Tổng Hợp 8 Loại Thuốc Đặc Trị Viêm Lưỡi Bản Đồ Được Ưa Chuộng

Viêm lưỡi bản đồ là một trong những bệnh lý khá phổ biến và xuất hiện ở nhiều đối tượng khác nhau. Việc lựa chọn một loại thuốc đặc trị sẽ có hiệu quả dứt điểm và phòng ngừa bệnh tái phát. Trong bài viết hôm nay, hãy cùng ViDentalcare khám phá 8 loại thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ được ưa chuộng hàng đầu để có thể chọn ra sản phẩm phù hợp nhất.

Top 8 thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ hiệu quả

Trên thực tế, viêm lưỡi bản đồ chỉ là một bệnh lý diễn ra trong khoang miệng và không gây nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh. Vì vậy, chỉ cần sử dụng thuốc trong một thời gian ngắn có thể điều trị dứt điểm tình trạng này. Dưới đây là top 8 loại thuốc chữa viêm lưỡi bản đồ bạn có thể tham khảo:

Nystatin – Thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ hàng đầu trên thị trường

Nystatin là một trong những loại thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ thuộc nhóm polyen với hiệu quả trị bệnh tốt nhất hiện nay.

Công dụng:

  • Giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại nấm, vi khuẩn gây bệnh ở khoang miệng và niêm mạc miệng.
  • Hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng viêm lưỡi bản đồ ở người lớn và cả trẻ nhỏ.
  • Có tác dụng chống viêm, diệt khuẩn và được chỉ định dự phòng trong các trường hợp nhiễm nấm ở niêm mạc miệng, đường tiêu hóa.

Cách sử dụng: Nystatin được bào chế dưới dạng viên uống, cụ thể:

  • Với người lớn: Sử dụng từ 2-3 viên nang Nystatin/ngày và duy trì ít nhất 7-10 ngày.
  • Với trẻ nhỏ dưới 10 tuổi: Chỉ nên dùng 1-2 viên/ngày và chia nhỏ liều lượng cho mỗi lần dùng.

Nên sử dụng sản phẩm sau khi ăn và kết hợp với việc súc miệng hằng ngày để có thể đạt hiệu quả điều trị cao nhất.

Lưu ý:

  • Không nên sử dụng Nystatin cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú.
  • Chống chỉ định với các trường hợp mẫn cảm hay dị ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Fluconazol 

Fluconazol là một trong những loại thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ được ưa chuộng hàng đầu.

Fluconazole là một trong những loại thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ hàng đầu
Fluconazole là một trong những loại thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ hàng đầu

Công dụng: 

  • Điều trị bệnh nhiễm trùng máu, nhiễm trùng não (hay còn gọi là viêm màng não).
  • Tiêu diệt các loại nấm khác nhau trong đó có nấm men candida gây nên bệnh viêm lưỡi bản đồ.
  • Được các chuyên gia chỉ định trong quá trình điều trị bệnh nấm ở khoang miệng, nấm thực quản và bệnh tưa miệng.

Cách sử dụng: Viên nang fluconazole có các nồng độ 50mg, 150mg và 200mg.

  • Đối với người lớn: Nên sử dụng liều lượng 100-150mg/ngày.
  • Với trẻ nhỏ: Chỉ nên sử dụng 1 viên 50mg/ngày. Đặc biệt nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ định liều lượng phù hợp.

Lưu ý:

  • Không dùng Fluconazole cho bệnh nhân mẫn cảm với thành phần của thuốc.
  • Các đối tượng như phụ nữ đang mang thai, cho con bú hay người bệnh bị suy giảm chức năng gan, thận cần thận trọng khi dùng loại thuốc này và tuyệt đối tuân theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Sản phẩm có một số tác dụng phụ như: Đau đầu, tiêu chảy, mệt mỏi.

Gel trị viêm lưỡi bản đồ Daktarin

Thuốc Daktarin là sản phẩm có hoạt tính kháng nấm đối với các vi nấm ngoài da thông thường và vi nấm men. 

Công dụng:

  • Điều trị các trường hợp nấm ở khoang miệng, đường tiêu hóa và các vùng da liên quan.
  • Cải thiện rõ rệt tình trạng viêm lưỡi bản đồ chỉ sau 3-4 ngày sử dụng.

Cách sử dụng: Tùy theo tình trạng bệnh và độ tuổi mà có liều lượng phù hợp.

  • Trẻ nhỏ dưới 2 tuổi: Dùng ngón tay đã rửa sạch, thoa một lượng 1,25ml gel lên vùng da bị tổn thương. Hạn chế đưa thuốc vào sâu trong cổ họng vì có thể gây nghẹt thở.
  • Người lớn và trẻ em trên 2 tuổi: Sử dụng 2,5 ml gel cho mỗi lần và duy trì đều đặn ngày 4 lần sau khi ăn.

Sau khi thoa thuốc, không nên nuốt mà giữ gel trong ở miệng để các dưỡng chất có thể thấm sâu và hỗ trợ điều trị viêm lưỡi bản đồ. 

Lưu ý: 

  • Không sử dụng Daktarin cho bệnh nhân bị rối loạn chức năng gan hoặc quá mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc.
  • Hạn chế nuốt thuốc vào và nên súc miệng sạch sẽ sau khi sử dụng.
  • Một số phản ứng phụ có thể gặp phải ở người bệnh như: Buồn nôn, rối loạn vị giác, khó chịu ở miệng và khô miệng.

Miconazol

Đây là loại thuốc chống nấm miệng, viêm lưỡi bản đồ thuộc nhóm imidazole, được bác sĩ chỉ định để điều trị các chứng bệnh có liên quan đến nấm. Miconazole có hoạt tính kháng nấm mạnh hơn so với Nystatin.

Miconazole là loại thuốc có hoạt tính kháng nấm mạnh
Miconazole là loại thuốc có hoạt tính kháng nấm mạnh

Tác dụng:

  • Ức chế enzyme trong quá trình tham gia tổng hợp ergosterol đồng thời giúp ngăn ngừa vi khuẩn gây nên nấm miệng, nấm bề mặt da hay nấm niêm mạc.
  • Hỗ trợ điều trị nấm toàn thân hoặc nấm màng não nặng.

Cách sử dụng:

  • Người lớn và trẻ em trên 12 tuổi: Bôi ngày 2 lần với một lượng vừa đủ như hướng dẫn trên bao bì.
  • Trẻ dưới 2 tuổi: Sử dụng Nystatin theo liều lượng mà bác sĩ đã chỉ định.

Lưu ý: 

  • Sản phẩm có thể gây ra những tác dụng không mong muốn như: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy, mệt mỏi. Bên cạnh đó có thể gây kích ứng nhẹ, nổi mẩn đỏ và rát da.
  • Không nên sử dụng cho phụ nữ có thai, đang cho con bú hoặc nếu dùng phải được bác sĩ chỉ định liều lượng cụ thể.

Tìm hiểu: Tưa miệng khi mang thai: Những thông tin cần lưu ý

Clotrimazol – Thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ hàng đầu hiện nay

Clotrimazole là thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ được sử dụng để điều trị các trường hợp nấm miệng, nấm họng, nấm ngoài da và một số bệnh lý khác.

Công dụng:

  • Điều trị dứt điểm các tình trạng nấm trên da, bao gồm cả nấm lưỡi bản đồ và các bệnh nấm móng, nấm tóc, nấm kẽ, hay nấm toàn thân.
  • Hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng nhờ tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn vượt trội.

Cách sử dụng:

  • Với dạng thuốc ngậm: Dùng viên Clotrimazole 10mg ngậm cho đến khi tan hoàn toàn. Mỗi ngày dùng từ 2-4 lần và kiên trì trong vòng 14 ngày.
  • Dạng kem bôi ngoài da: Dùng một lượng vừa đủ kem để bôi lên vùng da bị nấm, duy trì mỗi ngày 2-3 lần.

Lưu ý: Sử dụng Clotrimazol để điều trị bệnh có thể gặp phải một số triệu chứng như:

  • Dạng viên ngậm: Có thể gây ra các tác dụng kích ứng và rối loạn tiêu hóa, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt hoặc tiểu rắt, tiểu ra máu.
  • Dạng kem bôi: Gây bỏng nhẹ, dị ứng, đau rát vị trí bôi thuốc.

Ngoài ra, sản phẩm không thích hợp với trẻ nhỏ dưới 2 tuổi hoặc người mẫn cảm với các thành phần có trong thuốc.

Dung dịch sát khuẩn Dizigone

Đây là một trong những loại thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ dành riêng cho trẻ nhỏ với độ lành tính cao, không gây hại cho sức khỏe.

Dung dịch Dizigone sử dụng được cho cả trẻ nhỏ
Dung dịch Dizigone sử dụng được cho cả trẻ nhỏ

Công dụng: 

  • Tiêu diệt vi khuẩn nhanh chóng, loại bỏ các mầm bệnh và hạn chế hình thành sẹo do tình trạng viêm nhiễm gây ra. Đồng thời ngăn ngừa viêm nhiễm do sự tấn công của các loại virus, nấm và vi khuẩn có hại trong khoang miệng.
  • Hỗ làm làm lành các vết thương nhanh chóng, đặc biệt là với các vết thương hở ngoài da. 
  • Điều trị dứt điểm các bệnh lý như: Sâu răng, sún răng, viêm lợi, chảy máu chân răng hay viêm nhiễm trong khoang miệng.

Cách sử dụng: Vệ sinh khoang miệng sạch sẽ sau đó xịt trực tiếp dung dịch Dizigone vào khu vực bị viêm lưỡi bản đồ. Ngậm dung dịch trong khoảng 1-2 phút sau đó súc miệng lại với nước. Nên duy trì việc súc miệng này hằng ngày để có thể loại bỏ tình trạng viêm lưỡi bản đồ cũng như mang lại hơi thở dễ chịu hơn.

Lưu ý: Không nên sử dụng Dizigone cho người bệnh bị mẫn cảm, kích ứng với bất kỳ thành phần nào của thuốc.

Sử dụng thuốc Amphotericin B

Thuốc trị viêm lưỡi bản đồ Amphotericin B được dùng chủ yếu trong điều trị nấm toàn thân hoặc các trường hợp nhiễm bệnh nặng.

Thuốc Amphotericin B có tác dụng chữa viêm lưỡi bản đồ rất tốt
Thuốc Amphotericin B có tác dụng chữa viêm lưỡi bản đồ rất tốt

Công dụng:

  • Tiêu diệt nấm candida ở khoang miệng và đường tiêu hoá.
  • Hỗ trợ chữa dứt điểm nấm toàn thân, tình trạng nấm lan rộng ra nhiều vùng da khác nhau.
  • Phòng ngừa tình trạng nhiễm trùng sau khi bị nấm, giúp làm lành vết thương nhanh chóng và hiệu quả.

Cách sử dụng: Thuốc được bào chế dưới nhiều dạng khác nhau, do vậy liều lượng sử dụng cũng sẽ có sự khác biệt nhất định.

  • Thuốc dạng tiêm: Sử dụng liều 250mg/ngày trong thời gian đầu điều trị, sau đó có thể tăng dần lên tùy theo chỉ định của các bác sĩ.
  • Dạng viên uống: Sử dụng viên uống 10mg mỗi ngày từ 3-4 lần sau khi ăn để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Lưu ý:

  • Người có chức năng gan kém, suy thận hay người bị dị ứng, quá mẫn cảm với thành phần có trong Amphotericin B cần phải theo dõi và kiểm tra sức khỏe trước khi sử dụng thuốc.
  • Liều lượng cho mỗi lần sử dụng cần tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
  • Một số tác dụng không mong muốn khi dùng thuốc bao gồm: Buồn nôn, đau bụng, đau ngực và rối loạn tiêu hóa.

Thuốc kháng Histamin

Thuốc kháng Histamin là một trong những loại thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ có phản ứng lại với các chất gây dị ứng như nấm mốc, bụi, lông thú cưng, côn trùng hoặc một số thực phẩm nhất định.

Công dụng: 

  • Hỗ trợ điều trị dứt điểm tình trạng viêm lưỡi bản đồ ở nhiều đối tượng. Được chỉ định trong các trường hợp người bệnh sau phẫu thuật, người bị nhiễm trùng hay có các bệnh lý về khoang miệng
  • Cải thiện các triệu chứng khó chịu như: Ho, hắt hơi, sổ mũi, nghẹt mũi, ngứa mắt, cổ họng hoặc da. 

Cách sử dụng: Thuốc kháng Histamin được bào chế dưới dạng viên uống hoặc dạng lỏng. Bạn nên sử dụng thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ trong từng trường hợp cụ thể để đảm bảo hiệu quả cao nhất.

Lưu ý: 

  • Sản phẩm được đánh giá an toàn cho hầu hết mọi người, tuy nhiên với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú nên nghe theo lời khuyên của bác sĩ rồi mới quyết định sử dụng hay không. 
  • Người bệnh đang mắc các bệnh lý mãn tính như tim mạch, huyết áp, rối loạn nhịp tim, đái tháo đường… không được tự ý dùng sản phẩm Histamin.
  • Sản phẩm vấn gây ra những phản ứng nhất định như khó thở, buồn nôn, vết thương bị sưng tấy….

Nhìn chung, mỗi loại thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ trên đây đều có những ưu và nhược điểm nhất định. Người bệnh có thể căn cứ vào tình trạng bệnh hiện tại, cũng như tham khảo bảng thành phần để có thể chọn ra loại thuốc phù hợp. Trong trường hợp bệnh diễn biến nặng hoặc điều trị lâu ngày không khỏi thì nên đến gặp bác sĩ để được tư vấn và chữa trị theo một lộ trình hiệu quả hơn.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ

Mặc dù lựa chọn sử dụng các loại thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ sẽ có hiệu quả tốt đối với tình trạng bệnh này. Tuy nhiên, hầu hết các sản phẩm thuốc hiện nay đều có thành phần kháng sinh, khi dùng quá liều sẽ gây nguy hiểm với người bệnh. Do vậy, hãy bỏ túi ngay những lưu ý sau để việc điều trị đạt hiệu quả cao nhất: 

  • Thứ nhất: Nên thăm khám tình trạng bệnh, phát hiện nguyên nhân và kịp thời điều trị ngay từ khi có các triệu chứng ban đầu.
  • Thứ hai: Tuyệt đối tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ. Không tự ý tăng giảm liều lượng hay ngưng sử dụng thuốc vì có thể gây ra phản ứng nhờn thuốc, cũng như ảnh hưởng tới kết quả điều trị.
Nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ
Nên tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ khi sử dụng thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ
  • Thứ ba: Nên ưu tiên chọn những loại thuốc có thành phần an toàn, lành tính và tránh xa những sản phẩm mà người bệnh bị dị ứng, mẫn cảm.
  • Thứ tư: Tìm mua thuốc tại các cửa hàng uy tín, chính hãng để có thể mua được những sản phẩm chất lượng. Cần kiểm tra thông tin bao bì, hạn sử dụng trước khi mua hàng. Ngoài ra cần bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng máng, đặc biệt là sau khi thuốc đã mở nhằm hạn chế tiếp xúc với không khí.
  • Thứ năm: Sau khi bệnh viêm lưỡi bản đồ đã khỏi, nên sử dụng thuốc đặc trị thêm 1-2 ngày để có thể chữa dứt điểm và hạn chế các loại nấm bệnh tái phát.
  • Thứ sáu: Trong quá trình điều trị cần lưu ý vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, hạn chế các tác động vào vết thương để phòng chống nhiễm trùng. Bên cạnh đó, bạn nên kết hợp với chế độ ăn uống, nghỉ ngơi lành mạnh để vừa tốt cho sức khỏe vừa hỗ trợ trị bệnh. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường này cần ngay lập tức ngừng sử dụng thuốc và liên hệ tới cơ sở ý tế gần nhất để được khắc phục kịp thời.
  • Thứ bảy: Nên thăm khám nha khoa định kỳ từ 3-6 tháng một lần để phát hiện những bệnh lý về răng miệng và có cách điều trị kịp thời, hạn chế để tình trạng bệnh nghiêm trọng rồi mới bắt đầu sử dụng thuốc cải thiện.

Những bệnh lý như viêm lưỡi bản đồ vẫn có nguy cơ quay trở lại nếu không biết cách bảo vệ cơ thể nói chung. Hi vọng qua bài viết này, bạn đọc đã có thể lựa chọn một sản phẩm thuốc đặc trị viêm lưỡi bản đồ phù hợp để hỗ trợ chữa dứt điểm tình trạng bệnh lý đáng ngại này. 

Khám phá: [Giải Đáp] Cách Rơ Lưỡi Cho Bé Bằng Nước Muối Sinh Lý Có Tốt Không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

[Giải đáp] Thuốc nhiệt miệng Smile có hiệu quả không? Cách dùng, giá bán
[Thuốc Nhiệt Miệng Smile Có Hiệu Quả Không? Cách Dùng Và Giá Bán

Thuốc nhiệt miệng Smile là sản phẩm có bảng thành phần bao gồm các loại vitamin cần thiết cho cơ thể. Trên thực tế, đây...

[Tổng hợp] 7+ loại thuốc bôi nhiệt miệng cho bé hàng đầu hiện nay
[Tổng Hợp] 7+ Loại Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Cho Bé Hàng Đầu Hiện Nay

Loét miệng, nhiệt miệng ở trẻ em hay người lớn đều có thể tự thuyên giảm sau khoảng 7 - 10 ngày hoặc thậm chí...

Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Zytee Có Tốt Không? Tác Dụng Và Giá Bán
Thuốc Bôi Nhiệt Miệng Zytee Có Tốt Không? Tác Dụng Và Giá Bán

Thuốc bôi nhiệt miệng Zytee là sản phẩm rất cần thiết cho mỗi gia đình bởi nhiệt miệng đang là tình trạng rất phổ biến....

Review Thuốc Bactefort: Công Dụng, Thành Phần Và Giá Bán
Review Thuốc Bactefort: Công Dụng, Thành Phần Và Giá Bán

Ký sinh trùng là sinh vật sống dựa vào các chất dinh dưỡng lấy từ cơ thể vật chủ, đồng thời rất dễ lây lan....

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo