TOP 4 Cách Chữa Đau Răng Hàm Nhanh Chóng, Không Tái Phát
Những cơn đau nhức răng hàm gây cảm giác vô cùng khó chịu, làm ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống. Bởi vậy bất kỳ ai cũng mong muốn tìm ra cách chữa đau răng hàm hiệu quả, nhanh chóng, lại an toàn. Bài viết dưới đây sẽ được ra một số phương pháp giúp khắc phục tình trạng này một cách tối ưu.
4 cách chữa đau răng hàm nhiều người lựa chọn
Các cơn đau nhức răng hàm có thể xuất hiện bất chợt, sau đó biến mất ngay hoặc cũng có thể kéo dài âm ỉ gây ra tình trạng đau nhức, ê buốt dữ dội. Đặc biệt, nếu có yếu tố nào đó kích thích tình trạng này sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Mặc dù đau răng hàm không phải tình trạng hiếm gặp, nhưng cũng không vì thế mà các bạn được phép chủ quan. Để cải thiện tình trạng này, người bệnh có thể áp dụng các mẹo dân gian tại nhà, sử dụng thuốc hoặc tới nha khoa để điều trị dứt điểm tùy vào nguyên nhân gây đau nhức. Cụ thể:
Mẹo dân gian tại nhà
Để cải thiện tình trạng đau răng các mẹo dân gian ngày càng được nhiều người áp dụng và đạt được hiệu quả như mong muốn. Thông thường nguyên liệu được sử dụng chủ yếu là các dược liệu tự nhiên, dễ tìm và đặc biệt an toàn, lành tính. Nhờ đó, người dùng hoàn toàn không cần lo lắng về vấn đề gặp phải tác dụng phụ như khi sử dụng thuốc Tây.
Tuy nhiên, mẹo dân gian chữa đau răng chỉ phù hợp với những cơn đau nhẹ, đồng thời cách này cũng không thể khắc phục triệt để được nguyên nhân gây ra tình trạng trên. Chính vì vậy, cảm giác đau răng vẫn có khả năng tái phát lại bất cứ lúc nào.
Súc miệng bằng lá trầu không
Lá trầu không là vị thuốc dân gian được nhiều người áp dụng rộng rãi trong điều trị các bệnh lý răng miệng. Nguyên nhân do các thành phần trong loại lá này có công dụng sát khuẩn, tiêu viêm, vì vậy thường được người xưa áp dụng để giảm đau răng hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng:
- Các bạn hái 5 lá trầu không tươi, đem rửa sạch, rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút.
- Tiếp theo vớt ra cho ráo nước, rồi giã nát lá trầu và ngâm cùng với rượu gạo để súc miệng.
- Khi lá trầu lắng xuống, bạn lọc lấy phần nước dùng để súc miệng mỗi ngày 2 lần. Mỗi lần thực hiện trong vòng 15 phút sau đó mới nhổ bỏ để giảm đau buốt răng hàm.
Sử dụng lá trà xanh
Lá trà xanh ngoài được dùng làm đồ uống hàng ngày còn được sử dụng như một vị thuốc dân gian có khả năng điều trị nhiều bệnh. Đặc biệt với công dụng diệt khuẩn, tiêu viêm và làm sạch khoang miệng, nguyên liệu này cũng được dùng để giảm đau răng hiệu quả ngay tại nhà.
Hướng dẫn sử dụng:
- Các bạn lấy một nắm lá trà xanh tươi, đem rửa nhiều lần với nước cho sạch, rồi để cho ráo nước.
- Tiếp theo vò nát lá trà, sau đó cho vào bình thủy tinh, thêm 200ml nước sôi, ủ ấm trong vòng 15 phút.
- Để cải thiện tình trạng đau răng, các bạn lấy một ít nước lá trà xanh tươi pha để ngậm và súc miệng trong vòng 15 phút, sau đó nhổ bỏ.
- Kiên trì áp dụng cách này vài ngày sẽ đạt được hiệu quả như mong muốn.
Bài thuốc từ tỏi
Trong củ tỏi có chứa các thành phần giảm đau, kháng viêm sát khuẩn cực kỳ tốt. Vì vậy, tỏi mang đến công dụng ngăn chặn sự phát triển của các vi khuẩn bên trong khoang miệng, đồng thời giảm một vài triệu chứng đau nhức răng hàm hiệu quả.
Hướng dẫn sử dụng:
- Các bạn cần chuẩn bị một vài tép tỏi tươi, cùng một chút muối.
- Tỏi đem đi bóc vỏ, đập dập, sau đó thêm một vài hạt muối ngậm cùng ngay tại vị trí răng đau.
- Kiên trì thực hiện cách này mỗi ngày 2 – 3 lần để nhanh chóng loại bỏ tình trạng đau nhức răng.
Dùng gừng tươi chữa đau răng hàm
Gừng là nguyên liệu có vị cay nóng, với khả năng kháng khuẩn, kháng viêm vô cùng hiệu quả. Do đó nhiều người đã dùng gừng để chữa đau răng hàm và đạt được những tác dụng tốt.
Hướng dẫn sử dụng:
- Các bạn dùng 1 củ gừng tươi, mang cạo sạch vỏ và rửa thật sạch.
- Cắt gừng thành các lát mỏng, rồi đưa vào vị trí răng bị đau, cắn và giữ trong khoảng 3 – 5 phút để tinh chất gừng tiết ra. Điều này sẽ tác động đến dây thần kinh bên trong, từ đó làm dịu cảm giác đau nhức.
Phương pháp chườm đá
Đây là một trong những cách đơn giản nhất nhiều người áp dụng khi bị đau răng. Chườm đá là phương pháp có tác dụng gây tê cho vị trí đau vô cùng hiệu quả.
Hướng dẫn thực hiện:
- Các bạn cho đá vào túi chườm, nên ưu tiên những viên đá có kích thước nhỏ, áp trực tiếp lên vùng má tại vị trí răng hàm bị đau.
- Chườm liên tục nhiều lần trong ngày cho đến khi thấy cảm giác đau thuyên giảm hoàn toàn.
Bị đau răng hàm nên làm gì – Áp dụng bài thuốc Đông y
Hiện nay các bài thuốc y học cổ truyền ngày càng được nhiều người tin dùng trong việc cải thiện tình trạng đau nhức xương hàm. Ưu điểm của phương pháp này là các dược liệu đều lành tính, không gây tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng. Dưới đây là một số bài thuốc phổ biến các bạn có thể tham khảo:
Bài thuốc số 1: Cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm sinh khương 3 lát, đại táo 5 quả, đơn bì 12g, sinh địa 12g, thạch cao 12g, phòng phong 12g, hoàng liên 10g, thăng ma 12g, quy vĩ 12g, bạch chỉ 10g, liên kiều 8g, sắc uống ngày 1 thang.
Bài thuốc số 2: Gồm có các nguyên liệu là thăng ma 15g, hoàng liên 10g, thạch cao 20g, mỗi ngày sắc uống 1 thang.
Bài thuốc số 3: Chuẩn bị các nguyên liệu là hoa tiêu 40g, xuyên ô chế 40g, thạch cao 40g, thảo ô chế 40g đem tán thành bột mịn. Sau đó dùng thuốc sát vào phần chân răng, để trong khoảng 3 – 5 phút, sau đó nhổ đi, lưu ý không nuốt.
Bài thuốc số 4: Gồm các nguyên liệu là phòng phong 4g, xuyên tiêu 4g, tất bát 4g, cao lương khương 4g, xuyên tiêu 4g, hương phụ 4g, tế tân 4g, bạch chỉ 4g. Tất cả đem đi tán bột, xát thuốc vào vị trí đau, giữ trong khoảng 3 – 5 phút rồi nhổ đi.
Cách chữa bệnh đau răng bằng thuốc Tây y
Đối với những trường hợp đau nhức răng nặng hơn, hoặc đã hình thành các ổ viêm, mưng mủ hoặc viêm tủy thì các bạn không nên áp dụng cách trị đau răng tại nhà. Trong trường hợp này, bác sĩ có thể tư vấn các bạn sử dụng thuốc Tây y. Đây là một trong những cách giảm đau răng hàm nhanh chóng, hiệu quả hơn.
Theo đó, khi thấy tình trạng bệnh của bản thân diễn biến nghiêm trọng hơn, việc đầu tiên người bệnh cần làm là đến các cơ sở y tế uy tín để thăm khám. Sau khi bác sĩ kiểm tra, xác định tình trạng, tùy vào từng trường hợp cụ thể bạn sẽ được chỉ định loại thuốc phù hợp, điển hình như:
- Thuốc uống giảm đau: Gồm có paracetamol, aspirin với công dụng kiểm soát các cơn đau nhanh chóng.
- Thuốc kháng sinh: Thông thường để cải thiện tình trạng đau răng hàm, bác sĩ cũng có thể chỉ định bạn sử dụng beta lactam kết hợp với metronidazol nhằm tiêu diệt các vi khuẩn kỵ khí và vi khuẩn ái khí.
- Nhóm thuốc bổ sung sung các vitamin A, C, D, B2: Các nhóm vitamin này có tác dụng hỗ trợ phục hồi và cải thiện tình trạng đau nhức răng vô cùng hiệu quả, giúp răng luôn được chắc khỏe.
- Thuốc bôi giảm đau benzocain: Loại thuốc này được sử dụng để bôi trực tiếp lên khu vực bị đau, với khả năng gây tê cục bộ, giảm tình trạng đau nhói và áp lực xoang.
- Thuốc kháng viêm không chứa thành phần gây nghiện: Hỗ trợ giảm đau cấp tốc, tuy nhiên bạn cần chú ý chỉ sử dụng trong khoảng 10 ngày đổ lại.
- Nhóm thuốc acetaminophen: Loại thuốc này có khả năng giảm đau, kháng viêm, tuy nhiên lại không có công dụng điều trị viêm nhiễm. Bên cạnh đó, bác sĩ thường kê acetaminophen với một số loại kháng sinh đặc trị khác.
Điều trị tại cơ sở nha khoa
Khi đến khám tại các cơ sở nha khoa, người bệnh sẽ được kiểm tra kỹ lưỡng, từ đó xác định được nguyên nhân gây đau răng và có biện pháp điều trị phù hợp. Tùy vào tác nhân gây bệnh, từng trường hợp đau răng sẽ được tư vấn hướng điều trị khác nhau, cụ thể như sau:
- Đau do sâu răng: Tùy vào mức độ sâu răng, bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp khắc phục cụ thể. Theo đó, nếu răng của bạn dừng lại ở mức độ sứt mẻ thì chỉ cần trám lại lỗ sâu là được. Ngược lại, nếu tổn thương đã lan đến tủy và làm vỡ răng thì bạn cần điều trị tủy trước, sau đó mới có thể trám răng hoặc bọc răng sứ để bảo vệ răng.
- Đau do viêm tủy: Trong trường hợp này, thông thường bác sĩ sẽ loại bỏ phần tủy bị viêm – đây là nơi chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh. Tiếp theo tiến hành trám răng với răng chưa vỡ, còn răng đã vỡ cần phải bọc răng sứ để đảm bảo chức năng ăn nhai và tính thẩm mỹ.
- Đau do mọc răng 8/răng khôn: Giải pháp tốt nhất dành cho trường hợp này là nhổ răng. Điều này giúp khắc phục triệt để cơn đau nhức khó chịu, cũng như tránh được các biến chứng nguy hiểm xảy ra sau này.
- Đau do viêm nha chu: Trường hợp này chỉ cần lấy cao răng là có thể loại bỏ cơn đau nhức răng hàm trên. Nguyên nhân do, cao răng là nơi trú ẩn của rất nhiều loại vi khuẩn gây hại cho sức khỏe răng miệng. Sau khi loại bỏ sạch sẽ vôi răng, tình trạng đau răng hàm sẽ thuyên giảm nhanh chóng. Về kỹ thuật lấy cao răng, tại nha khoa sẽ được ứng dụng công nghệ máy siêu âm Cavitron BP 8.0 vô cùng hiện đại, đảm bảo không gây tổn thương thêm cho nướu răng.
Lưu ý cần nhớ khi chữa đau răng hàm
Để quá trình điều trị đau răng hàm đạt được hiệu quả cao nhất, cũng như hạn chế tối đa tác dụng phụ không mong muốn, người bệnh cần chú ý đến một số vấn đề phía dưới đây:
- Mỗi phương pháp trị đau răng hàm có những ưu và nhược điểm khác nhau. Bởi vậy, người bệnh cần ưu tiên lựa chọn cách chữa phù hợp nhất với cơ địa của mình.
- Trong trường hợp dùng thuốc giảm đau răng, hay thuốc kháng sinh, các bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo những chỉ dẫn của bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc hay thay đổi liều lượng dẫn đến các tác dụng phụ nghiêm trọng.
- Các bạn cần chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên và đúng cách, đặc biệt là sau khi sử dụng các mẹo chữa với tỏi hoặc hành tây do những thực phẩm này ám mùi rất lâu.
- Thực hiện thăm khám nha khoa định kỳ hoặc ngay khi nhận thấy các dấu hiệu bất thường của răng miệng để kịp thời xử lý.
- Các bạn nên kết hợp sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng hoặc nước muối để có thể đạt được hiệu quả làm sạch tối ưu nhất.
- Tuyệt đối tránh xa những thực phẩm có tính nóng, chứa nhiều dầu mỡ, chất bảo quản và tạo màu làm tổn hại đến men răng, cũng như trở thành môi trường lý tưởng để vi khuẩn phát triển.
- Tăng cường bổ sung nhiều thực phẩm giàu khoáng, vitamin C, D cho cơ thể nhằm cải thiện độ bền cho men răng. Bên cạnh đó, các bạn có thể chế biến các món ăn thành dạng dễ nuốt, từ đó hạn chế tối đa tình trạng sưng đau cho răng.
- Loại bỏ thói quen xấu như nghiến răng đi ngủ,… Trong trường hợp không thể tự khắc phục, bạn có thể liên hệ nhờ sự hỗ trợ của các bác sĩ.
Trên đây là gợi ý của chúng tôi về một số cách chữa đau răng hàm được nhiều người áp dụng hiện nay. Mong rằng với những kiến thức bổ ích chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đưa ra lựa chọn phù hợp để nhanh chóng đẩy lùi các cơn đau và điều trị triệt để tình trạng bệnh.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!