Sưng nướu răng khôn: Cách nhận biết và khắc phục an toàn, hiệu quả
Sưng nướu răng khôn là một trong những biểu hiện rõ rệt nhất cho tình trạng mọc răng khôn ở nhiều người. Chúng mang lại những cơn đau kéo dài và khó chịu làm ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng cũng như sức khỏe tổng thể. Vậy tình trạng này bắt nguồn từ nguyên nhân nào gây ra? Hãy cùng tìm hiểu ngay tình trạng viêm răng khôn qua bài viết dưới đây.
Sưng nướu răng khôn là gì? Triệu chứng khi bị sưng nướu răng khôn
Nướu răng khôn bị sưng là hiện tượng răng khôn mọc không thể trồi lên được khiến phần nướu răng bị sưng viêm. Tình trạng này thường xuyên xảy ra ở những trường hợp sau đây:
- Răng khôn không mọc hết được mà chỉ mọc được 1 phần. Lúc này, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào khoang miệng, đặc biệt là khu vực răng khôn gây ra tình trạng nhiễm trùng.
- Sưng nướu răng khôn còn do thức ăn cùng với những mảng bám tích tụ quanh phần chân răng, làm cho nướu dễ dàng bị kích ứng. Lâu dần theo thời gian sẽ bị sưng đỏ, kéo dài tình trạng này có thể bị nhiễm trùng và lan ra ngoài hàm đến vùng má, cổ,…
Viêm nướu răng trong cùng sẽ có những biểu hiện khác nhau ở mỗi người. Thông thường, người bệnh bị sưng nướu răng thường xuất hiện ở 2 mức độ như sau:
- Sưng nướu răng khôn cấp tính: Ở giai đoạn này, người bệnh bắt đầu có những biểu hiện cảm thấy đau dữ dội ở vị trí răng khôn đồng thời bị sưng ở vùng mô nướu. Khi thực hiện các hoạt động như ăn nhai thức ăn sẽ có cảm giác ê buốt, đau nhức ở khu vực xung quanh răng khôn và có thể tiết ra mủ. Bên cạnh đó, người bệnh cũng có thể bị sốt nhẹ vào ban đêm.
- Sưng nướu răng khôn mãn tính: Với những trường hợp răng số 8 bị sưng lợi mãn tính, người bệnh sẽ cảm thấy đau nhẹ nhưng những cơn đau thường âm ỉ kéo dài khoảng từ 1 – 2 ngày. Điều này gây ra khó khăn trong việc ăn uống và nói chuyện hàng ngày của nhiều người.
Nguyên nhân khi bị sưng nướu răng khôn
Răng khôn thường là những răng nằm ở vị trí trong cùng trên cung hàm và là chiếc răng mọc muộn nhất. Trong quá trình mọc răng khôn, phần lợi ở quanh răng có thể bị sưng tấy gây ra cảm giác đau đớn vì lúc này hàm đã bắt đầu hoàn thiện nên không đủ chỗ cho răng khôn phát triển bình thường.
Tình trạng sưng nướu răng khôn thường xảy ra khi răng khôn bị mọc lệch, mọc ngầm khiến cho nướu răng bị tổn thương và có thể bị viêm lợi trùm. Do đó, răng khôn nằm trong cùng là nơi khó vệ sinh được sạch sẽ nên thường gây ra hiện tượng viêm răng khôn. Điều này khiến cho người bệnh càng không thể vệ sinh được vị trí này và khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập sâu vào bên trong khoang miệng.
Vi khuẩn từ thức ăn còn sót lại sẽ gây ra hiện tượng lợi bị viêm nhiễm, đồng thời lan ra những tổ chức răng xung quanh khác. Thậm chí bệnh có thể lan đến vùng cổ họng, hai tai, má,… gây nguy hiểm đến tính mạng.
Ngoài ra khi người bệnh bị sưng nướu răng khôn thường gặp khó khăn trong quá trình ăn uống, sinh hoạt hàng ngày. Trong trường hợp răng khôn mọc thẳng, độ nguy hiểm sẽ được giảm đi đáng kể. Tuy nhiên, việc nhổ bỏ răng khôn cần có sự kiểm tra và chỉ định của nha sĩ mới có thể thực hiện phương pháp này.
Những ảnh hưởng khi bị sưng nướu răng khôn
Sưng nướu răng khôn thường mang đến nhiều ảnh hưởng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng của nhiều người. Ở giai đoạn đầu, người bệnh chỉ cảm thấy đau nhức và sưng vùng xung quanh răng nhưng nếu bệnh không được điều trị kịp thời lâu dần theo thời gian có thể tiến triển nặng hơn. Điều này gây ra tình trạng vi khuẩn lây lan từ vùng răng khôn đến tổ chức răng xung quanh khác.
Người bệnh bị viêm nướu răng có mủ thường có nguy cơ cao bị viêm nhiễm các mô cơ và xương. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến răng bị lung lay và thậm chí có thể mất răng vĩnh viễn.
Ngoài ra, tình trạng nướu răng khôn bị sưng còn khiến người bệnh bị sốt cao, mệt mỏi, suy nhược cơ thể làm ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. nếu viêm nướu răng khôn không sớm điều trị sẽ xuất hiện tình trạng nhiễm khuẩn gây ra áp xe răng do tổn thương răng miệng hoặc bị nhiễm trùng máu. Đối với những phụ nữ đang mang thai khi bị sưng nướu răng trong cùng có nguy cơ sinh non rất cao so với người không mắc bệnh.
Sưng nướu răng khôn điều trị như thế nào?
Những chiếc răng khôn khi chưa được mọc hoàn chỉnh sẽ thường đem đến cảm giác đau nhức và khó chịu. Lúc này, bạn cần phải áp dụng một số biện pháp điều trị bằng những phương pháp như sau:
Điều trị tại nhà với mẹo vặt truyền miệng
Khi người bệnh bị sưng nướu răng khôn ở thể nhẹ có thể sử dụng một vài phương pháp điều trị tại nhà bằng cách chữa dân gian từ những nguyên liệu đã có sẵn. Tuy nhiên, những cách này chưa có kiểm chứng khoa học nên chỉ là phương pháp khắc phục tạm thời. Nếu có thời gian, bạn cần đến cơ sở nha khoa để được nha sĩ thăm khám và điều trị triệt để.
Súc miệng nước muối pha loãng
Nước muối pha loãng là một trong những cách đầu tiên và dễ làm nhất để điều trị viêm nướu răng, viêm lợi. Với công dụng có thể làm sạch, sát trùng tốt và kháng khuẩn hiệu quả giúp bạn ngăn ngừa được tình trạng viêm nhiễm của răng khôn cũng như một số bệnh lý về răng miệng khác.
Cách làm:
- Chuẩn bị 1 thìa muối tinh cùng với 200ml nước
- Pha loãng rồi súc miệng sau khi ăn và trước khi đi ngủ
- Thực hiện liên tục trong vòng từ 1 – 2 tuần tình trạng viêm nướu răng sẽ thuyên giảm nhanh chóng.
Chườm lạnh giúp giảm đau sưng
Tác dụng nhiệt được cho là phương pháp hữu hiệu nhất với những trường hợp bị sưng nướu răng trong cùng. Nhất là đối với những người bị sưng lớn gây ra tình trạng sốt và sưng cả tổ chức niêm mạc trong má khi bị mọc răng khôn gây chèn ép.
Lúc này, sử dụng cách chườm lạnh sẽ giúp làm co các mô, đồng thời làm tê liệt tạm thời các dây thần kinh cảm giác tại khu vực bị tổn thương. Nhờ đó mà phát huy được tác dụng giảm đau, ngăn chặn được tình trạng sưng viêm phát triển.
Cách làm:
- Bỏ vài viên đá vào túi vải sạch
- Thực hiện chườm trực tiếp và vùng bị ảnh hưởng khoảng từ 15 – 20 phút
- Mỗi ngày có thể thực hiện phương pháp này khoảng từ 2 – 3 lần để nhận được kết quả tốt nhất.
Nước cốt chanh pha loãng cùng muối và nước
Đây cũng là cách điều trị sưng nướu răng trong cùng an toàn và hiệu quả do nước cốt chanh pha loãng cùng với muối và nước. Chanh có tác dụng sát khuẩn và kháng viêm rất tốt, giúp điều trị nướu răng hiệu quả nhanh chóng.
Cách làm:
- Chuẩn bị từ 1 – 2 quả chanh tươi và 1 thìa cà phê muối tinh
- Pha lẫn hợp chất này cùng với nước
- Sau đó uống vào mỗi buổi sáng để làm sạch khoang miệng và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm.
Chữa viêm răng khôn bằng lá bạc hà
Phương pháp điều trị tiếp theo là bạn có thể sử dụng lá bạc hà bởi trong loại lá này có tính sát khuẩn, kháng viêm và điều trị được tình trạng hôi miệng do sưng nướu răng khôn gây ra.
Cách làm:
- Giã nát, sau đó chắt lấy phần nước cốt rồi pha loãng với nước để súc miệng hàng ngày. Với cách chữa này sẽ giúp cho bạn ngăn ngừa được tình trạng này nhanh chóng mà đạt được hiệu quả cao.
- Chỉ cần thực hiện trong khoảng từ 1 – 2 tuần tình trạng viêm răng khôn nhanh chóng thuyên giảm và ngừa hôi miệng, mang lại cho bạn hơi thở thơm mát tự nhiên.
Trị sưng nướu răng khôn bằng nha đam
Nha đam hay còn gọi là lô hội là những nguyên liệu từ thiên nhiên được sử dụng trong việc chăm sóc sức khỏe. Nó cũng là một trong các phương pháp điều trị sưng nướu răng khôn an toàn và lành tính.
Việc sử dụng nha đam để chống viêm, ngăn ngừa được vi khuẩn và làm giảm đi tình trạng viêm răng khôn.
Cách làm:
- Chọn 1 nhanh nha đam rồi rửa sạch
- Cắt phần thịt bên trong của nha đam để bôi hoặc thoa nhẹ gel lên vùng răng bị sưng viêm trong khoảng từ 3 – 5 phút.
- Sau đó súc miệng lại cùng với nước ấm
- Thực hiện phương pháp này từ 3 – 4 lần để làm giảm tình trạng sưng nướu răng khôn nhanh chóng.
Xem thêm: Người bị viêm lợi nên ăn gì và tránh ăn gì để điều trị bệnh tốt nhất?
Điều trị tại nha khoa
Nếu phương pháp điều trị bằng cách chữa dân gian không khắc phục được tình trạng hiện tại của bạn, việc điều trị tại nha khoa là điều cần thiết nhất lúc này. Bạn cần đến trực tiếp cơ sở nha khoa để được nha sĩ điều trị, tránh kéo dài tình trạng đau nhức, làm ảnh hưởng đến việc sinh hoạt hàng ngày cũng như sức khỏe của người bệnh.
Trước hết các bác sĩ sẽ thực hiện thăm khám, chẩn đoán để nhận định được tình trạng và hướng răng khôn mọc thế nào sau đó mới đưa ra cách điều trị phù hợp, cụ thể như sau:
Cắt lợi trùm
Những chiếc răng khôn thường có hướng mọc thẳng trên cung hàm, nha sĩ sẽ thực hiện một thủ thuật nhỏ để gây tê và cắt bỏ phần lợi trùm giúp cho răng mọc bình thường.
Sau khi đã cắt bỏ được lợi trùm, nha sĩ sẽ kê toa đơn thuốc kháng sinh, hạ sốt để hỗ trợ sức khỏe toàn thân và hướng dẫn kỹ lưỡng cho bạn cách chăm sóc vệ sinh răng miệng để tránh tình trạng viêm nhiễm tái phát trở lại.
Nhổ bỏ răng khôn
Ngược lại, đối với những trường hợp răng bị mọc lệch, mọc ngầm,… vùng răng khôn bị sưng viêm cần loại bỏ sớm. Bởi trên thực tế, việc nhổ bỏ răng khôn cũng sẽ không làm ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai hàng ngày mà thậm chí việc này được bác sĩ khuyến khích nên thực hiện sớm.
Tuy nhiên, cần chú ý lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín để thực hiện thủ thuật này giúp tránh khỏi những phát sinh rủi ro trong vấn đề này. Sau khi nhổ răng khôn, cũng nên chăm sóc vệ sinh răng miệng để tránh những tổn thương và tránh tình trạng viêm nhiễm:
- Chú ý uống thuốc kháng viêm, giảm đau theo như chỉ dẫn của nha sĩ.
- Nên ăn đồ loãng, không quá nóng hoặc lạnh, tránh thức ăn cay.
- Vệ sinh răng miệng đúng cách, thời gian đầu nên tránh tiếp xúc với phần răng bị viêm nhiễm.
Khoảng một vài tuần đầu sau khi ổ răng khôn kín lại bạn có thể ăn uống bình thường và vệ sinh răng miệng thoải mái. Với những người lâu lành vết thương hay xuất hiện những dấu hiệu lạ cần đến ngay cơ sở nha khoa để được các nha sĩ kiểm tra lập tức.
Nên ăn gì và kiêng gì khi bị sưng nướu răng khôn?
Trong quá trình người bệnh bị sưng nướu răng khôn cần phải chú ý đến việc lựa chọn những thực phẩm và phương thức chế biến thực phẩm để hạn chế được tác động nhai, không làm chảy máu ở vùng nướu đang bị nhạy cảm nhưng vẫn đồng thời cần đảm bảo chất dinh dưỡng nuôi dưỡng co cơ thể.
Khi bị viêm nướu răng trong cùng, người bệnh nên lựa chọn những loại thực phẩm có dạng lỏng, mềm, dễ nuốt, dễ tiêu. Để bổ sung thêm chất xơ, bạn cũng có thể xay thêm một số loại rau củ quả có tính mát, lợi đường ruột như mồng tơi, rau dền,… Hoặc các món súp để có thể ăn uống dễ dàng.
Ngoài ra, cũng nên bổ sung một số loại nước ép trái cây như cam, rau má,… vừa có thể giúp hạ sốt, vừa bổ sung được vitamin giúp tăng sức đề kháng cho cơ thể. Nếu cảm thấy mệt mỏi có thể uống thêm sữa tươi. Nhưng cần lưu ý uống sữa khi đói và súc miệng lại bằng nước ấm để loại bỏ được những cặn sữa có trong khoang miệng.
Ở giai đoạn này, bạn cần loại bỏ ngay những thực phẩm có tính cay nóng, đồ ăn có chứa nhiều đường và tinh bột. Người bệnh cũng cần tránh những loại thực phẩm kho nhai và khó tiêu để dễ trong quá trình ăn uống. Đặc biệt, tránh lạm dụng quá nhiều những chất kích thích như rượu, bia, đồ uống có gas,…. Bởi những loại nước này sẽ làm kích thích vùng răng bị viêm nhiễm cũng như khiến răng trở nên nhạy cảm.
Răng khôn bị viêm nhiễm theo thời gian sẽ ngày càng trở nên đau nhức, nhất là khi răng bị mọc lệch. Cơn đau sẽ gây cản trở cho việc ăn nhai và sinh hoạt hàng ngày của người bệnh. Chính vì vậy, cần lưu ý chế độ ăn uống và vệ sinh hợp lý để hạn chế tình trạng đau nhức.
Cách chăm sóc răng miệng khi bị sưng nướu răng khôn
Tình trạng sưng nướu răng khôn ngoài liên quan đến vấn đề mọc răng thì có thể ảnh hưởng từ việc chăm sóc răng miệng hàng ngày. Chính vì vậy, để có một hàm răng chắc khỏe, bạn cần đặc biệt chú ý những vấn đề như sau:
- Đánh răng ít nhất khoảng 2 lần/ngày vào sáng và tối trước khi đi ngủ. Bên cạnh đó súc miệng bằng nước muối và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ đi những mảng bám còn sót lại bên trong để tránh hình thành sự phát triển của vi khuẩn.
- Hạn chế lạm dụng những loại đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh, đồ ăn có chứa nhiều đường và tinh bột, đồ uống có gas,….Không được hút thuốc lá trong thời gian điều trị để tránh làm tổn thương cho lợi và nướu. Bổ sung thêm những thực phẩm giàu vitamin và chất xơ để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể.
- Khám răng theo định kỳ ít nhất 6 tháng/lần để bác sĩ có thể thăm khám và lên phương án điều trị phù hợp cho mỗi người.
Trên đây là tổng hợp toàn bộ những thông tin về bệnh sưng nướu răng khôn. Bạn nên cẩn trọng khi bị viêm răng khôn trong cùng bởi đây là vị trí răng nhạy cảm nếu không sớm khắc phục sẽ rất dễ tái phát và gây ra những rủi ro ngoài ý muốn. Tốt nhất hãy chủ động tìm đến ngay nha khoa để có phương pháp điều trị thích hợp.
Tìm hiểu thêm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!