Thế nào gọi là trẻ chậm mọc răng? Nguyên nhân do đâu và cách xử lý

Trẻ chậm mọc răng là tình trạng mà các mẹ có thể gặp phải trong quá trình nuôi dưỡng con cái. Và thường các mẹ sẽ cảm thấy bối rối khi gặp phải trường hợp này mà không biết nguyên nhân do đâu, cách xử lý thế nào và có cần đi thăm khám bác sĩ hay không. Để giải đáp chi tiết những thắc mắc này, mời bạn đọc những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây.

Thế nào gọi là trẻ chậm mọc răng? Khi nào cần đi khám bác sĩ

Thông thường, các bé sẽ nhú chiếc răng đầu tiên vào khoảng tháng tuổi thứ 6 từ khi bé chào đời. Tuy nhiên, không phải trẻ nhỏ nào cũng có quá trình mọc răng đều đặn như trên mà sẽ có những trẻ mọc rất sớm chỉ 5 tháng tuổi nhưng có những bé lại 7 – 8 – 9 – 10 thậm chí là hơn 1 tuổi vẫn chưa mọc răng. Cho nên trước khi đi trả lời cho câu hỏi thế nào là trẻ chậm mọc răng, các mẹ cần biết rõ về quá trình mọc răng bình thường ở trẻ nhỏ.

Trẻ chậm mọc răng là tình trạng mà nhiều bé gặp phải hiện nay
Trẻ chậm mọc răng là tình trạng mà nhiều bé gặp phải hiện nay

Về cơ bản mỗi một trẻ nhỏ sẽ có quá trình mọc răng khác nhau phụ thuộc vào cơ địa, thể trạng, chế độ dinh dưỡng, chăm sóc của các mẹ mà có bé mọc sớm bé lại mọc chậm. Số răng của bé khi mọc sẽ bằng số tháng tuổi trừ đi 4 đây là công thức tính chiếc răng cần mọc của bé chuẩn khi đến độ tuổi nhất định.

Những trẻ bình thường, chiếc răng đầu tiên sẽ mọc khi bé bước vào cuối tháng tuổi thứ 5 và đầu tháng tuổi thứ 6. Chiếc răng cửa đầu tiên ở hàm dưới sẽ mọc lên, rồi đến răng cửa tiếp theo ở hàm trên rồi răng cối sữa thứ nhất, răng nanh. Khi chiếc răng cối sữa thứ 2 mọc lên là những chiếc răng nanh đều đã mọc đầy đủ, 10 răng ở hàm trên và 10 răng ở hàm dưới và khi đó bé tròn 3 tuổi. Đây là quá trình mọc răng đúng chuẩn nhất của bé.

Khi đó sau khi kết thúc tháng thứ 13 mà bé vẫn chưa mọc một chiếc răng nào được xem là mọc chậm. Ngoài ra còn có tình trạng bé mọc răng chậm quá, tức là bé vẫn mọc răng nhưng lại chậm hơn bình thường so với những đứa trẻ khác.

Ví dụ theo chu kỳ mọc răng đúng thì tháng thứ 6 – 7 sẽ mọc chiếc răng cửa đầu tiên thì phải đến tháng thứ 9 – 10 bé mới mọc răng. Đây được xem là tình trạng răng mọc chậm quá so với bình thường. Tuy nhiên tình trạng này có thể do sức khỏe hoặc cơ địa của từng trẻ không quá lo ngại.

Chỉ những bé sau 13 tháng tuổi mà răng vẫn không mọc, cộng thêm tình trạng còi cọc bé không tăng cân, không lớn thì các mẹ cần đưa bé đến ngay bác sĩ nha khoa để kiểm tra sức khỏe và có cách điều trị tốt nhất.

Sau tháng thứ 13 mà chiếc răng đầu tiên không lên được xem là mọc chậm răng
Sau tháng thứ 13 mà chiếc răng đầu tiên không lên được xem là mọc chậm răng

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé chậm mọc răng

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng bé bị răng mọc chậm. Các bố mẹ cần biết những thông tin này để có thể thay đổi và có hướng xử lý tình huống này một cách tốt nhất.

Nguyên nhân khách quan

Trẻ chậm mọc răng có thể xuất phát từ các nguyên nhân khách quan tức là không phải do bản thân bé mà là những tác động không mong muốn từ bên ngoài mang lại. Điều này khó để phòng tránh nên các mẹ cần đặc biệt chú ý:

  • Do di truyền:

Răng mọc chậm hoàn toàn có thể có tính di truyền. Đó là trong gia đình bé có bố hoặc mẹ ngày nhỏ cũng từng bị răng mọc chậm, nhưng về sau vẫn mọc đầy đủ thì rất có thể con sinh ra cũng bị di truyền lại. Điều này không quá lo ngại vì rồi bé cũng sẽ mọc răng nhưng sẽ hơi lâu đối với những trẻ nhỏ bình thường khác.

  • Do thời điểm bé sinh ra:

Sinh non, sinh thiếu tháng khiến bé vừa ra đời phải sống trong lồng kính là một nguyên nhân dẫn đến tình trạng bé mọc răng chậm hơn bình thường. Thông thường mỗi đứa trẻ sẽ có thời gian 9 tháng 10 ngày ở trong bụng mẹ rồi mới được chào đời. Tuy nhiên do một nguyên nhân nào đó, khiến bé được sinh ra khi mới 7 – 8 tháng, sức đề kháng kém hơn cũng làm cho việc mọc răng chậm hơn.

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này
  • Do bẩm sinh:

Ngoài tính di truyền thì các bé có thể bị mọc răng chậm do bẩm sinh, đó là do trong quá trình mang thai bé, người mẹ từng bị mắc một căn bệnh nào đó, hoặc bị ốm, bị sốt,… gây biến chứng. Bé sinh ra đã không thể phát triển bình thường hay khỏe mạnh như những đứa trẻ khác. Biểu hiện rõ nhất là bé tăng cân chậm, mọc răng chậm, biết nói cũng chậm hơn,..

Nguyên nhân chủ quan

Tiếp theo là những nguyên nhân thường do chính cơ thể của bé hay những tác động bên ngoài, cách chăm sóc

  • Bé bị nhiễm khuẩn nấm ở khoang miệng:

Trong quá trình chăm sóc bé ở những tháng đầu không cẩn thận khiến bé bị nhiễm khuẩn nấm ở khoang miệng cảm trở quá trình mọc răng của bé. Do vi khuẩn, nấm tấn công vào nướu, lợi khiến cho bộ phận này bị tổn thương, hệ quả là răng không có điều kiện để mọc lên. Ngoài ra một số bệnh lý khác về răng miệng đặc biệt là ở lợi, nướu cũng ảnh hưởng tới thời điểm mọc răng của bé.

  • Suy tuyến giáp:

Suy tuyến giáp là căn bệnh mà nhiều trẻ mắc phải hiện nay. Hệ quả của căn bệnh này tương đối phức tạp không chỉ khiến bé chậm mọc răng mà còn chậm nói, châm lớn, còi cọc và nhiều căn bệnh khác ảnh hưởng tới sức đề kháng, hệ miễn dịch.

  • Thiếu chất canxi:

Canxi là một trong những dưỡng chất đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển của răng và hệ xương của trẻ. Khi trẻ thiếu canxi sẽ không có nguyên liệu để hình thành nên các mầm răng khiến chúng còi cọc và không nhú lên được khỏi lợi.

Tuy nhiên, trẻ nhỏ thì không thể nào tự hấp thụ canxi được mà phải thông qua nguồn sữa mẹ. Do đó, người mẹ sau sinh thường cố gắng ăn kiêng để lấy lại vóc dáng có thể khiến cho nguồn sữa mẹ thiếu canxi nguyên nhân gây ra tình trạng răng mọc chậm.

Thiếu canxi cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng chậm mọc răng
Thiếu canxi cũng là nguyên nhân gây nên tình trạng chậm mọc răng
  • Do thiếu vitamin D:

Bổ sung canxi mà thiếu vitamin D cũng gây ảnh hưởng cho răng và hệ xương nói chung. Bởi chỉ khi có vitamin D thì canxi mới được hấp thụ vào cơ thể vào xương. Vitamin D cần được hấp thụ một cách tự nhiên nhất bằng việc tắm nắng hằng ngày.

  • Cơ thể bé hấp thụ quá nhiều photpho:

Quá nhiều photpho sẽ ngăn cản quá trình hấp thụ canxi vào cơ thể. Cho nên khi hàm lượng dưỡng chất này trong cơ thể bé quá nhiều sẽ làm cho mầm răng không nhú lên được và gây nên hiện tượng răng mọc chậm, nhiều trường hợp còn khiến trẻ chậm mọc răng vĩnh viễn.

  • Bé thiếu dưỡng chất MK7:

MK7 là một chất còn gọi là vitamin K2, chúng có nhiệm vụ đưa canxi ở máu hấp thụ vào răng và hệ xương khớp. Việc thiếu hoạt chất này thì dù các dưỡng chất khác có đủ thậm chí dư thừa cũng đều khiến bé bị mọc chậm răng hơn so với bình thường. Ngoài ra tình trạng thiếu photpho còn gây nên nhiều căn bệnh khác như suy thận, tim phình to hay xơ cứng mạch máu,…

  • Trẻ mắc một số bệnh lý bẩm sinh:

Trong quá trình mang thai bé, sự ảnh hưởng sức khỏe của người mẹ là nguyên nhân gây nên nhiều căn bệnh về não bộ, hệ thần kinh của trẻ khi sinh ra. Nếu bé bị mắc các hội chứng như Down, bệnh về tuyến yên, tuyến giáp đều khiến cơ thể không được phát triển bình thường và điển hình nhất là răng mọc chậm, hoặc không mọc.

Trẻ chậm mọc răng có gây nguy hiểm đến sức khỏe không?

Rất nhiều bậc bố mẹ khi gặp tình trạng trẻ bị mọc chậm răng sẽ cảm thấy hoang mang bối rối và lo lắng không biết có nguy hiểm hay không. Thực ra thì tình trạng này thường xuyên xảy ra và các mẹ cũng không cần quá lo lắng, bởi tình trạng mọc răng sữa ở mỗi trẻ là không giống nhau. Chuyện bé mọc sớm hoặc chậm hơn 3 – 4 tháng cũng là điều bình thường do thể trạng của mỗi người.

Các mẹ cần sớm có can thiệp tránh để tình trạng xuất hiện biến chứng
Các mẹ cần sớm có can thiệp tránh để tình trạng xuất hiện biến chứng

Tuy nhiên, trong những trường hợp thời gian bé mọc chậm hơn quá lâu thường là sau tháng thứ 13 tức là bé đã được hơn 1 tuổi mà bé vẫn chưa mọc mầm răng, vấn đề này cần xem lại. Bởi rất có thể bé đang gặp một vài vấn đề nghiêm trọng nào đó về sức khỏe. Để tốt nhất, các mẹ cần đưa bé đi nha khoa để thăm khám, chụp X-quang và có xử lý tốt nhất. Bởi để lâu có thể xuất hiện những biến chứng nguy hiểm như sau:

  • Răng bị mọc lệch vĩnh viễn do răng sữa mọc quá chậm, sau này khung hàm cũng như hàm răng của bé sẽ rất xấu bị ảnh nghiêm trọng và cần có sự can thiệp của các hình thức chỉnh nha khác.
  • Nhiều bé sẽ gặp trường hợp răng vĩnh viễn mọc cùng răng sữa, gây nên tình trạng “hàm răng đôi”. Điều này hiếm khi xảy ra nhưng vẫn có gây nên tình trạng hai hàm răng mọc cùng song song và không rụng đi ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và chức năng nhai rất nhiều của bé.
  • Răng mọc chậm còn ảnh hưởng đến nướu gây nên những căn bệnh tại vị trí này.
  • Bé bị sâu răng ngay khi còn ở dưới nướu, vi khuẩn hình thành và phá hủy cấu trúc răng miệng, tình trạng còn có thể lây lan khiến răng chưa mọc nhưng mầm răng đã bị sâu.

Cách xử lý khi trẻ chậm mọc răng hơn bình thường

Khi trẻ gặp tình trạng mọc chậm răng, các bố mẹ cần bình tĩnh đưa bé đi thăm khám. Nếu kết quả không phải do bệnh lý thì là do chế độ dinh dưỡng và cách chăm sóc hằng ngày của mẹ cho bé đang không đúng. Khi đó, các mẹ cần xử lý như sau:

Với bé trong giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi

Đây là thời kỳ mà bé sẽ bắt đầu mọc chiếc răng cửa ở hàm dưới đầu tiên, nhiều bé sẽ mọc sớm hơn nhưng có bé sẽ mọc đúng thời điểm hoặc hơn tháng. Dưới đây là cách để xử lý khi trẻ chậm mọc răng hoặc phòng tránh tình trạng này trong giai đoạn 3 – 6 tháng tuổi:

  • Các mẹ nên cho bé đi tắm nắng thường xuyên vào buổi sáng từ sau 1 tháng tuổi duy trì hằng ngày, liên tục khi bé biết đi. Thời điểm thích hợp nhất để tắm nắng chính là vào buổi sáng sớm từ 6 – 8h giờ sáng. Đây là lúc là ánh nắng mặt trời có nhiều vitamin D nhất hấp thụ qua da lại không có tia UV, tia cực tím ảnh hưởng đến da bé.
  • Các mẹ cần bổ sung lượng vitamin D và canxi, vitamin K2 cho bé thông qua sữa mẹ thay vì các loại sữa ăn công thức.
  • Những trường hợp thiếu nặng có thể được sử dụng thuốc nhưng cần được sự đồng ý của bác sĩ điều trị.
Bổ sung canxi cho nguồn sữa mẹ
Bổ sung canxi cho nguồn sữa mẹ

Với trẻ từ 7 tháng tuổi trở lên

Đây là giai đoạn quan trọng nhất cũng là thời điểm mà răng bé bắt đầu mọc nhiều hơn. Nếu lúc này các mầm răng vẫn không nhú lên thì có thể bé đang bị mọc răng chậm và các bố mẹ cần kiểm soát tình hình này bằng cách:

Thay đổi chế độ dinh dưỡng ăn của bé, lúc này bé đã dần cai sữa bé và bắt đầu thời kỳ ăn dặm. Các bố mẹ cần tăng cường chất dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng canxi, phốt pho vào trong thực phẩm của bé.

Cụ thể vào giai đoạn này theo tiêu chuẩn khuyến cáo lượng canxi phải hấp thụ vào cơ thể khoảng 0.7 – 4mg/ ngày. Sữa mẹ đang dần cai nên bắt buộc trong các thực phẩm bé ăn hằng ngày phải đảm bảo hàm lượng này một cách tốt nhất. Có như vậy mới đảm bảo quá trình mọc răng của bé.

Các mẹ nên kết hợp nguồn thực phẩm từ các loại tôm, cua, cá,… sữa chua, phomai giàu canxi. Thêm vào đó, tăng cường thời gian tắm nắng hằng ngày cho bé vào buổi sáng để giúp cơ thể hấp thụ canxi tốt hơn.

Tăng cường các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ
Tăng cường các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của trẻ

Biện pháp phòng tránh tình trạng bé răng mọc chậm

Bên cạnh việc biết cách để xử lý khi gặp phải tình trạng răng bé mọc chậm thì các mẹ hoàn toàn có thể phòng tránh tình trạng này bằng các biện pháp nhất định từ khi mang thai đến những tháng đầu tiên của bé.

Với các mẹ đang trong giai đoạn mang thai và cho con bú, mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại dinh dưỡng đặc biệt và quan trọng nhất chính là canxi. Theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới WHO thì các mẹ cần bổ sung một lượng canxi cần thiết cho cơ thể đạt khoảng 25-37.5mM Ca++/ngày. Ngoài ra chế độ ăn uống của mẹ phải đảm bảo đầy đủ 3 yếu tố:

  • Nhóm chất hỗ trợ và tăng cường giúp bé phát triển tốt hơn, chúng có nhiều trong các thực phẩm như thịt, tôm, cua cá và một số loại hải sản khác.
  • Nhóm chất nhằm tạo ra năng lượng từ các loại hạt, ngũ cốc dinh dưỡng, các thực phẩm có nhiều chất béo không no tốt như bơ, sữa, phomai một số loại chế phẩm từ sữa khác.
  • Nhóm chất nằm nâng cao sức khỏe, bổ sung vitamin, chất dinh dưỡng từ các loại trái cây, rau củ quả tươi.
Chăm sóc bé thật tốt để tránh tình trạng này
Chăm sóc bé thật tốt để tránh tình trạng này

Ngoài chế độ ăn uống thì ngay khi mang thai các mẹ cũng nên tăng cường hấp thụ vitamin D từ các loại thực phẩm ánh nắng mặt trời để tổng hợp canxi cho hệ xương của bé.

Các mẹ cũng cần giữ một sức khỏe tốt nhất, tránh bị ốm hoặc các bệnh lý khác trong 9 tháng 10 ngày mang thai. Bởi nếu không may bị bệnh thì rất có thể sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bình thường của trẻ.

Các mẹ nên đi thăm khám và siêu âm định kỳ. Hiện nay khoa học rất phát triển, họ có thể sớm phát hiện những bệnh lý bẩm sinh của bé ngay khi còn trong bụng mẹ. Từ đó, có biện pháp để giải quyết tốt nhất.

Sau khi sinh con nên có hướng chăm sóc đầy đủ, cụ thể và khoa học nhất. Hạn chế tối đa để bé bị ốm hay các bệnh lý viêm nhiễm khác.

Trên đây là một số thông tin chung về tình trạng trẻ chậm mọc răng mà các bố mẹ có thể gặp phải trong quá trình nuôi dưỡng con cái. Hy vọng với những điều này đã giúp bạn hiểu hơn cũng như biết cách để chăm sóc sức khỏe của bé tốt nhất.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Vì sao trẻ chậm mọc răng? Cách xử trí tốt nhất
Vì sao trẻ chậm mọc răng? Cách xử trí tốt nhất

Khi bước vào tuổi mọc răng, phụ huynh sẽ không khỏi lo lắng vì mọc răng thường kèm sốt, quấy khóc, biếng ăn,… Tuy nhiên,...

Răng nanh
Răng nanh – Những điều có thể bạn chưa biết

Răng nanh là chiếc răng có hình dáng khác biệt nhất trong cung hàm của người trưởng thành. Khi bạn cười, răng này sẽ lộ...

Hôi miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì để đánh bay “rau mùi” nhanh chóng
Hôi Miệng Nên Ăn Gì? Những Thực Phẩm Giúp Cải Thiện Hơi Thở

Mùi hơi thở đôi khi khiến bạn bị “muối mặt” trong quá trình giao tiếp khiến người đối diện có cái nhìn không mấy thiện...

Trẻ có thể bị viêm nhiễm gây đau nhức nếu chân răng sót lại bị vi khuẩn tấn công.
Nhổ răng sữa còn sót chân răng nguy hiểm như thế nào?

Nhổ răng sữa còn sót chân răng là tình trạng nhiều trẻ gặp phải khi thực hiện nhổ răng sai cách. Nguyên nhân chủ yếu...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo