Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có cần can thiệp không?

Răng sữa thường mọc khi trẻ được 6 tháng tuổi và hoàn thiện dần đến 3 tuổi. Tuy nhiên, thời gian mọc răng sữa ở mỗi trẻ vẫn có thể khác nhau trong phạm vi 1 năm. Do đó, nếu trẻ 7 tháng chưa mọc răng thì bố mẹ không nên quá lo lắng.

Quá trình mọc răng sữa ở trẻ em

Ở trẻ em, thông thường sẽ có tất cả 20 răng sữa đã hình thành. Sau khi sinh được một thời gian, răng sữa sẽ bắt đầu mọc ra khỏi xương hàm và nướu. Mỗi trẻ cần từ 2,5 – 3 năm để mọc đầy đủ 20 chiếc răng sữa này.

Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có cần can thiệp không?
Trẻ 7 tháng chưa mọc răng có cần can thiệp không?

Cụ thể, thứ tự và thời gian mọc răng sữa ở trẻ là:

  • Từ 6 – 9 tháng tuổi: Mọc 4 răng cửa giữa. Chiếc răng sữa đầu tiên sẽ xuất hiện vào khoảng tháng thứ 6 và ở vị trí hàm dưới. Thông thường, khi mọc chiếc răng đầu tiên, trẻ thường quấy khóc, thậm chí là bỏ bú và sốt nhẹ.
  • Từ 7 – 10 tháng tuổi: Mọc 2 răng cửa bên. Hai răng cửa bên của hàm dưới thường xuất hiện muộn hơn, mọc khi trẻ bước vào tháng tuổi thứ 16.
  • Từ 12 – 14 tháng tuổi: Mọc 4 răng sữa trên hàm. Sau khi răng cửa mọc đầy đủ thì răng hàm sẽ bắt đầu nhú lên. Lúc này, các mẹ cần chú trọng việc chăm sóc răng miệng của trẻ hơn để phòng ngừa các bệnh lý răng miệng sau này.
  • Từ 16 – 18 tháng tuổi: Mọc 4 răng nanh sữa. Răng nanh sữa hàm trên sẽ nhú lên lấp đầy chỗ trống giữa vị trí răng cửa và răng hàm. Trong khi đó, 2 răng nanh hàm dưới thì xuất hiện sau.
  • Từ 20 – 30 tháng tuổi: Mọc 4 răng hàm sữa cuối cùng. Khi 2 chiếc răng hàm cuối cùng của hàm dưới mọc thì liên tiếp đó sẽ là sự xuất hiện của 2 răng hàm cuối cùng của hàm trên.

Như vậy là theo như quy trình, trẻ 7 tháng chưa mọc răng cũng chưa phải là quá muộn. Có trẻ mọc 2 răng cửa đầu tiên sớm khi mới 4, 5 tháng tuổi nhưng cũng có những trẻ mọc 2 chiếc răng này muộn hơn ở 9 – 10 tháng tuổi. Thậm chí, một số trẻ đến khi 11 – 12 tháng tuổi mới bắt đầu mọc răng.

Bé 7 tháng chưa mọc răng có sao không?

Khi trẻ bị mọc răng chậm, nếu kèm theo các dấu hiệu như chậm phát triển chiều cao, cân nặng và các triệu chứng của còi xương thiếu vitamin D như ngủ không ngon giấc, hay giật mình vào ban đêm hoặc khóc thét thì bố mẹ nên chú ý.

Thậm chí có trường hợp trẻ có thể khóc ngất tím cả người, đổ mồ hôi trộm ban đêm, bẹp hộp sọ, lồng ngực lép, thóp rộng… thì bé 7 tháng tuổi chưa mọc răng là do còi xương. Trong trường hợp này, cần phải gia tăng khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày cho trẻ.

Một số trường hợp trẻ 7 tháng chưa mọc răng có thể là do thiếu canxi cần thiết để phát triển các mầm răng. Thức ăn chính của trẻ trong giai đoạn sơ sinh đầu đời là sữa, thường rất giàu canxi. Tuy nhiên, nếu trẻ bú mẹ, mà chế độ ăn của các mẹ lại không đáp ứng đầy đủ chất dinh dưỡng thì cần bổ sung thêm trong chế độ ăn dặm cho trẻ.

Đồ ăn dặm cho trẻ cũng không nên có quá nhiều photpho, đặc biệt là các loại rau củ quả, vì tỷ lệ photpho sẽ tỷ lệ nghịch với sự hấp thụ canxi trong cơ thể.

Ngoài ra, vitamin D là rất cần thiết cho sự hấp thu canxi và có thể được bổ sung cho trẻ từ cả thức ăn và ánh sáng mặt trời. Ở trẻ sơ sinh thì việc vitamin D hấp thụ qua ánh sáng mặt trời là tốt hơn. Bố mẹ nên cho trẻ tắm nắng đúng cách để xương, răng của bé phát triển tốt hơn.

Đọc thêm:

Đây là tình trạng bình thường ở nhiều trẻ, tuy nhiên bố mẹ cũng không nên chủ quan
Đây là tình trạng bình thường ở nhiều trẻ, tuy nhiên bố mẹ cũng không nên chủ quan

Một số biện pháp giúp trẻ mọc răng nhanh hơn

Có thể thấy, việc trẻ 7 tháng chưa mọc răng là tình trạng thường gặp. Nếu trẻ gặp phải tình trạng này, bố mẹ nên tìm cách khắc phục thông qua các biện pháp như mẹo giúp mọc răng hay bổ sung dưỡng chất tại nhà. Cụ thể như sau:

Bổ sung Canxi

Sữa chính là nguồn cung cấp canxi dồi dào và dễ dàng cho trẻ hấp thụ nhất. Do vậy, trong quá trình có thai và cho con bú, các mẹ cần ăn uống đủ chất, không nên kiêng cữ cũng như cần bổ sung thêm 1 – 2 ly sữa mỗi ngày.

Bổ sung Vitamin D

Có 2 nguồn cung cấp Vitamin D chính cho trẻ là từ thức ăn và ánh sáng mặt trời. Trong đó, nguồn vitamin D từ ánh sáng mặt trời chiếm đến 80%. Vì thế, trẻ và mẹ nên thường xuyên tắm nắng từ 15 – 20 phút trước 9 giờ sáng cho đến khi trẻ biết đi.

Ngoài ra, cũng có thể bổ sung Vitamin D từ các nguồn thức ăn như: cá, thịt, trứng, sữa,… Bởi nguồn vitamin D từ động vật sẽ dồi dào hơn từ thực vật.

Bố mẹ cũng nên chú ý khi pha sữa cho trẻ, không nên pha bằng nước cháo, nước bột,… Đặc biệt là nước khoáng bởi các thành phần trong nước khoáng sẽ làm giảm hấp thụ canxi. Đồng thời, trong thức ăn của trẻ nên cho thêm 1 – 2 thìa dầu ăn để tăng cường lượng chất béo giúp hấp thụ Vitamin D.

Bổ sung vitamin D là điều rất cần thiết với trẻ ở trong độ tuổi này
Bổ sung vitamin D là điều rất cần thiết với trẻ ở trong độ tuổi này

Tập cho trẻ ăn dặm

Nên cho trẻ ăn dặm khi bắt đầu được 6 tháng tuổi. Khi mới bắt đầu nên cho trẻ ăn bằng bột ngọt trước, rồi mới chuyển sang bột mặn. Bột ngọt có thể chế biến từ yến mạch, trái cây hoặc rau củ quả. Các hoạt động khi nhai, nghiền thức ăn cũng sẽ góp phần thúc đẩy quá trình hoạt động của hàm giúp trẻ tránh được tình trạng mọc răng muộn.

Giữ vệ sinh răng miệng cho bé

Ngoài ra, trẻ chậm mọc răng cũng có thể do một số bệnh lý về răng miệng, viêm nhiễm. Nếu nướu trẻ bị tổn thương cũng có ảnh hưởng không nhỏ đến quá trình mọc răng. Do vậy, bố mẹ hãy giúp trẻ vệ sinh lưỡi và khoang miệng mỗi ngày.

Trên đây là các thông tin về tình trạng trẻ 7 tháng chưa mọc răng. Nếu gặp tình trạng này, bố mẹ hãy đưa trẻ đến các viện dinh dưỡng để khám và xử lý nếu có vấn đề. Khi nhận thấy các vấn đề bất thường, bác sĩ có thể yêu cầu chụp X-quang hoặc làm các xét nghiệm cần thiết để xác định rõ và đưa ra cách xử lý kịp thời.

Tìm hiểu thêm:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhổ Răng Còn Sót Chân Răng Có Sao Không? Chuyên Gia Giải Đáp
Nhổ Răng Còn Sót Chân Răng Có Sao Không? Chuyên Gia Giải Đáp

Việc chân răng còn sót lại sau khi nhổ răng không phải là hiện tượng hiếm gặp. Tình trạng này thường khiến nhiều người lo...

Bà Bầu Bị Viêm Tủy Răng: Triệu Chứng, Cách Chữa Và Phòng
Bà Bầu Bị Viêm Tủy Răng: Triệu Chứng, Cách Chữa Và Phòng

Bà bầu bị viêm tủy răng có triệu chứng gì, mức độ nguy hiểm tới sức khỏe của cả mẹ, bé ra sao và điều...

Nướu răng là gì? Vai trò, cấu tạo và các vấn đề thường gặp
Nướu răng là gì? Vai trò, cấu tạo và các vấn đề thường gặp

Nướu răng còn có tên gọi quen thuộc là lợi. Chúng có nhiệm vụ bảo vệ cho chân răng được chắc chắn hơn. Vậy nướu...

Nhổ Răng Số 7 Nguy Hiểm Không? Chi Phí Và Lưu Ý Khi Nhổ

Răng số 7 đóng vai trò quan trọng trong việc ăn nhai, nghiền nát thức ăn, vì thế cần được bảo tồn. Tuy nhiên nếu...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo