Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì an toàn và hiệu quả nhất hiện nay?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì đúng cách và sạch sẽ? Đây là những thắc mắc của nhiều bà mẹ bỉm sữa khi mới có con. Bởi ngay từ khi sinh ra, để tránh tình trạng nấm miệng cho bé nên mẹ thường tìm hiểu những cách rơ lưỡi cho con hàng ngày. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp những thông tin cơ bản về việc rơ lưỡi bằng gì? 

Tại sao cần phải rơ lưỡi sạch sẽ cho trẻ nhỏ? 

Rơ lưỡi cho bé sơ sinh bằng gì là một trong những câu hỏi của nhiều bậc phụ huynh đang không khỏi thắc mắc. Bởi việc rơ lưỡi được ví như việc đánh răng của người lớn để loại bỏ được những vi khuẩn gây hại cho toàn bộ răng miệng. Vì vậy, đây là điều nhiều mẹ bỉm sữa thường làm mỗi ngày hoặc làm thường xuyên giúp vệ sinh răng miệng thật tốt cho các bé. 

Có rất nhiều nguyên nhân chứng minh mẹ cần phải thực hiện rơ lưỡi ngay và luôn: 

  • Đối với những trẻ sơ sinh, ngay từ khi lọt lòng rất dễ có nguy cơ phải tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn, vi nấm gây hại, đặc biệt là khi mẹ sinh thường. 
  • Việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch còn dựa vào quá trình khi bé ti sữa. Nếu trong thời gian cho con bú, mẹ sử dụng một số loại kháng sinh sẽ dẫn tới tình trạng nhiễm chéo kháng sinh từ mẹ sang con. Điều này khiến cho hệ vi khuẩn có lợi trong khoang miệng của trẻ bị tiêu diệt. Ngoài ra, cũng có thể tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại tấn công. 
  • Trong quá trình ti mẹ, các cặn sữa có trong khoang miệng của bé cũng có thể là môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Chính vì vậy, việc rơ lưỡi cho bé sơ sinh bằng gì để giúp con tránh được khỏi những tác nhân gây hại do vi khuẩn gây ra. 

Vậy nên, rơ lưỡi trẻ sơ sinh hàng ngày giúp làm sạch và phòng ngừa các bệnh về răng miệng hiệu quả. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh chưa thể tự vệ sinh răng miệng hoặc sử dụng bàn chải đánh răng. Vậy nên, phụ huynh cần làm sạch toàn bộ khoang miệng bằng cách rơ lưỡi mỗi ngày. 

Rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng gì hàng ngày để có thể làm sạch và phòng ngừa các bệnh về răng miệng hiệu quả
Rơ lưỡi trẻ sơ sinh bằng gì hàng ngày để có thể làm sạch và phòng ngừa các bệnh về răng miệng hiệu quả

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt nhất?

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng dung dịch gì? Những nguyên liệu tự nhiên như nước ấm, nước muối sinh lý, dịch rau ngót, rơ lưỡi bằng mật ong và lá hẹ đều có tính kháng khuẩn, kháng viêm và loại bỏ những vi khuẩn có trong khoang miệng của con triệt để, cụ thể như sau: 

Nước ấm

Các mẹ có thể dùng nước ấm để vệ sinh răng miệng cho con. Tuy nhiên nước ấm chỉ có tác dụng với khăn mềm ra và làm sạch những cặn bẩn trên bề mặt lưỡi. Nếu bé có tưa lưỡi thì sẽ rất khó để loại bỏ. 

Nước muối sinh lý

Tiếp theo là sử dụng nước muối sinh lý để các mẹ có thể đảm bảo an toàn cho bé. Bởi việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý có thể được áp dụng với trẻ từ 0 – 4 tháng tuổi. 

Đầu tiên mẹ cần vệ sinh sạch sẽ tay trước khi rơ lưỡi cho con. Nên rơ lưỡi cho bé khi con đang đói để tránh tình trạng nôn trớ hoặc ọc sữa khi bé đã no. 

Cách làm: 

  • Sử dụng gạc rơ lưỡi quấn vào đầu ngón tay trỏ rồi nhúng với nước muối sinh lý. 
  • Thực hiện massage nhẹ trên bề mặt lưỡi của con tránh dùng lực quá mạnh mà làm ảnh hưởng và làm tổn thương lưỡi và nướu của bé. 
Nước muối sinh lý được nhiều mẹ lựa chọn để rơ lưỡi cho con
Nước muối sinh lý được nhiều mẹ lựa chọn để rơ lưỡi cho con

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch? Dịch rau ngót 

Trước khi thực hiện biện pháp rơ lưỡi cho bé bằng dịch rau ngót cần lưu ý chỉ nên áp dụng cho trẻ từ 5 tháng tuổi trở lên. Cách rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót là một trong những mẹo dân gian giúp trắng lưỡi cho con. 

Đây là một trong những biện pháp được nhiều mẹ tin dùng để có lời giải đáp cho vấn đề rơ lưỡi cho bé bằng gì vì đây cũng là cách thực hiện khá đơn giản mà nguyên liệu cũng rất dễ tìm kiếm. 

Cách làm: 

  • Mẹ nên chọn những chiếc lá rau ngót tươi không nên dùng những má rau có phun thuốc trừ sâu. Sau đó rửa thật kỹ rồi ngâm với nước muối để diệt khuẩn.
  • Đun sôi lá rau ngót rồi đem giã lấy nước cốt sau đó để nguội hẳn. 
  • Sử dụng gạc rơ lưỡi quấn quanh đầu ngón tay rồi thấm đều và đủ nước rau ngót. 
  • Thực hiện massage nhẹ trên bề mặt lưỡi cho bé trong khoảng 1 – 2 phút để có thể loại bỏ những cặn bẩn trên lưỡi của bé. 

Mẹ nên rơ lưỡi từ vòm họng, lợi, miệng và dùng ngón tay xoay đều quanh miệng một cách nhẹ nhàng để vệ sinh sạch sẽ cho con. Đừng quên da của bé khá mỏng và nhạy cảm nên không được chà xát quá mạnh sẽ khiến bé bị nôn khan. 

Lá hẹ 

Một trong những cách rơ lưỡi em bé sạch và an toàn mà mẹ nên lựa chọn là lá hẹ. Mẹ lưu ý chỉ nên dùng phương pháp này với những bé từ 5 tháng tuổi trở lên. Bởi lá hẹ thường là loại thực phẩm quen thuộc, cũng là loại thảo dược khá lành tính nên các mẹ có thể yên tâm sử dụng để loại bỏ tưa lưỡi cho con hàng ngày. 

Cách làm: 

  • Các mẹ hái một ít lá hẹ và đem rửa sạch sẽ rồi đun sôi. Sau khi đun xong, cần vớt lá hẹ lên và bắt đầu giã nhuyễn. 
  • Cho một ít nước lá hẹ đã luộc vào nồi và chỉ đem vắt lấy nước dùng rơ lưỡi cho bé hàng ngày.  

Xem thêm: Dung dịch rơ miệng: Giải đáp những thắc mắc cho mẹ bỉm sữa

Một trong những cách rơ lưỡi em bé bằng gì cho sạch mà mẹ nên lựa chọn lá hẹ
Một trong những cách rơ lưỡi em bé bằng gì cho sạch mà mẹ nên lựa chọn lá hẹ

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì? Mật ong 

Lựa chọn tiếp theo của các mẹ là sử dụng mật ong. Bởi trong thành phần của mật ong có tính kháng khuẩn, kháng viêm và loại bỏ triệt để những vi khuẩn có hại trong miệng của bé. 

Cách làm: 

  • Chọn loại mật ong nguyên chất để thực hiện rơ lưỡi cho bé. 
  • Mẹ phải rửa tay thật sạch sẽ mới được quấn rơ gạc lưỡi vào ngón tay. Sau đó nhúng vào mật ong rồi tiến hành rơ lưỡi cho bé. 
  • Sau khi rơ lưỡi xong, mẹ có thể cho con uống từ 1 – 2 thìa nước ấm để làm sạch miệng và đỡ cảm giác bị bết dính. 

Có thể nói việc sử dụng mật ong trong việc rơ lưỡi cho bé được nhiều bà mẹ áp dụng nhất khi hỏi nên rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch. 

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bao nhiêu lần là đủ? 

Những lợi ích của việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh có thể giúp bé tránh được tình trạng nấm miệng, tưa miệng và tưa lưỡi hiệu quả. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào mẹ cũng có thể áp dụng cách rơ lưỡi duy nhất cho con. Vậy rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh ngày mấy lần là đủ? 

Tùy theo từng trường hợp cụ thể mà mẹ nên lựa chọn cách rơ lưỡi cho trẻ bằng gì phù hợp và áp dụng với số lần khác nhau như sau: 

Đối với trẻ bú mẹ hoàn toàn 

Với trường hợp trẻ còn đang bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ thông qua bình sữa, mẹ sẽ không cần phải thường xuyên rơ lưỡi thường xuyên cho con. Vì khi bú, lưỡi của bé thường cọ sát vào núm ti nên rất ít khi đọng hay cấn sữa. Do đó, với trường hợp này mẹ chỉ cần rơ lưỡi cho bé từ 2 – 3 ngày/lần.

Đối với trẻ bú sữa ngoài và sữa mẹ 

Với những em bé vừa bú mẹ vừa uống sữa ngoài thì mẹ chỉ cần thực hiện rơ lưỡi cho con mỗi ngày 1 lần cho con. Lưu ý thời điểm rơ lưỡi thích hợp nhất cho bé là sau khi tắm.

Bên cạnh đó, khi cho trẻ ti sữa xong, mẹ có thể cho con uống từ 1 – 2 thìa nước ấm để giúp làm sạch khoang miệng không bị đọng sữa lại. 

Đối với trẻ bú ngoài hoàn toàn

Trẻ em uống sữa bột hoàn toàn là đối tượng mẹ cần sử dụng rơ gạc lưỡi nhiều hơn với việc cho bé bú mẹ thường xuyên. Bởi lúc này lưỡi sẽ dễ bị đóng cặn và khiến bé bị tưa lưỡi hay đen lưỡi thường xuyên hơn. Trẻ uống nhiều sữa bột nhiều mà không được vệ sinh hoặc rơ lưỡi thường xuyên sẽ dẫn đến tình trạng bị viêm lưỡi, viêm họng hoặc lười bú.  

Hướng dẫn cách rơ lưỡi sạch sẽ cho bé

Việc tìm hiểu rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch thôi chưa đủ. Ngoài ra, điều quan trọng nhất vẫn là các thao tác vệ sinh khoang miệng cho con. Vậy làm thế nào cho đúng và không khiến con cảm thấy bị đau rát? Các bước làm sau đây sẽ giúp các bà mẹ trẻ có kinh nghiệm trong cách dùng gạc rơ lưỡi cho bé, cụ thể như sau: 

  • Bước 1: Vệ sinh tay thật sạch sẽ trước khi tháo bóc sản phẩm cũng như tiến hành vệ sinh toàn bộ khoang miệng cho trẻ. 
  • Bước 2: Nếu sử dụng gạc tưa lưỡi dạng ống thông thường mẹ cần mở bao gạc đeo vào ngón tay và tẩm ướt dung dịch nước muối sinh lý rồi bắt đầu tiến hành vệ sinh miệng cho con. Còn nếu sử dụng gạc rơ lưỡi dạng vải thì mẹ chỉ cần bóc tách sản phẩm và đeo miếng gạc vào ngón trỏ. Sau đó, vệ sinh phần lưỡi cho bé thật nhẹ nhàng. 
  • Bước 3: Đặt bé vào lòng mẹ sau cho đầu bé ngang với ngực mẹ. Lúc này, mẹ bắt đầu nhẹ nhàng luồn ngón tay trỏ vào miệng, rơ lưỡi thật cẩn thận tránh thao tác mạnh khiến lưỡi của bé bị đau và tổn thương. 
  • Bước 4: Từ 2 bên má, mẹ bắt đầu làm sạch xung quanh vùng đó đến phần lợi theo một vòng xoáy hình trôn ốc. Cuối cùng là rơ lưỡi từ ngoài và trong thật nhẹ nhàng và từ từ cẩn thận với một lực vừa đủ. Tuy nhiên, các thao tác cần phải thật chuẩn và nhanh nhất. Nếu để quá lâu hoặc đưa tay quá sâu vào khoang miệng sẽ khiến bé cảm thấy bị khó chịu. 

Một lưu ý nhỏ cho các mẹ là hãy vệ sinh răng miệng cho bé vào thời điểm bé đang đói. Đây là khoảng thời gian thích hợp để các mẹ có thể rơ lưỡi cho bé trong tầm khoảng 10 – 15 phút trước khi cho con bú. 

Mẹ cũng cần học cách rơ lưỡi cho bé thật sạch sẽ
Mẹ cũng cần học cách rơ lưỡi cho bé thật sạch sẽ

Trên đây là tổng hợp những thông tin để giải đáp những thắc mắc cho phụ huynh về việc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì tốt nhất hiện nay. Hy vọng với kiến thức của bài viết trên có thể giúp mẹ lựa chọn cách rơ lưỡi cho con an toàn và hiệu quả.

Không nên bỏ qua:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Rơ Lưỡi Bằng Lá Hẹ Cho Bé Có Tốt Không? Cách Thực Hiện
Rơ Lưỡi Bằng Lá Hẹ Cho Bé Có Tốt Không? Cách Thực Hiện

Trong dân gian, lá hẹ là một trong những dược liệu được dùng phổ biến trong nhiều bài thuốc chữa bệnh. Điển hình phải kể...

Gợi ý 7 loại thuốc trị nấm lưỡi cho trẻ sơ sinh an toàn và hiệu quả
Gợi Ý 7 Loại Thuốc Trị Nấm Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh An Toàn Và Hiệu Quả

Nấm lưỡi là tình trạng thường gặp gây ra chứng biếng ăn ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Có khá nhiều cách trị nấm...

Thuốc Nấm Lưỡi Daktarin: Công Dụng, Liều Dùng, Giá Bán
Thuốc Nấm Lưỡi Daktarin: Công Dụng, Liều Dùng, Giá Bán

Thuốc nấm lưỡi Daktarin là sản phẩm trị nấm phổ biến, có thể dùng cho người lớn và trẻ nhỏ từ 4 tháng tuổi trở...

Tưa miệng khi mang thai: Những thông tin cần lưu ý
Tưa miệng khi mang thai: Những thông tin cần lưu ý

Tưa miệng khi mang thai là vấn đề mà nhiều bà bầu gặp phải trong thai kỳ. Tuy nhiên nguyên nhân cũng như cách khắc...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo