Nấm Lưỡi Ở Trẻ 3 Tuổi: Nhận Biết Triệu Chứng Và Cách Chữa

Nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi là tình trạng gặp phải ở nhiều bé hiện nay do nhiều nguyên nhân gây ra. Bệnh không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh hoạt của con. Bởi vậy, bố mẹ nên quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe răng miệng của trẻ trong giai đoạn này. Bài viết dưới đây giúp cha mẹ nhận biết triệu chứng và cách chữa an toàn, hiệu quả nhất cho bé.

3 nguyên nhân dẫn đến nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi

Nấm lưỡi do nhiều nguyên nhân gây ra, tuy nhiên nguyên nhân chính thường do nấm Candida albicans. Khi sức đề kháng của con tốt, loại nấm này sống chung cùng với cơ thể và không gây hại đến sức khỏe của bé. Nhưng khi sức khỏe con yếu, thời gian sử dụng liều lượng kháng sinh nhiều, làm kích thích loại nấm này phát triển mạnh và gây hại đến sức khỏe của con. Từ đó, tạo điều kiện cho nấm sinh sôi và gây ra tình trạng nấm lưỡi ở trẻ

Nguyên nhân dẫn đến nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi
Nguyên nhân dẫn đến nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi

Bên cạnh đó, có 3 nguyên nhân chủ yếu dẫn đến nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi:

1. Mẹ bị nấm sinh dục

Khi người mẹ bị nấm sinh dục mà trong quá trình sinh bé chưa được chữa khỏi triệt để thì con dễ bị lây từ mẹ. Vậy nên, mẹ hãy giữ sức khỏe thật tốt trước khi sinh bé giúp cơ thể con luôn được khỏe mạnh, tránh được những căn bệnh lây lan.

2. Hệ thống miễn dịch của bé

Vào thời điểm con 3 tuổi, hệ thống miễn dịch của bé chưa được hoàn thiện đầy đủ, con còn yếu nhiều nên dễ gặp phải các tình trạng về răng miệng. Mà đặc biệt tình trạng nấm lưỡi đã xuất hiện ở nhiều bé trong khoảng thời gian này. Với những bạn nhỏ sinh non, nhẹ cân thì tình trạng nấm miệng càng dễ mắc phải hơn. 

3. Dùng kháng sinh không hợp lý 

Con còn nhỏ, dễ ốm vặt, sử dụng liều lượng thuốc kháng sinh nhiều. Từ đó, cơ thể của con mất cân bằng hệ vi sinh, tạo điều kiện cho nấm phát triển gây ra bệnh nấm lưỡi ở bé. 

Ngoài ra, những bé không được vệ sinh răng miệng thường xuyên dễ nhiễm nấm, gây ra bệnh nấm miệng ở trẻ. 

Khám phá: Cách Trị Nấm Lưỡi Bằng Rau Ngót An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà

Nhận biết triệu chứng nấm miệng điển hình ở trẻ 3 tuổi

Nấm miệng ở trẻ 3 tuổi là căn bệnh phổ biến, còn gọi là đẹn trăng hay tưa lưỡi. Trong thời gian đầu con bị, nấm lưỡi thường có ít biểu hiện và con vẫn cảm thấy thoải mái, dễ chịu. 

Đến giai đoạn bệnh nặng hơn, các triệu chứng được biểu hiện ra ngày càng rõ rệt như:

  • Trên lưỡi trẻ xuất hiện những mảng màu trắng, loang lổ thành từng vùng. Lâu dần con không được điều trị sẽ chuyển thành mảng vàng, xanh. Thậm chí khi bệnh nặng sẽ chuyển thành màu đen và dần dẫn đến hoại tử. 
  • Con gặp khó khăn trong quá trình nuốt nước bọt, đau rát nhiều ở vùng lưỡi. Nếu con ăn những đồ nóng, cay, khiến con càng đau rát vùng lưỡi hơn. 
  • Với những thức ăn cứng làm con khó nhai, nuốt và ăn không thấy ngon miệng.
  • Với tình trạng nặng, con hầu như không ăn uống được gì. Nhiều khi bé sẽ bị chảy máu lưỡi. 
  • Con bị khô miệng, không tự tin trong quá trình giao tiếp bởi nấm miệng gây ra hôi miệng nhiều. 
  • Đầu lưỡi đỏ, bé quấy khóc liên tục. 
Trên lưỡi trẻ xuất hiện những mảng màu trắng, loang lổ thành từng vùng
Trên lưỡi trẻ xuất hiện những mảng màu trắng, loang lổ thành từng vùng

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi có nguy hiểm không? Cách điều trị là gì?

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi nếu để lâu không được điều trị sẽ ảnh hưởng nhiều đến quá trình sinh hoạt và giao tiếp của con. Nấm lây lan cả khoang miệng, làm con ăn uống khó khăn, không ngon miệng, đôi khi mất vị giác. Càng để bệnh tiếp diễn nặng về sau, con sẽ bị viêm phổi, lan xuống dạ dày gây tiêu chảy cực kỳ nguy hiểm cho trẻ. Chính vì vậy, bố mẹ nên có cách điều trị cho con từ những ngày đầu phát hiện bệnh. 

Dưới đây là một số cách điều trị an toàn, hiệu quả ngay tại nhà được nhiều phụ huynh áp dụng cho con:

  • Với tình trạng nhẹ, bố mẹ lấy nước muối cho con súc miệng hàng ngày. Con 3 tuổi cũng là thời điểm con đã tự ý thức được và chăm sóc bản thân. Bố mẹ nên chuẩn bị cho con chiếc khăn mỏng, sạch, thấm dung dịch nước muối sinh lý để cho con lau miệng hàng ngày.
  • Khi con bị nặng hơn, bố mẹ nên mua một số loại thuốc kháng nấm cho bé dùng. Trẻ tưa miệng từ 3 – 4 lần/ngày và duy trì trong khoảng thời gian 7 ngày là khỏi. 
Dùng nước muối cho bé súc miệng hàng ngày
Dùng nước muối cho bé súc miệng hàng ngày

Với cách rơ miệng cho con, bố mẹ nên hướng dẫn để con thực hiện đúng cách. Thời điểm phù hợp để rơ miệng là lúc con đang đói bởi cách này dễ gây buồn nôn cho con. 

Trình tự rơ miệng phụ huynh nên hướng dẫn cho bé:

  • Vệ sinh tay sạch sẽ, lấy miếng gạc hoặc khăn mỏng quấn quanh ngón tay và nhúng vào nước sôi để nguội. 
  • Sau đó, dùng miếng gạc thấm vào thuốc chống nấm với lượng vừa đủ. Rơ miệng theo trình tự từ hai bên má, vùng khác trong khoang miệng và cuối cùng là phần lưỡi.
  • Đây là căn bệnh dễ tái đi tái lại nên sau khi bé hết biểu hiện nấm miệng, bố mẹ vẫn nên cho con thực hiện rơ miệng thêm ít nhất 2 ngày nữa để tình trạng bệnh của con được khỏi hẳn, ngăn ngừa tái phát về sau. 

3 cách chăm sóc nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi bố mẹ nên biết để ngăn ngừa tái phát 

Tình trạng nấm miệng gây khó chịu cho bé trong quá trình ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Vì vậy, bố mẹ nên nắm rõ những cách chăm sóc răng miệng trong quá trình con bị nấm lưỡi để con nhanh khỏi bệnh và ngăn ngừa bệnh tái phát.

Vệ sinh răng miệng hàng ngày

Con nên giữ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày, ít nhất 2 lần/ngày vào thời gian sáng sớm sau khi ngủ dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Lưu ý sử dụng bàn chải mềm, loại kem đánh răng phù hợp với trẻ nhỏ để tránh tác động mạnh vào vùng bị nấm. Bên cạnh đó, bố mẹ khuyến khích con uống đủ nước mỗi ngày để tránh hiện tượng khô miệng cho con. Lưu ý rằng, bé nên súc miệng và dùng chỉ nha khoa vệ sinh răng miệng sau khi ăn xong. 

Con nên giữ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày
Con nên giữ thói quen vệ sinh răng miệng hàng ngày

Xây dựng chế độ ăn uống hợp lý

Phụ huynh xây dựng chế độ ăn uống phù hợp với cơ địa của con, bổ sung đầy đủ các dưỡng chất như các loại vitamin, kẽm,… Từ đó, cơ thể khỏe mạnh và có đủ khả năng chống lại được các tác nhân gây hại, ngăn chặn quá trình nấm hình thành và phát triển mạnh. Bên cạnh đó, bố mẹ lưu ý không cho con ăn đồ ăn vặt, bánh kẹo ngọt vào buổi tối để tránh tạo môi trường thuận lợi cho nấm sinh sôi và lây lan ra cả khoang miệng. 

Bố mẹ đưa bé đến nha khoa thăm khám định kỳ

Các bé còn nhỏ, sức đề kháng không được tốt nên dễ mắc các bệnh về răng miệng cũng như nhiều căn bệnh khác. Vì vậy, phụ huynh nên đưa con đến nha khoa để được thăm khám, chăm sóc răng miệng thường xuyên giúp trẻ luôn có hàm răng chắc khỏe. Thời gian thăm khám định kỳ 3 – 6 tháng/lần. 

Trên đây là những kiến thức bổ ích về cách nhận biết cũng như các phương pháp điều trị nấm lưỡi ở trẻ 3 tuổi. Hy vọng những kiến thức này có thể giúp ích cho phụ huynh trong quá trình chăm sóc con bị nấm lưỡi để con nhanh chóng khỏi bệnh.  

Thông tin hữu ích: Tổng Hợp Những Hình Ảnh Nấm Candida Ở Miệng Cần Đặc Biệt Lưu Ý

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhận Biết Bệnh Nấm Lưỡi Ở Trẻ 2 Tuổi Và Gợi Ý Biện Pháp Điều Trị
Nhận Biết Bệnh Nấm Lưỡi Ở Trẻ 2 Tuổi Và Gợi Ý Biện Pháp Điều Trị

Nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của...

Cách Chữa Nấm Lưỡi Cho Bé An Toàn, Hiệu Quả Mà Bố Mẹ Nên Biết
Cách Chữa Nấm Lưỡi Cho Bé An Toàn, Hiệu Quả Mà Bố Mẹ Nên Biết

Nấm lưỡi là một trong những căn bệnh các bé thường xuyên phải đối mặt khi còn nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới...

Nấm Lưỡi Gây Hôi Miệng: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Phòng Ngừa
Nấm Lưỡi Gây Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

Nấm lưỡi gây hôi miệng là tình trạng phổ biến có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Đây là một trong những nguyên nhân chính...

Tưa miệng khi mang thai: Những thông tin cần lưu ý
Tưa miệng khi mang thai: Những thông tin cần lưu ý

Tưa miệng khi mang thai là vấn đề mà nhiều bà bầu gặp phải trong thai kỳ. Tuy nhiên nguyên nhân cũng như cách khắc...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo