Sâu răng cửa: Nhận biết, nguyên nhân và hướng xử lý thích hợp
Sâu răng có thể xảy ra với tại bất cứ vị trí nào trên hàm. Tuy nhiên, khi bị sâu răng cửa, vết ố sâu răng lộ ra lúc giao tiếp hoặc cười khiến người bệnh vô cùng mất tự tin. Cùng tìm hiểu các thông tin chi tiết về bệnh sâu răng cửa và cách điều trị nhanh chóng ngay sau đây.
Tổng quan về bệnh sâu răng cửa
Theo thống kê, hiện nay có khoảng 90% dân số thế giới các bệnh liên quan đến răng miệng. Trong đó, chiếm đa số là bệnh sâu răng. Việt Nam là nước có tỷ lệ mắc sâu răng cao một phần là do sự tuyên truyền, giáo dục về việc chăm sóc răng miệng còn thấp.
Có đến 60% trẻ em không đi khám sức khỏe răng miệng thường xuyên. Và có đến 50% người lớn không bao giờ đi đến nha khoa. Bên cạnh sâu răng hàm, bệnh sâu răng cửa cũng thuộc dạng bệnh lý rất khó điều trị dứt điểm.
Nguyên nhân gây bệnh sâu răng cửa
Nguyên nhân hàng đầu gây sâu giữa 2 răng cửa là do vệ sinh răng miệng hàng ngày không đúng cách. Việc chải răng không đúng hoặc sử dụng bàn chải lông quá to và cứng sẽ không thể lấy đi các mảng bám sót lại ở các kẽ răng. Lâu ngày khiến cho vi khuẩn phát triển gây ra một số bệnh lý về răng miệng, đặc biệt là sâu răng.
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác khiến cho răng cửa bị sâu là:
- Thường xuyên sử dụng một số loại thực phẩm và đồ uống dễ gây tình trạng sâu răng như đồ ngọt, nước ngọt có gas,…
- Cung cấp thiếu nước cho cơ thể, miệng bị khô.
- Hàm răng quá thô hoặc yếu,
- Tụt nướu.
Dấu hiệu của răng cửa bị sâu
Chúng ta thường phớt lờ những dấu hiệu ban đầu của bệnh lý sâu chân răng cửa. Đến khi xuất hiện những đốm đen thì mới loay hoay mới tìm cách khắc phục.
Dưới đây là những dấu hiệu của việc răng cửa bị sâu mà có thể chúng ta không ngờ đến.
- Thức ăn hay mắc kẹt ở kẽ răng: Trong giai đoạn vi khuẩn tạo ra các lỗ trên bề mặt răng thì khoảng cách giữa hai răng loại bị nới rộng. Do vậy, thức ăn mới dễ mắc kẹt ở khoảng trống này. Ngoài ra, khi sử dụng tăm tác động vào vô tình làm lớp men bảo răng bị bóc ra khiến quá trình sâu lại diễn ra nhanh hơn.
- Răng bị ê buốt: Đây là hiện tượng ê buốt chân răng. Dấu hiệu này dễ dàng bắt gặp khi ăn đồ nóng, lạnh hoặc chua.
- Răng ngã sẫm màu: Đây là dấu hiệu răng bị thiếu dinh dưỡng do tủy răng không cung cấp đủ các dưỡng chất. Vì thế, nếu bị vi khuẩn tấn công thì răng rất dễ gặp các tổn hại do men răng mỏng và dễ bị bong tróc.
Ngoài ra, khi gặp các triệu chứng như: Xuất hiện các đốm trắng, hôi miệng hay đau răng dữ dội khi cắn thì nguy cơ bị sâu răng cũng đang rình rập bạn.
Sâu răng cửa ảnh hưởng thế nào đến sức khỏe và sinh hoạt?
Sâu răng cửa tưởng chừng chỉ là bệnh lý bình thường và không có gì đáng lo ngại. Tuy nhiên suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm bởi tình trạng răng cửa bị sâu không được quan tâm thì sẽ gây ra những ảnh hưởng nghiêm trọng như:
Phá hủy men răng, khiến răng trở nên yếu dần
Các chuyên gia cho rằng rằng vùng nướu – xương ổ răng và dây chằng nha chu có mối liên quan mật thiết với nhau. Khi mảng bám hình thành gây ra bệnh lý và sẽ khiến cho vi khuẩn xâm nhập phá hủy men răng và khiến cho răng trở nên yếu dần đi. Từ đó, răng sẽ trở nên rất nhạy cảm và thường xuyên bị ê buốt.
Sâu răng cửa làm ảnh hưởng tới sức khỏe cơ thể
Khi răng cửa bị sâu thì mảng bám thức ăn trên răng không được làm sạch. Lâu dần dẫn đến hiện tượng răng ố vàng hay răng bị nhiễm màu. Tình trạng nếu không được khắc phục sẽ gây ra hiện tượng nướu sưng đỏ, chảy răng hay bị chảy máu.
Bên cạnh đó, một số bộ phận trên cơ thể có liên quan trực tiếp tới sức khỏe răng miệng như đường hô hấp và hệ tiêu hóa. Khi răng miệng bị tổn thương sẽ kéo theo các chức năng khác cũng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, ở người bệnh bị sâu răng, bệnh viêm họng, viêm mũi hay viêm tai cũng gặp thường xuyên hơn.
Răng cửa sâu gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ
Triệu chứng của sâu răng là gây ra các vết sâu màu đen hoặc nâu xám. Nếu sâu xảy ra ở vị trí răng cửa sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tính thẩm mỹ. Hơn nữa, lỗ sâu răng cũng tạo cảm giác không sạch sẽ nên khiến người bệnh thiếu tự tin khi giao tiếp.
Bị sâu răng cửa phải làm sao?
Đối với trường hợp bị sâu răng cửa, ngoài việc phải khắc phục vấn đề bệnh lý còn phải đảm bảo tính thẩm mỹ cho người bệnh. Dưới đây là cách trị sâu kẽ răng cửa chuyên sâu tại các nha khoa hiện nay.
Loại bỏ vết răng sâu
Sâu răng cửa hay sâu dù ở vị trí nào cũng cần phải thực hiện loại bỏ các điểm sâu. Đây là kỹ thuật nạo bỏ phần sâu hay nạo bỏ mô răng đã bị phá hủy có nguy cơ làm lan sang các mô răng khỏe mạnh khác.
Khi thực hiện, nha sĩ phải nạo vết sâu triệt để không bỏ sót và không phạm vào mô răng lành. Bởi lẽ, phần rìa răng có men răng rất mỏng, nếu tác động quá sâu làm mất nhiều mô răng thật thì phần răng còn lại sẽ rất ít, khiến cho việc phục hình khó khăn hơn.
Phục hình răng cửa
Sau khi điều trị sâu răng, nha sĩ luôn khuyên người bệnh nên phục hình lại bằng cách bọc răng sứ hoặc hàn trám răng. Việc phục hình nhằm bảo vệ phần mô răng thật còn lại, đồng thời ngăn ngừa sâu răng không tái phát trên mô răng thật.
Trám răng
Phương pháp hàn trám răng là cách trị sâu răng cửa chỉ hiệu quả khi vết sâu răng nhỏ hoặc vết sâu ở mặt trong của răng cửa. Chất liệu trám sử dụng chủ yếu là Composite, có màu tương đồng với màu răng nên không gây ảnh hưởng về mặt thẩm mỹ.
Khi răng cửa bị sâu lớn, việc trám răng khó đạt được tiêu chuẩn thẩm mỹ cao do miếng trám lớn cũng dễ bị bong tróc và đổi màu sau một khoảng thời gian nhất định. Do đó việc trám răng được chỉ định trong trường hợp răng sâu lỗ nhỏ.
Bọc răng sứ
Sứ là chất liệu có màu sắc có thể đạt độ trùng hợp 100% với răng cửa bị sâu và với tất cả các răng trên toàn cung hàm.
Nếu được tạo hình chuyên nghiệp, công nghệ có thể tạo ra chiếc răng mới thay thế cho răng thật một cách hoàn hảo và rất khó để phân biệt. Răng sứ còn có thể thực hiện chức năng tương tự như một chiếc răng thật, hỗ trợ ăn nhai tốt, duy trì bền lâu, chắc chắn và đạt hiệu quả thẩm mỹ cao.
Chữa sâu răng cửa ở đâu?
Nếu đang tìm kiếm địa chỉ khám – chữa răng sâu răng cửa tốt nhất, bạn đọc có thể tham khảo các gợi ý sau đây:
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương Hà Nội
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương là địa chỉ khám và điều trị các bệnh lý nha khoa uy tín hàng đầu ở khu vực miền Bắc. Tính đến thời điểm hiện tại, đơn vị này đã có 30 năm hình thành hoạt động và phát triển.
Bệnh viện có nhiều các chuyên khoa khác nhau, trong đó Khoa Răng trẻ em, Khoa điều trị răng cho người cao tuổi, Khoa điều trị tổng hợp, Khoa điều trị theo yêu cầu và Khoa điều trị nội nha đều có thăm khám và chữa sâu răng theo từng mức độ.
Phòng khám và điều trị răng hàm mặt theo yêu cầu – Bệnh viện 103 Hà Nội
Với 70 năm hoạt động và phát triển, bệnh viện 103 đã trở thành địa chỉ khám chữa bệnh được người dân tin tưởng lựa chọn. Phòng khám và điều trị răng hàm mặt theo yêu cầu của Bệnh viện 103 còn sở hữu các công nghệ hiện đại hàng đầu như điều trị nội nha kỹ thuật cao, trám răng thẩm mỹ, bọc răng sứ…
Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung Ương TP HCM
Bệnh viện răng hàm mặt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh là một địa chỉ khám bệnh uy tín của người dân khu vực phía Nam. Trình độ, kỹ năng chẩn đoán và điều trị của đội ngũ y bác sĩ tại đây ngày càng được nâng cao, đồng thời trang thiết bị y khoa hiện đại, cơ sở khang trang nên lượng bệnh nhân đến bệnh viện ngày càng tăng.
Ngoài ra với những trường hợp sâu răng nặng, bệnh viện còn thực hiện được một số phục hình răng chuyên sâu như làm răng giả, bọc răng sứ hay cấy ghép Implant.
Khoa Phẫu thuật Răng Hàm mặt – Bệnh Viện Đại học y dược TP HCM
Khoa Phẫu thuật Răng Hàm Mặt, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM có chức năng chính là cấp cứu, khám, điều trị và phục hồi chức năng về Răng Hàm Mặt cho bệnh dân. Đến đây, bạn đọc sẽ được trực tiếp khám và điều trị bởi các Giáo sư, Phó Giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ là chuyên gia hàng đầu trong ngành.
Lưu ý chăm sóc răng miệng
Mặc dù việc điều trị phục hồi bệnh sâu răng cửa hiện nay rất tốt với công nghệ hiện đại, nhưng việc phòng ngừa vẫn luôn được đặt lên hàng đầu. Sau đây là các biện pháp phòng ngừa hiệu quả mà bạn đọc có thể tham khảo áp dụng:
- Luôn chú ý đến đồ uống và thực phẩm hàng ngày. Giảm thiểu tối đa các đồ uống và đồ ăn vặt có chứa nhiều đường như soda, bánh kẹo ngọt, đồ uống có gas,… Thay vào đó, nên uống thật nhiều nước và sử dụng các đồ ăn nhẹ lành mạnh như rau củ quả.
- Cần xây dựng thói quen vệ sinh răng miệng khoa học. Nên chải răng 2 lần/ngày với kem đánh răng có chứa fluoride và dùng chỉ nha khoa 1 lần/ngày.
- Thường xuyên đến gặp nha sĩ để kiểm tra răng miệng cũng là một biện pháp phòng ngừa hiệu quả. Trong những lần thăm khám như vậy, nha sĩ sẽ loại bỏ mảng bám và cao răng, đồng thời loại bỏ vết ố vàng trên răng.
Sâu răng cửa không được chữa trị kịp thời gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày. Nếu nhận thấy các dấu hiệu của sâu răng, hãy lập tức đến gặp nha sĩ để khắc phục kịp thời.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!