Top 4 Loại Thuốc Đau Răng Cho Mẹ Cho Con Bú Tốt Nhất

Trong quá trình cho con bú, mẹ sẽ gặp phải tình trạng đau nhức răng do nhiều nguyên nhân gây ra như chấn thương, đau răng, đau thứ phát do viêm khớp,… Nếu mẹ không điều trị kịp thời có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tâm lý. Nhưng có thể sử dụng thuốc đau răng cho mẹ cho con bú trong thời gian này không là câu hỏi của nhiều bà mẹ. Cùng tìm lời giải đáp ngay bên dưới bài viết này. 

Tổng hợp 4 loại thuốc đau răng cho mẹ cho con bú được nhiều mẹ sử dụng

Dưới đây là 5 loại thuốc đau răng tốt nhất được đông đảo các mẹ áp dụng trong thời gian cho con bú mà gặp phải tình trạng đau răng.

1. Thuốc đau răng cho phụ nữ cho con bú: Paracetamol (Acetaminophen)

Đây là một trong những loại thuốc giảm đau được nhiều mẹ dùng nhiều nhất bởi có tính kháng viêm, không ảnh hưởng đến hệ tim mạch và đường tiêu hóa. Tuy nhiên, thuốc chỉ dành cho những trường hợp đau nhức răng từ nhẹ đến vừa và đảm bảo an toàn cho tất cả mọi người sử dụng. 

Thuốc đau răng cho phụ nữ cho con bú: Paracetamol
Thuốc đau răng cho phụ nữ cho con bú: Paracetamol

Điểm qua một số thông tin cơ bản về thuốc Paracetamol:

  • Thành phần: Thành phần chính của thuốc là paracetamol, được bào chế thành các dạng khác nhau như viên nén, dung dịch tiêm, viên nang,…
  • Công dụng: Paracetamol được dùng rộng rãi trong quá trình điều trị các tình trạng đau răng và sốt từ mức độ từ nhẹ đến vừa. 
  • Cách dùng: Liều lượng thường dùng từ 0,5g đến 1g/lần, dao động từ 4 đến 6 giờ giữa 2 lần uống, mức tối đa là 4g/ngày. Với những người trên 50kg nên dùng với liều lượng 1 lần uống là 1g, cách nhau từ 4 đến 6 giờ uống 1 lần, tối đa 1 ngày uống 4g. Còn với những người dưới 50kg thì nên dùng với liều lượng 1 lần uống là 15mg/kg, cách nhau từ 4 đến 6 giờ truyền 1 lần, tối đa là 60mg/kg/ngày. Đặc biệt, những bệnh nhân có cơ thể bị mất nước không được vượt quá liều tối đa là 3g/ngày.
  • Giá bán: Loại 100mg dạng viên nén, 500 viên/lọ có giá bán là 17.500 VNĐ. Paracetamol 500mg dạng viên nén, 5 vỉ x10 viên, có giá bán là 32.500 VNĐ. Còn với Acetaminophen dạng lỏng 1000mg, có giá bán 40.000 VNĐ/lọ.

2. Ibuprofen – Thuốc giảm đau răng cho con bú

Đây là loại thuốc giảm đau nhức, giúp kháng viêm không có chứa thành phần steroid nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. Thuốc Ibuprofen thực hiện theo cơ chế từ bước đầu giảm đau, sau đó là ngăn ngừa các chất tự nhiên sinh ra từ cơ thể dẫn đến viêm nhiễm. Loại thuốc này không được kê toa như những loại thuốc khác nhưng người bệnh vẫn phải sử dụng theo những chỉ định của bác sĩ, không nên tự ý mua và dùng. 

Ibuprofen - Thuốc giảm đau răng cho con bú
Ibuprofen – Thuốc giảm đau răng cho con bú

Dưới đây là những thông tin cơ bản về thuốc ibuprofen:

  • Thành phần: Thuốc có thành phần chính là ibuprofen, phụ thuộc vào tình trạng đóng gói mà liều lượng sẽ khác nhau về các dạng như viên nén, viên nang, dung dịch tiêm,…
  • Công dụng: Bên cạnh điều trị tình trạng đau nhức răng, thuốc còn giúp giảm đau khớp, giảm đau bụng kinh và đau nhức do cảm cúm. 
  • Cách dùng: Mẹ nên uống với liều lượng 200 – 400mg, dao động từ 4 đến 6 giờ cho 2 lần uống. Với liều lượng lớn hơn mức 400mg chưa chứng minh được sẽ mang lại hiệu quả tốt hơn nên các mẹ không nên lạm dụng thuốc.
  • Giá bán: Với hộp 10 vỉ x 10 viên có giá 88.000 VNĐ/hộp.

3. Đau răng khi cho con bú nên dùng Diclofenac

Giống với loại Ibuprofen, dòng thuốc Diclofenac cũng thuộc loại kháng viêm, giảm đau nhức và không chứa thành phần steroid. Thuốc được dùng cho các tình trạng bệnh khác nhau như đau nhức răng miệng, đau khớp, viêm khớp,… Liều lượng dùng với người lớn vào khoảng 50 – 100mg/1 – 2 lần/ngày với 2 dạng uống chính là dạng viên và dạng tiêm. Tuy nhiên, với từng tình trạng và đối tượng khác nhau mà bác sĩ sẽ chỉ định liều lượng dùng khác nhau. 

Đau răng khi cho con bú nên dùng Diclofenac
Đau răng khi cho con bú nên dùng Diclofenac

Lưu ý: Những ai có tiền sử dị ứng với diclofenac, aspirin hoặc với một số dòng thuốc kháng viêm không steroid từ trước thì không được sử dụng.

Thông tin chi tiết về thuốc:

  • Thành phần: Chứa diclofenac sodium và các loại tá dược như tinh bột sắn, lactose, povidon,…
  • Công dụng: Giúp thuyên giảm tình trạng đau nhức răng ở bà bầu, bên cạnh đó còn giúp điều trị đau khớp, đau bụng kinh, chứng đau nửa đầu,…
  • Cách dùng: Với viên nang lỏng chứa đầy kali diclofenac thì nên uống 25mg với 4 lần/ngày. Còn với viên nang axit tự do diclofenac thì nên dùng với liều lượng 18mg hoặc 35mg, uống 3 lần/ngày.
  • Giá bán: Với hộp 50 vỉ x 10 viên có giá bán là 115.000 VNĐ/hộp.

4. Aspirin – Thuốc giảm đau răng cho phụ nữ cho con bú

Loại thuốc giảm đau răng này được sử dụng cho một số trường hợp bệnh nhân bị đau răng nhất định. Còn thông thường bác sĩ khuyến cáo với những phụ nữ đang cho con bú không nên dùng loại thuốc này. Bởi thuốc có thể gây ra tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe của trẻ và có những loại thuốc khác thay thế an toàn hơn. Theo lý thuyết, Aspirin có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ. 

Thông tin của thuốc:

  • Thành phần: Chứa aspirin, tá dược gồm có lactose, talc, đường trắng và aspartame. 
  • Công dụng: Ngoài điều trị tình trạng đau nhức răng, thuốc còn giúp thuyên giảm các mức độ từ nhẹ đến vừa các tình trạng cảm lạnh, nhức đầu, đau cơ,…
  • Cách dùng: Người lớn nên dùng với liều lượng từ 300 đến 650mg đường ống, thời gian 2 lần uống cách nhau từ 4 đến 6 giờ và không quá 4g/ngày.
  • Giá bán: Với hộp đóng gói 10 vỉ x 10 viên có giá bán là 170.000 VNĐ/hộp.

Một số lưu ý khi dùng thuốc đau răng cho mẹ cho con bú

Trong thời gian mẹ sử dụng thuốc giảm đau răng cho con bú, mẹ cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo sức khỏe cho cả con và mẹ:

  • Những tác dụng phụ xảy ra trong quá trình mẹ dùng thuốc giảm đau chưa được ghi nhận cụ thể nhưng các mẹ vẫn không nên tự ý dùng và hãy đến cơ sở thăm khám để được bác sĩ chỉ định cụ thể. 
  • Mẹ nên dùng đúng liều lượng và đúng loại thuốc, không nên lạm dụng quá nhiều gây ra các tác dụng phụ không mong muốn và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. 
  • Nếu mẹ uống thuốc giảm đau mà gây ra các tình trạng đau đầu, choáng váng, tắc sữa,… thì cần ngưng thuốc ngay và đến cơ sở y tế để được bác sĩ thăm khám, điều trị tình trạng. 
  • Những mẹ có tiền sử bệnh gan nên báo với bác sĩ để được chỉ định liều lượng dùng phù hợp với cơ địa và sức khỏe của mình. 
  • Bác sĩ khuyên bà bầu không được dùng Aspirin. Bởi trong thành phần thuốc có chứa chất có thể gây ra hội chứng Reye cho bé.

Trên đây là những thông tin về thuốc đau răng cho mẹ cho con bú được sử dụng phổ biến nhất. Hy vọng những kiến thức bổ ích này có thể giúp các mẹ trong quá trình điều trị đau răng mà không ảnh hưởng đến sức khỏe của con. 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ê buốt răng khi ăn đồ ngọt
Tại sao bị ê nhức răng khi ăn đồ ngọt? Những thông tin cần biết

Ê buốt răng khi ăn đồ ngọt là một trong những biểu hiện của bệnh lý răng là bệnh lý răng miệng mà người bệnh...

TOP 9+ Thuốc Giảm Đau Răng Của Nhật Được Ưa Chuộng Nhất
TOP 9+ Thuốc Giảm Đau Răng Của Nhật Được Ưa Chuộng

Các sản phẩm tiêu dùng đến từ xứ sở hoa anh đào luôn được đánh giá cao và nhiều người yêu thích. Nếu bạn đang...

Chữa đau răng bằng lá bàng là phương pháp được nhiều người sử dụng
Chữa đau răng bằng lá bàng như thế nào hiệu quả? Cần lưu ý gì?

Chữa đau răng bằng lá bàng đã được áp dụng từ rất lâu và cho đến ngày nay phương pháp này vẫn rất phổ biến....

Bị ê răng khi lấy cao răng có đáng lo ngại?
Bị ê răng sau khi lấy cao răng phải làm thế nào?

Bị ê răng sau khi lấy cao răng là trường hợp không hiếm gặp xảy ra.. Đôi khi đây được coi là hiện tượng hoàn...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo