7+ Cách Trị Lỗ Sâu Răng Hiệu Quả Cao, An Toàn Nhất
Tùy từng tình trạng răng miệng cũng như mức độ sâu răng mà bạn có thể lựa chọn các cách trị lỗ sâu răng khác nhau. Với trường hợp bệnh nhẹ, người bệnh nên áp dụng biện pháp sử dụng nguyên liệu tự nhiên tại nhà như lá ổi, lá bàng, lá trầu không, gừng [1].
Tuy nhiên khi lỗ sâu lớn hoặc muốn điều trị dứt điểm bệnh lý, bạn nên thăm khám tại nha khoa. Các bác sĩ sẽ dựa vào kết quả khám để tư vấn các phương pháp phù hợp như hàn trám răng, bọc răng sứ, nhổ răng và phục hình răng giả [2].
7+ cách trị lỗ sâu răng hiệu quả, an toàn nhất
Để trị lỗ sâu răng, có nhiều phương pháp khác nhau tùy thuộc vào mức độ tổn thương của răng.
Cách chữa lỗ sâu răng tại nhà
Cách chữa lỗ sâu răng tại nhà thường chỉ áp dụng với trường hợp sâu răng nhẹ, lỗ sâu chưa lớn và vi khuẩn chưa lây lan sang những khu vực xung quanh. Phương pháp này hỗ trợ giảm đau nhức, tiêu diệt vi khuẩn để tình trạng sâu không tiến triển nghiêm trọng hơn.
Dùng lá trầu không
Lá trầu không chứa các hợp chất có tính kháng khuẩn như chavicol, chavibetol và eugenol có khả năng tiêu diệt vi khuẩn gây sâu răng như Streptococcus mutans. Bên cạnh đó, nguyên liệu này cũng có các thành phần với đặc tính kháng viêm mạnh, hỗ trợ giảm sưng và viêm xung quanh vùng răng bị sâu, từ đó giảm đau và khó chịu do lỗ sâu răng gây ra.
Cách thực hiện:
- Chuẩn bị 5 – 7 lá trầu không tươi rồi rửa sạch.
- Bạn mang lá trầu giã nát cùng ít muối.
- Lấy hỗn hợp lá trầu không và muối đắp lên chỗ răng bị sâu trong khoảng 5 – 10 phút, sau đó, súc miệng lại bằng nước sạch.
- Người bệnh sâu răng nên thực hiện cách làm này từ 2 – 3 lần/ngày để có kết quả tốt nhất.
XEM THÊM: Bé 5, 6, 7 Tuổi Bị Sâu Răng Hàm Phải Làm Sao? Giải Pháp Từ Nha Sĩ
Trị lỗ sâu răng tại nhà bằng lá ổi
Một trong những cách trị sâu răng có lỗ tại nhà khá đơn giản và cho hiệu quả cao là sử dụng lá ổi. Được biết lá ổi có chứa astringents giúp làm sạch và khử trùng vùng miệng, loại bỏ vi khuẩn và mảng bám, từ đó giảm nguy cơ lây lan của sâu răng. Ngoài ra, nguyên liệu này còn chứa flavonoid và tanin hỗ trợ chống viêm, kháng khuẩn mạnh mẽ, ngăn ngừa sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng.
Cách thực hiện:
- Bạn lấy 1 nắm lá ổi tươi, rửa sạch và để ráo nước.
- Giã nát lá ổi cùng một ít muối và nước ấm.
- Bạn dùng tăm bông thấm hỗn hợp này rồi bôi trực tiếp lên chỗ răng bị sâu.
TÌM HIỂU THÊM: Điều Trị Sâu Răng Thế Nào? 9 Cách Chữa Nha Sĩ Khuyên Dùng
Lá bàng non
Lá bàng non có khả năng chống oxy hóa mạnh mẽ và ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng, ngăn ngừa nhiễm trùng nhờ các thành phần như flavonoid, saponin, phytosterol, phytosterol,…
Cách thực hiện:
- Lấy một nắm lá bàng non, rửa sạch để loại bỏ bụi bẩn và tạp chất.
- Giã nát lá bàng non cùng với một ít muối biển và một ít nước lọc để tạo thành một dung dịch nước ngậm.
- Người bị sâu răng dùng dung dịch này để ngậm và súc miệng trong khoảng 5-10 phút trước khi đi ngủ.
- Kiên trì sử dụng lá bàng non hàng ngày có thể giúp ngăn ngừa sự tiến triển của lỗ sâu răng.
Sử dụng gừng
Gừng được biết đến với nhiều công dụng đối với sức khỏe, đặc biệt là khả năng cải thiện tình trạng sâu răng. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng chứa gingerol – một hợp chất có đặc tính kháng khuẩn mạnh giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn gây sâu răng. Đồng thời nguyên liệu này cũng chứa shogaol và panadol, giúp giảm viêm và đau nhức liên quan đến sâu răng.
Cách thực hiện
- Lấy 1 củ gừng rửa sạch, gọt bỏ vỏ.
- Bạn giã nát gừng cùng một ít muối, sau đó đắp hỗn hợp gừng lên chỗ răng sâu trong 5 – 10 phút.
- Cuối cùng súc miệng sạch với nước, nên thực hiện cách trị sâu răng này mỗi ngày 2 – 3 lần.
Cách trị sâu răng có lỗ tại nha khoa
Khi bị sâu răng có lỗ, đến nha khoa thăm khám bác sĩ và nhận phác đồ điều trị phù hợp là tốt nhất, giúp loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn gây sâu răng, ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng hơn.
Hàn trám răng
Hàn trám răng là phương pháp sử dụng các chất liệu như amalgam, composite, hay sứ để lấp đầy các lỗ sâu răng sau khi đã loại bỏ mô răng bị hỏng. Thông trường trước khi trám răng sâu, bác sĩ sẽ xử lý phần tủy bị hỏng nếu có, tránh để viêm nhiễm lan rộng.
Ưu điểm:
- Quá trình thực hiện nhanh chóng, đơn giản, thường chỉ cần 1 lần đến nha khoa.
- Chi phí thấp hơn so với các phương pháp trị sâu răng khác.
- Giúp khôi phục tính thẩm mỹ và khả năng ăn nhai cho người bệnh vì miếng trám có thể chịu lực nhai tốt.
Nhược điểm:
- Vật liệu trám có tuổi thọ không cao, thường chỉ duy trì được 3 – 5 năm, khi đó bạn phải đến nha khoa để trám răng lại.
- Phương pháp này chỉ áp dụng được với trường hợp sâu răng nhẹ, lỗ sâu chưa lớn.
THAM KHẢO: Sâu Răng Hàm Có Lỗ Phải Làm Thế Nào? Cách Xử Lý Tốt Nhất
Bọc răng sứ
Bọc răng sứ là quá trình mài răng theo tỷ lệ đã tính toán từ trước, sau đó bọc một lớp sứ lên toàn bộ bề mặt răng để bảo vệ và khôi phục hình dáng của răng bị sâu nặng hoặc răng yếu.
Ưu điểm:
- Răng sứ được thiết kế với màu sắc và hình dáng tự nhiên, khó phân biệt với răng thật.
- Bọc răng sứ cho tuổi thọ lâu dài, có thể sử dụng được hơn 10 năm nếu sử dụng mão sứ chất lượng cao và chăm sóc tốt.
- Giúp bảo vệ phần răng còn lại khỏi bị sâu thêm hoặc hư hỏng.
Nhược điểm:
- Chi phí bọc răng sứ cao hơn so với hàn trám răng.
- Quy trình bọc răng sứ khá phức tạp, thường phải đến nha khoa nhiều lần.
- Bắt buộc phải mài răng nên xâm lấn một phần cấu trúc răng thật, không thể phục hồi.
Nhổ răng và trồng răng giả
Nhổ răng là biện pháp cuối cùng được thực hiện khi răng bị sâu quá nặng không thể cứu chữa hoặc lỗ sâu quá to phá hủy cấu trúc răng. Sau khi nhổ răng, người bệnh cần phục hình răng giả để đảm bảo chức năng ăn nhai và tránh ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng.
Ưu điểm:
- Loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn cũng như tác nhân khiến răng bị sâu.
- Tránh tình trạng sâu răng lan sang các răng khác.
- Răng giả cấy ghép chắc chắn và hoạt động như răng thật.
- Nếu trồng răng bằng Implant sẽ duy trì được tuổi thọ sử dụng lâu dài, có thể hơn 10 năm.
Nhược điểm:
- Nhổ răng và phục hình răng giả có chi phí cao nhất trong các phương pháp điều trị sâu răng.
- Quá trình cấy ghép cần nhiều lần hẹn và thời gian phục hồi có thể kéo dài.
ĐỪNG BỎ QUA: Răng Hàm Sâu Có Nên Nhổ Không? Cách Điều Trị Tốt Nhất
Lưu ý để ngăn ngừa sâu răng có lỗ
Để ngăn ngừa sâu răng có lỗ, cần chú ý đến việc chăm sóc răng miệng hàng ngày và thay đổi một số thói quen sinh hoạt. Cụ thể:
- Chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày, kết hợp sử dụng kem đánh răng chứa fluoride để giúp làm chắc men răng và ngăn ngừa sâu răng.
- Đảm bảo chải kỹ cả mặt ngoài, mặt trong và mặt nhai của răng. Nên chải nhẹ nhàng với góc nghiêng 45 độ để làm sạch nướu và kẽ răng.
- Sử dụng chỉ nha khoa kết hợp nước súc miệng sẽ giúp loại bỏ mảng bám và thức ăn kẹt giữa các kẽ răng – những nơi mà bàn chải không thể tiếp cận được.
- Hạn chế tiêu thụ đồ ngọt, nước ngọt có ga, bánh kẹo và các thức ăn chứa nhiều đường vì đây là nguyên nhân chính gây sâu răng có lỗ.
- Ăn nhiều rau quả và thực phẩm giàu chất xơ để hỗ trợ làm sạch răng và kích thích tiết nước bọt, từ đó bảo vệ men răng.
- Không hút thuốc lá vì nó gây hại cho nướu và làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.
- Nên đi khám răng ít nhất 6 tháng một lần để kiểm tra và làm sạch răng chuyên nghiệp. Nha sĩ sẽ phát hiện sớm các vấn đề về răng miệng và điều trị kịp thời.
Bài viết trên đây vừa giới thiệu đến bạn một số cách trị lỗ sâu răng ở nhà và ở nha khoa. Tùy từng mức độ sâu và tình trạng răng miệng khác nhau mà mỗi người bệnh có thể lựa chọn các biện pháp điều trị không giống nhau. Tuy nhiên bạn nên thăm khám tại nha khoa, để bác sĩ xử lý lỗ sâu đảm bảo an toàn cũng như đạt hiệu quả cao nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!