Sâu răng trẻ em: Nguyên nhân và cách phòng bệnh
Sâu răng ở trẻ em là tình trạng phổ biến tuy nhiên nhiều phụ huynh lại chưa nắm rõ các kiến thức về bệnh cũng như còn chủ quan trong phòng ngừa. Bài viết sau đây sẽ cung cấp cho bạn đọc các thông tin về nguyên nhân, ảnh hưởng và các biện pháp phòng tránh sâu răng trẻ nhỏ bố mẹ nào cũng nên biết.
Nguyên nhân gây bệnh sâu răng trẻ em
Hiện nay, tỷ lệ trẻ em sâu răng từ sớm đang là con số báo động không chỉ ở Việt Nam mà còn ở nhiều quốc gia trên thế giới. Theo các thống kê, tại Mỹ có đến 23% tỷ lệ em bé bị sâu răng, con số này lên đến 51% ở Trung Quốc và 57% ở Ấn Độ.
Cơ chế gây bệnh được giải thích là do khi ăn, một số mảnh vụn mắc kẹt và nằm lại trong các kẽ răng. Theo đó, vi khuẩn cư trú trong khoang miệng sẽ lên men carbohydrate có trong các mảnh vụn thức ăn để tạo ra axit. Các axit này tấn công, gây tổn thương cho men răng dẫn đến bệnh.
Ngoài ra, các vi khuẩn này còn tạo ra mảng bám chứa nhiều axit ăn mòn men răng, khiến cho răng bị tổn thương, hình thành lỗ sâu.
Một số yếu tố nguy cơ gây sâu răng trẻ em chủ yếu bao gồm:
Thói quen ăn quá nhiều đồ ngọt
Nguyên nhân làm răng trẻ em bị sâu phần lớn là do thói quen ăn uống. Hàm lượng đường cao trong những các loại thực phẩm mà trẻ tiêu thụ đến răng như đồ ngọt, socola, kem,…
Ngoài ra, việc trẻ uống nước trái cây, sữa, nước ngọt,… thường xuyên cũng có thể gây bệnh sâu răng. Đường và các phẩm màu có trong nước uống này sẽ bao bọc lại, làm gia tăng nguy cơ làm tổn thương men răng dẫn đến nhiễm trùng.
Tình trạng sức khỏe
Những trẻ gặp phải một số tình trạng sức khỏe nhất định cũng có nguy cơ bị bệnh cao hơn. Nếu trẻ bị dị ứng mãn tính hay có thể phải thở bằng miệng dẫn đến khô miệng sẽ càng làm gia tăng tình trạng sâu răng.
Thói quen bú bình vào ban đêm
Những trẻ có thói quen bú bình vào ban đêm rất dễ bị sâu răng. Nguyên nhân là do sữa có chứa đường và có thể bám trên răng nhiều giờ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn phát triển.
Thiếu fluoride
Fluoride là một khoáng chất tự nhiên có tác dụng bảo vệ răng và giúp phục hồi tổn thương răng trong giai đoạn đầu. Khoáng chất này thường được bổ sung vào nước máy, kem đánh răng hay nước súc miệng. Những trẻ sử dụng nước không có bổ sung fluoride hay dùng kem đánh răng không chứa fluoride thường có nguy cơ sâu răng hơn những trẻ khác.
Các vấn đề sâu răng thường thấy ở trẻ em
Bệnh sâu răng trẻ em được phân theo 3 mức độ như sau:
Chớm sâu
Lúc này bệnh chưa hình thành các lỗ sâu và không gây triệu chứng ê nhức. Nếu quan sát kỹ mới thấy các đốm trắng đục hoặc nâu xuất hiện ở đường viền giữa răng và lợi.
Sâu răng nặng
Khi sâu răng đã phát triển nặng thì trên bề mặt răng của trẻ đã hình thành những lỗ sâu màu đen, nhất là ở răng hàm và răng cửa trước. Cha mẹ có thể dễ dàng quan sát thấy lỗ sâu bằng mắt thường.
Lúc này, trẻ có thể cảm thấy ê răng, đau nhức do bị kích thích khi ăn uống các thực phẩm nóng, lạnh hoặc chua.
Sâu răng đến tủy
Sâu răng và các chấn thương ở răng có thể gây nên bệnh viêm tủy răng. Vi khuẩn sâu răng phát triển ăn mòn men răng và có thể ảnh hưởng đến tủy răng. Lúc này nếu không sớm chữa trị trẻ sẽ có nguy cơ bị mất răng, viêm tủy hay áp xe răng rất nguy hiểm.
Ảnh hưởng của bệnh sâu răng với trẻ em
Thực tế, có nhiều bậc phụ huynh cho rằng sâu răng trẻ em không có gì nghiêm trọng. Vì trước sau gì thì răng sữa cũng sẽ bị mất đi và thay thế răng vĩnh viễn. Tuy nhiên, quan điểm này hoàn toàn sai, khi trẻ bị sâu răng sữa, nếu không được điều trị kịp thời thì gây nên nhiều ảnh hưởng như:
- Răng sữa có chức năng quan trọng giúp duy trì vị trí hàm chuẩn để răng vĩnh viễn mọc lên sau này. Khi răng sữa mắc các bệnh lý như: sâu răng, viêm tủy,… sẽ dẫn đến răng vĩnh viễn có thể bị mọc lệch. Từ đó gây ảnh hưởng đến khớp cắn và xương hàm, thậm chí gây sún răng làm ảnh hưởng đến khả năng phát âm của trẻ.
- Trẻ em sâu răng thường ăn uống rất khó khăn, dẫn đến bị biếng ăn và có nguy cơ suy dinh dưỡng khá cao.
- Ngoài ra, sâu răng không chỉ gây hại đến răng bị sâu mà khi không được điều trị còn có thể dẫn tới hoại tử, áp xe răng. Nhiễm trùng răng có thể dẫn tới nhiễm trùng máu hay áp xe não với nguy cơ tử vong cực kỳ cao.
Đặc biệt, tại Hội nghị Khoa học Kỹ thuật răng hàm mặt lần thứ 38 được tổ chức ở thành phố Hồ Chí Minh vào 2/4 và 5/4/2016, tiến sĩ Duangthip Duangporn – Đại học Hồng Kông nhận định: “Nếu trẻ bị sâu răng sữa mà không được điều trị kịp thời thì sẽ bị ảnh hưởng đến chiều cao cũng như chỉ số IQ.”
Trẻ bị sâu răng phải làm thế nào?
Bệnh sâu răng trẻ em có thể lây lan và khiến trẻ gặp khó khăn trong việc ăn uống, gia tiếp. Do vậy khi phát hiện bệnh thì phụ huynh cần nhanh chóng tìm các biện pháp điều trị cho bé.
Mẹo trị sâu răng trẻ em theo kinh nghiệm dân gian
Nếu chưa kịp đến chữa bệnh tại nha khoa, bố mẹ có thể áp dụng ngay những cách sau đây để giảm đau nhức và ngăn chặn bệnh lây lan rộng cho bé.
Tỏi và húng quế
Tỏi và húng quế không chỉ là gia vị quen thuộc trong căn bếp mà còn được sử dụng như một vị thuốc dược liệu để trị nhiều bệnh. Bố mẹ có thể dùng vài nhánh tỏi và một ít lá húng quế giã nát và dùng hỗn hợp đó đắp lên chân răng bị sâu của trẻ. Hoặc vắt lấy nước cốt thấm bông gòn đặt vào vị trí răng bị sâu sẽ giúp giảm đau.
Bạc hà
Lá bạc hà thơm ngon có tác dụng gây tê, diệt khuẩn và giảm đau trong bệnh sâu răng, viêm lợi rất hiệu quả. Sử dụng trà bạc hà không chỉ giúp hơi thở của trẻ thơm tho hơn mà còn giúp diệt khuẩn và vệ sinh răng miệng rất tốt tốt.
Bố mẹ dùng lá bạc hà khô vào nước sôi trong khoảng 30 phút rồi cho trẻ dùng nước này để súc miệng hàng ngày hoặc súc miệng mỗi khi đau nhức răng. Các loại tinh dầu từ lá bạc hà sẽ tác động đều lên bề mặt và các kẽ răng để ngăn ngừa tình trạng sâu răng ảnh hưởng đến trẻ.
Lá ổi
Trong thành phần của lá ổi có chứa một hàm lượng lớn tannin. Hoạt chất này được đánh giá rất cao trong việc điều trị viêm lợi, viêm nha chu và sâu răng.
Bố mẹ chỉ cần lấy khoảng vài lá ổi non đem rửa sạch, giã nát với một chút muối tinh sau đó lấy phần nước cốt thấm bông gòn và đặt vào vị trí răng bị sâu của trẻ.
Trị sâu răng trẻ em chuyên sâu tại nha khoa
Bệnh sâu răng trẻ em không thể tự khỏi, tốt nhất bố mẹ nên đưa trẻ đến nha khoa để có phương hướng điều trị phù hợp.
Với răng mới chớm sâu
Khi răng mới chớm sâu, nha sĩ sẽ chỉ định tái khoáng phần bị sâu để bảo tồn chức năng của răng. Các vật liệu tái khoáng như phosphate, calcium, fluoride sẽ được đổ vào vị trí xuất hiện đốm đen. Kỹ thuật này khá đơn giản, thực hiện nhanh chóng mà không gây đau nhức cho trẻ.
Với răng đã xuất hiện lỗ sâu nhỏ
Khi lỗ sâu đã hình thành gây đau nhức thì phương pháp tái khoáng hay các cách chữa sâu răng tại nhà không còn phù hợp nữa. Biện pháp thích hợp nhất lúc này là nạo sạch vết sâu trên răng rồi hàn trám lại để tái tạo lại hình dáng răng.
Vật liệu hàn trám răng thường dùng là composite hay amalgam. Các vật liệu này giúp bảo tồn mô răng thật, không làm ảnh hưởng đến chất răng và sức khoẻ tổng thể của trẻ.
Với răng sâu nặng
Trong trường hợp trẻ bị sâu răng nặng gây viêm tủy cấp hay áp xe xương thì nhổ răng là cách tốt nhất. Biện pháp này sẽ tránh được những ảnh hưởng đến quá trình mọc răng vĩnh viễn sau này. Hiện nay có các loại thuốc tê hỗ trợ, bé sẽ không cảm thấy đau đớn khi nhổ răng.
Với những trẻ đã bị sâu răng vĩnh viễn cần phải nhổ, nha sĩ sẽ chỉ định trồng răng sứ để đảm bảo cấu trúc và chức năng của hàm. Nếu có các biện pháp chăm sóc đúng cách, răng sứ sẽ giữ được rất lâu.
Khám và điều trị sâu răng trẻ em ở đâu hiệu quả?
Nếu chưa biết thăm khám và điều trị sâu răng trẻ em ở đâu tốt, phụ huynh có thể tham khảo các địa chỉ dưới đây:
Khoa Răng trẻ em – Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương – Hà Nội
Hiện nay, Khoa Răng trẻ em là một trong những khoa lớn của bệnh viện. Với đội ngũ các y, bác sĩ giàu kinh nghiệm, hàng năm khoa đã đón tiếp hàng ngàn lượt trẻ tới khám và điều trị.
Đến với khoa Răng trẻ em tại bệnh viện, các bé có cảm giác như đang đến một khu vui chơi giải trí. Bởi phòng chờ của khoa được đặt rất nhiều đồ chơi: cầu trượt, xích đu, ô tô điện giúp trẻ quên đi sợ hãi và lo lắng trước khi vào khám.
Khoa Răng Hàm Mặt – Bệnh viện Nhi Trung ương – Hà Nội
Đây là chuyên khoa chuyên về răng hàm mặt nên phụ huynh có trẻ mắc các bệnh lý về răng miệng có thể yên tâm đưa đến khám và điều trị tại đây.
Khoa có trang bị các thế hệ máy hiện đại hỗ trợ quá trình thăm khám và điều trị như: Hệ thống điều trị tủy bằng Profile và protaper, camera nội soi trong miệng cho từng máy, hệ thống máy khoan cấy ghép Implant,…
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương – TP HCM
Bệnh viện được đánh giá là một trong những cơ sở y tế sở hữu hạ tầng, trang thiết bị và máy móc hiện đại nhất trong khu vực phía Nam. Hơn nữa, các bác sĩ ở đây đều là những chuyên gia dày dặn kinh nghiệm cùng phong cách làm việc thân thiện nên sẽ giúp trẻ xóa bỏ nỗi ám ảnh mỗi khi đến điều trị răng miệng.
Bệnh viện sẽ tiếp nhận các dịch vụ liên quan đến thăm khám răng miệng định kỳ, đánh giá và điều trị các vấn đề về răng như: nhổ răng sâu, chỉnh nha, trám răng, niềng răng,…
Xem thêm: Sâu răng có mủ nguy hiểm ra sao? Hướng dẫn cách điều trị
Phòng khám chuyên khoa răng hàm mặt – ĐH Y Dược – TP HCM
Hiện nay Khu điều trị Khoa răng hàm mặt của bệnh viện hàng năm tiếp nhận trên 31.000 lượt bệnh nhân đến thăm khám và điều trị. Ngoài ra, đây còn là nơi để sinh viên và học viên sau đại học răng hàm mặt thực tập khám và điều trị bệnh răng miệng cho bệnh nhân dưới sự hướng dẫn, giám sát của giảng viên.
Đội ngũ y bác sĩ tại bệnh viện đều là chuyên gia hàng đầu về răng hàm mặt cùng với đội ngũ y tá luôn nhiệt tình sẽ tạo nên cảm giác vô cùng thoải mái cho các bé.
Một số biện pháp phòng ngừa bệnh
Các bậc phụ huynh có thể phòng ngừa sâu răng trẻ em bằng cách áp dụng các biện pháp sau đây:
- Trong thời gian thai nghén nên bổ sung các loại thực phẩm có lợi cho men răng của bé như cá, sò, cua, ốc, tôm, sữa,…
- Bố mẹ nên tạo cho trẻ thói quen chăm sóc răng miệng đúng cách ngay từ khi bắt đầu mọc răng sữa. Đó là, chải răng 2 lần mỗi ngày, mỗi lần chải ít nhất 2 phút.
- Lựa chọn và cho trẻ sử dụng bàn chải đánh răng vừa vặn, thoải mái để có thể chải được mọi bề mặt trên răng. Khi trẻ đã có thể tự chải răng, bố mẹ vẫn cần phải duy trì giám sát thói quen đánh răng của bé cho đến khi bé 7 tuổi.
- Lựa chọn và sử dụng loại kem đánh răng và nước súc miệng có lượng fluoride phù hợp với bé.
- Kết hợp sử dụng chỉ nha khoa để ngăn chặn việc hình thành mảng bám ở các kẽ răng, giúp phòng ngừa sâu răng trẻ em hiệu quả hơn.
- Tập cho trẻ thói quen uống nước và súc miệng sau mỗi bữa ăn.
- Kết hợp giữa việc vệ sinh răng miệng đúng cách và chế độ dinh dưỡng hợp lý. Hạn chế cho trẻ ăn uống các loại thực phẩm có chứa nhiều đường, tinh bột.
- Đồng thời, cho trẻ làm quen và duy trì với những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe răng miệng như rau củ trái cây.
- Phụ huynh nên đưa trẻ đến thăm khám sức khỏe răng miệng 6 tháng 1 lần để làm sạch và kiểm tra sức khỏe răng miệng. Tại đây nha sĩ sẽ tiến hành lấy mảng bám, cạo vôi răng cho trẻ. Đồng thời sớm phát hiện sớm bệnh sâu răng trẻ em để có biện pháp khắc phục hiệu quả kịp thời.
Sâu răng trẻ em tuyệt đối không nên coi thường vì chúng có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề răng miệng vĩnh viễn về sau. Bố mẹ hãy chủ động và nghiêm túc hơn trong việc chăm sóc sức khỏe răng miệng ở trẻ, để đảm con khỏe mạnh và phát triển tự nhiên, hoàn hảo nhất.
Dành cho bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!