Tất cả những điều phụ huynh cần biết về áp xe răng ở trẻ em
Áp xe răng ở trẻ em là một dạng bệnh lý không hiếm gặp nếu phụ huynh chủ quan và lơ là trong việc chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé. Để có phương pháp chữa và phòng ngừa bệnh hiệu quả cần phải nắm được bản chất của bệnh cũng như nguyên nhân hình thành áp xe răng. Bài viết dưới đây là những thông tin cần thiết về bệnh mà bạn không nên bỏ qua.
Áp xe răng ở trẻ em là hiện tượng bệnh lý gì?
Hiện tượng phần chân răng của trẻ bị sưng phồng, đau rát có màu vàng hoặc hồng nâu và tiết ra nhiều dịch mủ được gọi là bệnh áp xe răng ở trẻ nhỏ. Bên cạnh đó, trẻ thường có dấu hiệu đau răng kèm theo biểu hiện nóng sốt, biếng ăn, cơ thể khó chịu, quấy khóc, mệt mỏi… lâu dài dẫn tới suy nhược cơ thể. Nếu bậc phụ huynh bỏ bê không quan tâm chăm sóc răng miệng cho trẻ nhất là vào giai đoạn thay răng, mọc răng trẻ sẽ có nguy cơ mắc áp xe cao hơn.
Các dấu hiệu thường gặp khi trẻ bị áp xe răng thường là:
- Trẻ có cảm giác đau răng, cản trở quá trình ăn nhai, đau khi cắn mạnh thậm chí ngậm miệng cũng cảm thấy khó chịu.
- Răng trẻ nhạy cảm e buốt hơn với những kích thích nóng hoặc lạnh từ đồ ăn.
- Miệng luôn cảm thấy có vị đắng.
- Hơi thở có xuất hiện mùi khó chịu, miệng hôi, thường là mùi tanh nồng.
- Có thể có triệu chứng cơ thể nóng, sốt râm ran hoặc sốt cao.
- Nổi hạch khu vực cổ.
- Người luôn cảm thấy không khỏe, mệt mỏi, uể oải thiếu sức sống.
- Sưng hàm trên hoặc hàm dưới biểu hiện phù ra bên ngoài mặt.
Nguyên nhân dẫn đến áp xe răng ở trẻ em
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chứng áp xe răng ở trẻ nhỏ, tuy nhiên nguyên nhân vệ sinh răng miệng kém vẫn là lý do hàng đầu gây bệnh. Cụ thể các nguyên nhân dẫn đến trẻ bị áp xe răng như sau:
- Các phần dư thừa, cặn thức ăn mắc và dắt lại trên răng tạo ra mảng bám hình thành môi trường thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi phát triển. Chúng tồn tại trong răng, nướu và tủy tiết ra độc đố khiến vùng xung quanh tủy và lợi sưng tấy lên, mưng mủ và gây nên áp xe.
- Sở thích ăn đồ ngọt của nhiều bé vào buổi tối mà không vệ sinh răng gây ra nguy cơ gây bệnh cao, ảnh hưởng trầm trọng đến sức khỏe răng miệng.
- Áp xe răng cũng có thể là do biến chứng của bệnh hư răng thông thường như sâu răng, sâu răng ăn vào tủy răng,… Dưới những tác động gây tổn thương, men răng bị vỡ ra làm vi khuẩn xâm nhập vào tủy răng và gây nhiễm trùng tủy răng.
Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh áp xe, bác sĩ sẽ phân biệt chúng thành hai trường hợp như sau:
- Áp xe vùng chân răng: Dạng bệnh áp xe này thường gây ảnh hưởng khu trú ở chóp của chân răng bị tổn thương. Nguyên do chủ yếu là biến chứng của một bệnh lý tủy răng mà không được điều trị hoặc có thể là một trường hợp điều trị nội nha như lấy tủy răng thất bại.
- Áp xe vùng quanh chân răng, nướu: Dạng bệnh này có biểu hiện mưng mủ bao bọc toàn bộ chân răng bị tổn thương hoặc vùng nướu lân cận. Thông thường thì áp-xe quanh răng là biến chứng của một trường hợp bệnh nha chu mãn tính.
Áp xe răng nguy hiểm như thế nào với trẻ nhỏ?
Không chỉ phải đối diện với những triệu chứng đáng sợ như lợi bị sưng tấy chảy dịch mủ và các cơn đau nhức thường xuyên, các răng xung quanh trong hàm của bé có nguy cơ trồi lên và bị lung lay, ảnh hưởng một cách cục bộ.
Ngoài ra, trong trường hợp trẻ bị áp xe răng xuất hiện những cơn sốt, nhức đầu, mệt mỏi trong người có nghĩa là vi khuẩn đã lây lan phát triển vào hàm và các mô xung quanh, thậm chí nghiêm trọng hơn là các vùng khác ở cơ thể. Nếu áp xe không vỡ và thông hết dịch mủ, nhiễm trùng có thể lây lan ra các bộ phận khác ở đầu và cổ.
Bệnh áp xe răng ở trẻ em vô cùng nguy hiểm nếu không được chú tâm theo dõi và chữa trị bởi vì chúng có thể dẫn đến hiện tượng nhiễm trùng máu, đe dọa đến tim mạch và tính mạng của trẻ.
Chính vì thế, để đảm bảo sức khỏe răng miệng của bé cũng như sức khỏe toàn diện tốt nhất, cha mẹ cần quan tâm sát sao tới các biểu hiện cơ thể của con em mình, có phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của bệnh áp xe chân răng nên đưa bé đến trung tâm nha khoa uy tín để khám chữa và điều trị càng sớm càng tốt, tránh hậu quả không đáng có.
Cách điều trị áp xe răng cho bé
Có rất nhiều phương pháp điều trị chứng áp xe răng ở trẻ nhỏ. Tùy thuộc vào mức độ và tình trạng bệnh lý của bé mà các bậc phụ huynh nên chọn lựa cách thực hiện phù hợp nhất.
Điều trị ngoại khoa
Khi trẻ bị áp xe răng, việc cần tiến hành thực hiện trước hết của phụ huynh chính là đưa trẻ tới cơ sở y tế, phòng khám nha khoa để thực hiện khám bệnh. Phác đồ điều trị bệnh thường được thực hiện như sau:
Chích rạch phần mủ áp xe răng cho bé
Bác sĩ sẽ thực hiện rạch tháo mủ, trong trường hợp thấy có tụ mủ, sưng mủ rõ rệt và có khả năng vỡ túi mủ. Cụ thể là sử dụng dụng cụ chuyên dụng để rạch hoặc chích một vết nhỏ tại ổ áp xe để loại bỏ phần dịch mủ chứa vi khuẩn. Sau đó, bác sĩ sẽ làm sạch lại vùng tổn thương bằng nước muối sinh lý.
Lấy tủy răng, trám răng
Nếu áp xe răng của bé khởi phát từ bệnh viêm tủy hoặc từ bệnh sâu răng ăn vào tủy răng thì bác sĩ sẽ chỉ định việc điều trị tủy răng. Loại bỏ nguyên nhân gây bệnh bằng cách lấy tủy răng, nạo túi mủ và cạo láng phần gốc răng là việc làm quan trọng cần thiết để điều trị áp xe.
Xem thêm:
Nhổ bỏ răng bị áp xe nặng
Trong trường hợp răng đã quá lung lay và phim X-quang cho thấy sự tiêu xương nghiêm trọng làm răng không thể cứng lại và đứng vững trên cung hàm bé sẽ được chỉ định nhổ răng. Khi nhổ bỏ răng hư hỏng nặng có tác dụng tránh cho tình trạng nhiễm trùng lây lan đến các khu vực không bị bệnh hoặc răng lân cận.
Sử dụng thuốc điều trị áp xe răng cho bé
Để tác động tiêu mủ và giảm viêm, giảm sưng tấy tại khu vực bị áp xe, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng kháng sinh toàn thân. Một số loại kháng sinh thường được kê điều trị áp xe cho trẻ bao gồm những loại dưới đây:
Nhóm Penicillin:
Thuốc kháng sinh trong nhóm Penicillin thường là Penicillin và Amoxicillin là loại kháng sinh phổ biến nhất được dùng để điều trị viêm nhiễm, nhiễm khuẩn trong đó có áp xe răng. Nhiều bệnh nhân được chỉ định sử dụng kết hợp Amoxicillin với Axit Clavulanic nhằm loại bỏ các loại vi khuẩn và ổ viêm nhiễm cứng đầu hơn.
Tuy nhiên, vẫn có những trường hợp vi khuẩn gây bệnh có khả năng kháng lại kháng sinh thuốc nhóm Penicillin dẫn đến việc điều trị kém hiệu quả. Mặt khác, kháng sinh Penicillin thuộc nhóm kháng sinh dễ gây ra dị ứng. Vì vậy, nếu mẫn cảm và dị ứng với thuốc người bệnh nên thông báo cho bác sĩ điều trị trước khi áp dụng phương pháp này.
Kháng sinh Clindamycin:
Clindamycin là dạng kháng sinh có hiệu quả cao trong quá trình chống lại một loạt các loại vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm. Một số nghiên cứu được tiến hành chỉ ra rằng Clindamycin như một loại thuốc điều trị áp xe răng đối với trường hợp vi khuẩn kháng thuốc nhóm Penicillin hoặc khi người dùng dị ứng với nhóm Penicillin trên.
Kháng sinh Azithromycin:
Đây là loại thuốc kháng sinh hoạt động khống chế nhiều loại vi khuẩn và ngăn chặn sự sinh sôi, phát triển của chúng. Thuốc có thể mang lại hiệu quả tốt trong số trường hợp áp xe nướu, áp xe quanh chân răng có ổ hoặc không ổ.
Với thuốc kháng sinh Azithromycin bác sĩ thường chỉ định cho người bệnh có tiền sử dị ứng với thuốc nhóm Penicillin hoặc không đáp ứng được các loại thuốc khác như Clindamycin.
Mẹo dân gian giảm triệu chứng áp xe
Trong dân gian cũng có nhiều mẹo nhỏ vừa nhanh chóng vừa dễ dàng loại bỏ các chứng áp xe dạng nhẹ, mới chớm. Dưới đây là 3 phương pháp thông dụng chính:
- Súc miệng bằng nước muối ấm vào sáng và tối mỗi ngày. Nước muối có tính sát khuẩn cao và cân bằng được độ pH trong miệng có tác dụng giảm gia tăng của vi khuẩn gây bệnh, hạn chế sâu răng và làm vô hiệu hóa dần ổ áp xe.
- Giảm áp xe răng với tỏi: Trong tỏi có chất kháng khuẩn giúp tiêu viêm rất tốt. Phụ huynh có thể sử dụng những lát tỏi mỏng áp vào vùng răng bé bị áp xe ngày 2 – 3 lần để giảm bớt sưng tấy.
- Dùng nước trà xanh súc miệng: Trong lá trà xanh chứa hàm lượng cao các chất có tác dụng diệt khuẩn cho răng miệng như cafeic, caproic, acetic, butyric, … có tác dụng tiêu viêm, giảm sưng tấy cho vùng răng áp xe rất tốt.
Phương pháp phòng chống áp xe răng ở trẻ em
Cách phòng ngừa áp xe răng tốt nhất cho bé phụ thuộc vào sự quan tâm của bậc phụ huynh. Cha mẹ hãy nhắc nhở và chủ động giúp bé thực hiện các hoạt động bảo vệ răng miệng dưới đây để có một nụ cười khỏe mạnh.
- Hỗ trợ tập cho trẻ thói quen vệ sinh răng từ khi còn nhỏ một cách khoa học: Hướng dẫn bé cách đánh răng theo chiều dọc, đủ thời gian vào sáng và tối mỗi ngày.
- Nên cho bé uống nước sau mỗi bữa ăn giúp làm trôi các phần thức ăn còn dư đọng trong miệng.
- Cho trẻ tới nha sĩ để khám răng định kỳ khoa học từ 3 – 6 tháng/lần.
- Đặc biệt quan tâm đến chế độ ăn uống sinh hoạt và thay đổi thói quen xấu của bé nếu có: Giảm lượng đồ ăn chứa nhiều đường, hoặc vệ sinh răng sạch sẽ sau khi ăn đồ ngọt, đặc biệt là vào buổi tối; tăng cường thực đơn giàu rau củ quả và thực phẩm giàu canxi, đạm để răng khỏe, cứng cáp.
Trên đây là toàn bộ thông tin về chứng áp xe răng ở trẻ. Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp bậc phụ huynh định hướng được phương pháp chăm sóc và bảo vệ hàm răng của con yêu một cách khỏe mạnh và khoa học nhất.
Thông tin bổ ích:
- Nguyên nhân gây áp xe răng số 7 và cách điều trị hiệu quả nhất
- Áp xe răng khôn là gì? Dấu hiệu nhận biết và cách xử lý
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!