ố vàng răng phổ biến hiện nay chính là thói quen vệ sinh răng miệng không sạch sẽ. Như đã phân tích ở trên, vấn đề vệ sinh răng miệng ảnh hưởng rất nhiều tới màu sắc răng, đặc biệt đối với người bị nghiện thuốc lá, cà phê, trà đặc, đồ ăn phẩm màu,... Tuy nhiên, nhiều người có thói quen vệ sinh răng miệng sai lầm khiến dù thực hiện mỗi ngày nhưng vẫn bị tình trạng răng ố vàng, cụ thể như:

  • Đánh răng quá lâu hoặc quá nhanh: Việc đánh răng trong thời gian quá lâu khiến phần men răng bị mài mòn, theo thời gian rất dễ bị ngả màu vàng. Trong trường hợp quá nhanh, bạn có thể không loại bỏ hoàn toàn thực phẩm thừa bám trên răng hoặc kẹt lại phần kẽ, chân răng khiến chúng dần bị vôi hóa, tạo thành các vết bám ố vàng cứng đầu.
  • Sử dụng bàn chải răng lông cứng: Bàn chải lông cứng khi dùng vệ sinh răng miệng dễ mài mòn răng và tác động tổn thương phần nướu tạo thành các ổ viêm nhiễm cho vi khuẩn phát triển. Ngoài ra, lông bàn chải cứng không thể vệ sinh sâu từng kẽ răng làm thức ăn tạo thành mảng bám khiến răng ố vàng.
  • Không thực hiện vệ sinh lưỡi: Việc vệ sinh lưỡi là một thói quen chưa phổ biến tại phần đông người dân Việt Nam. Thông thường, bạn cần vệ sinh lưỡi 1 - 2 lần/ngày để hạn chế tình trạng vi khuẩn tấn công lên răng, gây ố vàng răng. Bên cạnh việc tránh đi tình trạng răng ngả vàng, vệ sinh lưỡi còn giúp bạn bảo vệ tốt sức khỏe răng miệng.
  • Đánh răng không đúng cách: Đánh răng không đúng cách cũng khiến răng bạn gặp phải tình trạng ố vàng. Cách vệ sinh răng hiệu quả là đánh răng theo chiều từ trên xuống. Nếu đánh răng theo chiều ngang, bàn chải sẽ không vệ sinh hoàn toàn được vi khuẩn tại các kẽ răng và mảng bám trên răng. Điều này dễ khiến răng bạn bị ố vang.

Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ gây tình trạng răng bị ố vàng
Vệ sinh răng miệng không sạch sẽ gây tình trạng răng bị ố vàng

Một số nguyên nhân khác khiến răng ố vàng

Bên cạnh các nguyên nhân đến từ thói quen sinh hoạt cá nhân hàng ngày, nhiều trường hợp răng ố vàng được xác định nguyên nhân gây ra bởi các yếu tố liên quan tới:

  • Yếu tố di truyền theo thế hệ, gia đình.
  • Yếu tố tuổi tác.
  • Yếu tố liên quan đến sức khỏe.

Trên thực tế, yếu tố di truyền theo thế hệ, gia đình ảnh hưởng rất nhiều tới màu sắc của răng. Nhiều người có men răng dày, chắc khỏe và hàm răng trắng sáng được di truyền từ gen ông bà, bố mẹ trong gia đình. Với những trường hợp có sức khỏe răng tốt như vậy thường sẽ không bị ảnh hưởng nhiều từ những tác động bên ngoài tới màu răng nên hàm răng luôn trắng sáng tự nhiên.

Ngược lại, đối với những gia đình có gen di truyền với đặc điểm men răng mỏng sẽ dễ bị ảnh hưởng bởi các yếu tố bên ngoài khiến răng xỉn màu, ố vàng. Đối với các trường hợp này, việc chăm sóc răng miệng hàng ngày chỉ có thể cải thiện màu răng một phần, không thể trắng sáng nếu không sử dụng các biện pháp điều trị nha khoa chuyên sâu.

Răng ố vàng có cần điều trị không?

Nếu răng bị ố vàng bởi các yếu tố bên ngoài như sự hình thành vết bẩn bám bên ngoài răng thì bạn có thể dễ dàng khắc phục. Ở giai đoạn đầu của bệnh, bạn chỉ cần thay đổi thói quen vệ sinh răng miệng sạch sẽ, chuẩn khoa học là có thể xử lý tình trạng răng ố vàng trong thời gian ngắn và không ảnh hưởng tới chất lượng răng.

Tuy nhiên, nhiều người mặc dù phát hiện sớm tình trạng nhưng không quá quan tâm khắc phục sớm làm những mảng bám phát triển mạnh, bám vào chặt vào răng gây ra các vấn đề về răng như viêm chân răng, sứt răng, mẻ răng. Lúc này, tình trạng đã trở nên nghiêm trọng, màu răng đã bị vàng ố nặng và ảnh hưởng sâu trong răng gây nguy cơ mắc các vấn đề nguy hiểm về răng miệng.

Trong những trường hợp này, bạn cần tìm ngay tới các địa chỉ phòng khám để có phương án điều trị dứt điểm tình trạng và phục hồi sức khỏe răng miệng.

3 cách khắc phục tình trạng răng ố vàng hiệu quả

Chắc hẳn nhiều bạn đọc gặp tình trạng này cũng đang muốn tìm cách đánh bay các vết ố vàng trên răng nhanh chóng. Thông thường, nếu tình trạng răng ố vàng nhẹ, bắt nguồn từ vấn đề ăn uống và vệ sinh miệng thì có thể khắc phục bằng một số mẹo đơn giản như sử dụng dầu dừa, giấm táo, vỏ cam,... Tuy nhiên, những phương pháp này không mang lại kết quả lâu dài và xử lý tận gốc tác nhân gây ra ố vàng răng.

Chính vì vậy để, khắc phục răng ố vàng hiệu quả và lâu dài bạn có thể tham khảo 3 phương pháp sau:

Bọc răng sứ

Đối với những trường hợp gặp vấn đề răng bị ố vàng nặng, nguyên nhân bắt nguồn từ sâu trong răng muốn khắc phục cần sử dụng phương pháp điều trị bọc răng sứ. Đây là phương pháp điều trị giúp phục hồi tình trạng răng nhanh chóng và vô cùng hiệu quả. Bọc răng sứ giúp bạn giải quyết nỗi lo lắng về răng ố vàng, mang lại hàm răng đều, đẹp cùng dáng vẻ trắng sáng tự nhiên như răng thật.

Bọc răng sứ giúp đánh bay nỗi lo răng bị ố vàng nhanh chóng
Bọc răng sứ giúp đánh bay nỗi lo răng bị ố vàng nhanh chóng

Quy trình bọc răng sứ điều trị răng ố vàng bao gồm các bước:

  • Bước 1 - Thăm khám tình trạng răng: Trước khi bắt đầu bọc răng sứ, bác sĩ sẽ xem xét và đánh giá tình trạng ố vàng của răng.
  • Bước 2 - Lên phác đồ điều trị răng ố vàng: Sau khi đã nắm được tình trạng vấn đề răng đang gặp, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị chi tiết và thông báo với bệnh nhân về thời gian, chi phí cũng như quá trình thực hiện.
  • Bước 3 - Tiến hành tiêm tê và tạo hình cùi răng: Hai bên thống nhất, đồng ý kế hoạch điều trị, bác sĩ bắt đầu gây tê và tiến hành mài nhẹ răng để làm phần cùi răng.
  • Bước 4 - Lấy dấu mẫu hàm răng và thiết kế mão răng sứ: Bác sĩ lấy dấu mẫu hàm và thực hiện sản xuất bộ răng sứ theo đúng kích thước răng đã đo đạc từ trước.
  • Bước 5 - Gắn mão răng sứ: Tiến hành gắn thử mão răng sứ nhằm đảm bảo các vấn đề về thẩm mỹ, khớp cắn. Sau khi đã đáp ứng đủ mọi vấn đề, thực hiện cố định răng sứ bằng chất dính chuyên dụng trong điều trị nha khoa.
  • Bước 6 - Kiểm tra kết quả bọc răng sứ: Hoạt động răng miệng bình thường và theo dõi kết quả sử dụng sau khi bọc răng sứ. Nếu có vấn đề xảy ra, liên hệ tới phòng khám điều trị để được xử lý kịp thời.

Bọc răng sứ giúp bạn có bộ răng trắng sáng tự nhiên như răng thật, xử lý nhanh chóng vấn đề răng ố vàng. Không chỉ vậy, bọc răng sứ còn giúp bạn khắc phục các vấn đề răng miệng khác như tình trạng răng hô, răng vẩu, lệch khớp cắn, sâu răng, răng gãy,...

Dán sứ Veneer

Một lựa chọn giúp bạn điều trị răng ố vàng nhưng vẫn bảo tồn phần răng gốc và không tác động tới tủy răng là dán sứ Veneer. Phương pháp này sử dụng mặt dán chế tạo từ sứ, dày khoảng từ 0.2mm đến 0.5mm. Mặt dán sứ này được cố định phía bên ngoài bề mặt răng bằng keo dính chuyên dụng trong điều trị nha khoa. Những miếng dán sứ sẽ ôm khít toàn thân răng, mang tới hàm răng đều đặn, tránh sáng khắc phục tình trạng răng ố màu, xỉn vàng.

Dán sứ Veneer mang tới màu sắc tự nhiên và không thay đổi theo thời gian cho răng. Phương pháp này giúp khắc phục không chỉ vấn đề răng ố vàng mà còn xử lý các trình trạng hiện tại của răng tự nhiên như răng mọc không đều, răng thưa, hở kẽ,...

Dán sứ Veneer mang lại hàm răng trắng sáng tự nhiên như thật
Dán sứ Veneer mang lại hàm răng trắng sáng tự nhiên như thật

So với phương pháp bọc răng sứ, phương pháp này có những điểm cộng vượt trội hơn, bao gồm:

  • Tương thích sinh học với mô nướu, không gây biến chứng trong quá trình sử dụng
  • Chỉ cần mài răng từ 0.2mm đến 0.5mm để thực hiện dán sứ. Không cần mài nhỏ răng để làm cùi trụ gắn răng sứ, hoàn toàn không ảnh hưởng tới phần răng gốc.
  • Cấu trúc và phần men răng không bị mài, không lấn sâu vào sâu mô răng nên tuyệt đối không tác động tới phần tủy răng. Phần răng thật không bị tác động giúp bạn cảm thấy thoải mái, dễ chịu và chịu bất kỳ cảm giác đau nhức, ê buốt trong quá trình thực hiện.
  • Thực hiện dán sứ Veneer điều trị răng ố vàng có mức chi phí điều trị rẻ, phù hợp với khả năng tài chính của phần lớn đối tượng.

Tẩy trắng răng

Đối với những trường hợp tình trạng răng ố vàng nhẹ chủ yếu do vệ sinh răng miệng không đúng cách, thức ăn thừa tích tụ bám trên răng lâu ngày, thực phẩm gây nhiễm màu trên răng,... thì bạn có thể điều trị bằng phương pháp tẩy trắng răng.

Tẩy trắng răng sử dụng chất tẩy trắng (Carbamide Peroxide hoặc Hydrogen Peroxide) kết hợp cùng năng lượng ánh sáng tạo thành phản ứng oxy hóa cắt đứt chuỗi phân tử, đánh bay các sắc tố vàng ố trên răng, làm răng trắng hơn.

Quy trình tẩy trắng răng rất đơn giản, kết quả nhanh chóng chỉ sau 1 - 2 lần thực hiện. Tuy nhiên, màu răng sẽ không trắng tuyệt đối mà chỉ giúp nâng tông màu sáng hơn trước khi tẩy. Các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên thực hiện khắc phục răng bị ố vàng bằng phương pháp tẩy trắng răng khi men răng tốt, răng chưa bị mài mòn và không gặp bệnh lý răng miệng nào.

Tẩy trắng răng điều trị các trường hợp răng bị ố vàng nhẹ
Tẩy trắng răng điều trị các trường hợp răng bị ố vàng nhẹ

Hướng dẫn chăm sóc răng miệng để tránh tình trạng răng bị ố vàng

Để ngăn ngừa tình trạng răng ố vàng, điều quan trọng là hình thành và duy trì thói quen chăm sóc răng miệng sạch sẽ mỗi ngày. Dưới đây là những thói quen vệ sinh răng miệng khoa học, tốt cho sức khỏe mà bác sĩ khuyên bạn nên duy trì:

  • Đảm bảo răng miệng được vệ sinh sạch sẽ trước khi ngủ và sau khi ăn ít nhất 3 lần/ngày.
  • Sử dụng các sản phẩm hỗ trợ vệ sinh răng miệng như chỉ nha khoa và nước súc miệng để loại bỏ hoàn toàn những thức ăn còn dính trên răng, kẹt trong các kẽ răng cũng như tiêu diệt vi khuẩn trong khoang miệng.
  • Hạn chế hoặc ngừng sử dụng các thói quen xấu có hại tới răng miệng như: Hút thuốc lá, uống rượu bia, uống trà đặc, cà phê và các thực phẩm chứa phẩm màu.
  • Uống nhiều nước lọc để loại bỏ những chất màu cũng như mảng bám thức ăn trên răng để hạn chế tình trạng răng ố vàng.
  • Thực hiện khám răng và lấy cao răng định kỳ mỗi 6 tháng/lần để đảm bảo các vấn đề liên quan tới răng miệng.

Nếu áp dụng những thói quen trên thời gian dài nhưng không có tác dụng và tình trạng răng bị ố vàng tiếp tục xấu, hãy tới trực tiếp phòng khám để được bác sĩ thăm khám và tư vấn cách điều trị nhanh chóng.

Hy vọng với những chia sẻ trên đây bạn đã hiểu thêm về tình trạng cũng như cách khắc phục bệnh răng ố vàng. Nếu có thêm thắc mắc hay gặp bất kỳ vấn đề nào tới răng miệng, hãy liên hệ tới ViDental Care để được hỗ trợ tư vấn và giải đáp nhanh chóng từ đội ngũ chuyên gia nha khoa nhiều năm kinh nghiệm.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo