Rơ Lưỡi Là Gì? – Hướng Dẫn Ba Mẹ TOP 5++ Cách Rơ Lưỡi Cho Trẻ

Rơ lưỡi cho bé là vấn đề được rất nhiều ba mẹ quan tâm và vẫn đang đi tìm giải pháp tốt nhất. Các chuyên gia cho biết, việc này rất cần thiết để loại bỏ những mảng bám trên nướu, phòng tránh bệnh về răng miệng cho trẻ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về cách rơ lưỡi cho bé khoa học nhất theo từng giai đoạn, ba mẹ có thể tham khảo:

Vì sao nên rơ lưỡi trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh?

Bề mặt lưỡi và khoang miệng của trẻ sơ sinh thường chứa rất nhiều loại vi khuẩn do thói quen bú sữa đêm và ăn dặm hàng ngày của trẻ. Trẻ không được vệ sinh miệng sạch sẽ là nguyên nhân khiến khoang miệng bị bao vây bởi tưa lưỡi (mảng bám), gây hôi miệng và các bệnh về răng miệng như tưa lưỡi, viêm nướu, sâu răng sữa sớm,…. Trong đó, phổ biến nhất là bệnh nấm miệng, gây đau, khó chịu và khiến trẻ biếng ăn, hay quấy khóc.

Do đó, các chuyên gia của Trung Tâm Khám & Điều Trị Bệnh Răng Miệng – ViDental Care cho biết việc tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là hết sức cần thiết để loại bỏ mảng bám vi khuẩn và ngừa bệnh răng miệng. Tưa lưỡi cho bé được hiểu là việc làm sạch răng miệng thường xuyên, đều đặn hàng ngày. Cũng giống như việc người lớn đánh răng mỗi ngày, ba mẹ cần phải thực hiện tưa lưỡi cho bé để đảm bảo khoang miệng và nướu được vệ sinh hàng ngày tốt nhất.

Để trả lời câu hỏi vì sao cần rơ lưỡi em bé sơ sinh và trẻ nhỏ, các chuyên gia đã chỉ rõ những tác dụng không thể bỏ qua:

  • Rơ lưỡi để mọc răng không sốt

Khi trẻ đến giai đoạn mọc răng sữa, nướu sẽ bị nứt để chuẩn bị mọc răng, các vi khuẩn tích tụ lại dễ gây sưng đau do nhiễm trùng. Lúc này, việc thực hiện rơ nướu nhẹ nhàng sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn tại vết nứt, ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm. Đây cũng là một hình thức massage nướu giúp bé giảm khó chịu, giảm đau, ngứa nướu trong giai đoạn mọc răng.

Rơ lưỡi để trẻ mọc răng không sốt
Rơ lưỡi để trẻ mọc răng không sốt
  • Ngăn ngừa tình trạng sốt khi mọc răng do nhiễm trùng

Trẻ bị sốt, quấy khóc là triệu chứng điển hình trong giai đoạn mọc răng, nguyên nhân do tình trạng nhiễm khuẩn vì vi khuẩn tích tụ trong khoang miệng gây viêm, sưng đau. Tác dụng của tưa lưỡi là loại bỏ được tình trạng vi khuẩn xâm nhập nên sẽ giảm sốt hiệu quả, kiểm soát tình trạng nhiễm trùng lan rộng.

  • Rơ lưỡi cho bé giúp ngăn ngừa hôi miệng

Mùi hôi khoang miệng trẻ sơ sinh chính là do chất thải do vi khuẩn, vi nấm tại các mảng bám trên nướu tiết ra. Chỉ khi loại bỏ được các mảng bám này bằng quá trình tưa lưỡi cho bé thì tình trạng hôi miệng mới có thể khắc phục.

Do đó ba mẹ cần duy trì thói quen tưa miệng hàng ngày cho trẻ. Việc này sẽ giúp vệ sinh kịp thời nướu và bề mặt lưỡi sau mỗi bữa ăn dặm hay bú mẹ của trẻ. Các mảng bám khi không còn cơ hội tích tụ thời gian dài trong khoang miệng trẻ sẽ ức chế tối đa hoạt động của vi khuẩn có hại gây mùi hôi miệng và một số bệnh lý răng miệng điển hình.

  • Kích thích ăn ngon cho trẻ

Như các chuyên gia đã đề cập ở trên, tình trạng tưa lưỡi (các mảng bám trong khoang miệng) là nguyên nhân khiến trẻ không cảm nhận được hương vị, gây chán ăn, hay quấy khóc. Các mảng bám tưa lưỡi không chỉ đe dọa nguy cơ mắc nhiều bệnh răng miệng, mà tác hại đầu tiên là ảnh hưởng đến dinh dưỡng và sinh hoạt của trẻ, khiến con tụt cân, suy giảm sức đề kháng đáng kể. Do vậy, bằng cách lấy tưa lưỡi cho trẻ, các mảng bám sẽ được làm sạch giúp trẻ lấy lại được vị giác tốt nhất, kích thích ăn ngon miệng.

Bên cạnh những tác dụng kể trên, điều cần thiết hơn cả của việc tưa lưỡi cho bé chính là phòng ngừa căn bệnh tưa lưỡi (nấm miệng ở trẻ sơ sinh). Không chỉ ảnh hưởng đến vị giác hay gây khó chịu cho trẻ, bệnh này nếu kéo dài sẽ có thể lan rộng vùng tổn thương đến vòm họng và niêm mạc lưỡi. Vậy bị tưa lưỡi làm sao hết? Trên thực tế, việc điều trị tưa lưỡi ở trẻ khá đơn giản bằng cách duy trì thói quen rơ lưỡi cho trẻ trong thời gian dài.

Lưu ý: Việc rơ lưỡi cho trẻ không chỉ cần thiết đối với giai đoạn sơ sinh, chưa chủ động được việc đánh răng, vệ sinh khoang miệng. Ngay với trẻ nhỏ đã biết đánh răng, tưa lưỡi vẫn rất cần thiết để làm sạch hoàn toàn bề mặt lưỡi, loại bỏ vi khuẩn và nấm bám tại những vị trí mà bàn chải không thể chải tới.

Với bé đã biết đánh răng, việc tưa lưỡi vẫn nên được chú trọng
Với bé đã biết đánh răng, việc tưa lưỡi vẫn nên được chú trọng

Đối với cả trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh, việc tưa lưỡi không được thực hiện thường xuyên và đúng cách sẽ gây khó khăn cho quá trình chăm sóc sức khỏe răng miệng sau này. Việc vệ sinh răng miệng cho trẻ không tốt sẽ gây nguy cơ cao mắc bệnh về răng do vi trùng và nhiễm khuẩn. Bằng cách lấy tưa lưỡi cho trẻ, ba mẹ cũng hạn chế tối đa cho trẻ việc dùng kháng sinh giảm đau hay các biện pháp ngoại khoa can thiệp điều trị răng sau này.

Như vậy, nên tưa lưỡi cho bé đến khi nào? Bị tưa lưỡi làm sao hết? Thực hiện rơ lưỡi ngày mấy lần? Theo cách chuyên gia, việc rơ lưỡi cho bé bao nhiêu lần hay các biện pháp thực hiện lấy rơ lưỡi cho trẻ còn phụ thuộc vào từng giai đoạn phát triển răng của bé.

Hướng dẫn rơ lưỡi cho trẻ chuẩn nhất từ chuyên gia

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là việc rất đơn giản nhưng thực hiện thế nào là đúng cách và khoa học nhất thì không phải mẹ nào cũng biết. Phương pháp tưalưỡi cho bé luôn khác nhau, tùy thuộc vào độ tuổi và đặc điểm của từng giai đoạn phát triển răng ở trẻ:

Rơ lưỡi cho bé 1 tháng tuổi

Đối với việc rơ lưỡi cho bé dưới 1 tuổi, ba mẹ cần hết sức lưu ý, đặc biệt là giai đoạn trẻ sơ sinh. Thời điểm này, nướu của trẻ nhạy cảm, rất dễ tổn thương nếu bị tác động mạnh. Theo các chuyên gia của Trung Tâm Khám & Điều Trị Bệnh Răng Miệng – ViDental Care, rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì và cần đặc biệt lưu ý những vấn đề sau:

  • Trước khi tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh, bạn cần chắc chắn đã vệ sinh tay sạch sẽ. 
  • Chuẩn bị sẵn bát nước ấm hoặc nước muối sinh lý để vệ sinh tưa lưỡi cho trẻ.
  • Nhẹ nhàng dùng ngón tay tách miệng bé để chuẩn bị thực hiện tưa lưỡi.
  • Ngay khi tách miệng trẻ, bạn khéo léo xoay ngón tay để vệ sinh 2 bên má trong, lợi và nướu trẻ, đồng thời nhẹ nhàng chà sát bề mặt lưỡi. 
  • Rơ lưỡi cho bé bao nhiêu lần? Theo hướng dẫn chuẩn từ chuyên gia, ba mẹ nên thực hiện quy trình này ít nhất 1 lần/ngày. Thời điểm thích hợp là vào buổi sáng, nhưng tốt nhất là khi chưa cho bé bú. Khi trẻ đang đói, quá trình rơ lưỡi sẽ không khiến bé bị trớ, ọc sữa.
Thực hiện tưa lưỡi trước khi cho bé bú để tránh ọc sữa
Thực hiện tưa lưỡi trước khi cho bé bú để tránh ọc sữa

Rơ lưỡi cho trẻ 3 tháng tuổi

Một trong số những thắc mắc nhiều mẹ bỉm sữa gặp phải nhất chính là “Rơ lưỡi cho trẻ 3 tháng tuổi thế nào?”, hay “Rơ lưỡi khi 3 tháng 10 ngày bằng cách nào?”. Vì ở giai đoạn này, tâm sinh lý ở trẻ sơ sinh có sự thay đổi rõ rệt, bé quấy khóc khiến việc thực hiện rơ lưỡi cho trẻ khiến ba mẹ gặp không ít khó khăn. 

Vào lúc này, có nhiều cách để tiến hành vệ sinh tưa lưỡi cho trẻ. Tuy nhiên, phương pháp đơn giản nhất là ba mẹ ở tư thế dùng 1 tay rơ lưỡi cho con, trong khi tay còn lại vẫn ôm ấp và vỗ về con. Bằng cách như vậy sẽ khiến bé thấy an toàn, thoải mái và bớt quấy khóc, hợp tác với ba mẹ thực hiện việc rơ lưỡi.

Đọc thêm: Cách Rơ Lưỡi Bằng Giá Đỗ Có Hiệu Quả Không? Lưu Ý Khi Thực Hiện

Rơ lưỡi cho bé 6 tháng tuổi

Khi trẻ bắt đầu bước vào tháng tuổi thứ 6 cũng là thời điểm chuẩn bị mọc răng sữa hoặc bắt đầu mọc răng sữa ở 1 số bé. Giai đoạn này, bé sẽ càng khó chịu thì bị ngứa, đau phần nướu chuẩn bị nứt ra để mọc răng. Đồng thời, các vi khuẩn càng có cơ hội gia tăng, tích tụ thành mảng bám tại các vết nứt nướu gây nhiễm trùng. Do đó 6 tháng tuổi là một mốc ba mẹ cần đặc biệt quan tâm vấn đề rơ lưỡi cho bé để vệ sinh sạch sẽ khoang miệng, ngăn ngừa nhiễm khuẩn.

Bắt đầu từ tháng thứ 6, nướu trẻ đã cứng cáp hơn để chuẩn bị mọc răng nên ba mẹ có thể bắt đầu sử dụng thuốc rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh để tăng hiệu quả. Tuy nhiên cần lưu ý mua thuốc tại cơ sở uy tín và hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng trước khi sử dụng cho bé. Để an toàn nhất, ba mẹ có thể sử dụng nước ấm hoặc nước muối sinh lý như các chuyên gia đã kiểm chứng.

Rơ lưỡi cho bé 6 tháng bằng gì? Bạn có thể dùng miếng vải mỏng hoặc gạc rơ lưỡi quấn quanh ngón tay. Sau đó nhúng miếng gạc vào nước ấm hoặc có thể nhỏ nước muối sinh lý, thuốc rơ lưỡi để làm ướt gạc và thực hiện rơ lưỡi nhẹ nhàng cho trẻ.

Rơ lưỡi cho bé 7 tháng tuổi

Rơ lưỡi cho bé 7 tháng và rơ lưỡi cho bé 8 tháng, ba mẹ có thể áp dụng một số mẹo dân gian từ những nguyên liệu quen thuộc. Điển hình trong số đó phải kể đến phương pháp rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót và lá hẹ. 

  • Rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót

Đây là phương pháp dân gian giúp mẹ rơ lưỡi cho trẻ, loại bỏ mảng bám trên nướu một cách đơn giản và an toàn. Mẹ lưu ý sử dụng rau ngót tươi, đảm bảo không sâu bệnh hay dùng hóa chất có hại. Rau ngót cần được rửa thật sạch với nước, ngâm nước muối trong 15 phút để diệt khuẩn, rồi vớt rau ra để ráo nước. Sau đó đun sôi rau ngót, vớt ra ngoài giã nhuyễn hoặc ép lấy phần nước cốt.

Để phần nước cốt này nguội bớt, mẹ quấn gạc quanh tay rồi nhúng đều vào nước rau ngót. Sau đó bắt đầu thực hiện rơ lưỡi cho bé theo quy trình chà sát nhẹ nhàng 2 bên má trong, các vị trí quanh vòm miệng rồi đến bề mặt lưỡi.

  • Sử dụng lá hẹ rơ lưỡi cho bé

Rơ lưỡi cho trẻ 7 tháng và 8 tháng có thể sử dụng lá hẹ vì đây là nguyên liệu tự nhiên, lành tính và chứa nhiều hoạt chất kháng sinh tự nhiên tốt cho đề kháng của trẻ. Không chỉ dùng để rơ lưỡi, lá hẹ còn có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian trị bệnh răng miệng, ho, cảm cúm,… ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ
Cách rơ lưỡi cho bé bằng lá hẹ

Để quá trình vệ sinh nướu cho trẻ chuyên sâu hơn bằng lá hẹ, mẹ cần chuẩn bị lá hẹ hoàn toàn tươi. Sau khi rửa sạch, cho vào nồi đun sôi, vớt ra giã lấy nước cốt. Nước cốt này có thể dùng kết hợp với một phần nước luộc lá hẹ để tiến hành rơ lưỡi cho bé.

Cách thực hiện cụ thể: Mẹ rửa tay sạch, quấn gạc rơ lưỡi vào đầu ngón trỏ. Sau đó nhúng ngón tay vào phần nước hẹ để rơ lưỡi cho bé. Tương tự như lưu ý ở trên, mẹ cần chú ý thứ tự từ 2 bên má, vòm miệng và bề mặt trên của lưỡi.

Lưu ý: 2 dung dịch rơ miệng kể trên chỉ được áp dụng với các bé ở giai đoạn 7 tháng, 8 tháng tuổi. Ở giai đoạn dưới 7 tháng, hệ tiêu hóa trẻ còn non yếu, việc rơ lưỡi bằng rau ngót và lá hẹ có thể khiến bé bị rối loạn tiêu hóa, đi ngoài hay thậm chí là ngộ độc.

Rơ lưỡi cho bé 2 tuổi

Trẻ 2 tuổi đã bắt đầu có thể làm quen với việc đánh răng để vệ sinh miệng hàng ngày. Bên cạnh việc hướng dẫn bé đánh răng nhẹ nhàng, ba mẹ có thể giúp bé thực hiện rơ lưỡi 1-2 lần/ngày. Bạn có thể sử dụng các loại gạc rơ lưỡi hoặc bàn chải mềm có thiết kế mặt chải lưỡi phù hợp với trẻ.

Tuy trẻ 2 tuổi đã có thể sử dụng kem đánh răng nhưng ba mẹ lưu ý chỉ cho con dùng lượng kem kích cỡ bằng hạt đậu xanh mỗi lần đánh răng. Đồng thời không nên sử dụng kem đánh răng có chứa fluoride để đảm bảo an toàn, tránh để trẻ nuốt vào bụng.

Bên cạnh đó, mẹ có thể tham khảo mẹo rơ lưỡi cho trẻ nhỏ bằng mật ong. Đây là nguyên liệu lành tính, kháng viêm tốt nên thường được ưu tiên sử dụng để phòng ngừa, hỗ trợ điều trị các bệnh về răng miệng. Nhưng tốt nhất, mẹ nên chọn loại mật ong rừng nguyên chất. Trước khi thực hiện, mẹ vệ sinh sạch tay và quấn gạc, nhúng vào mật ong và rơ lưỡi, vòm miệng của bé. Sau đó cho bé súc miệng lại bằng nước ấm để làm sạch miệng lại, tránh bị bết dính trên răng nướu.

Lưu ý:  Tuyệt đối không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh nguy cơ trẻ bị tê liệt, khó chịu, ngộ độc thần kinh, khó thở,… do tác dụng phụ của các bào tử Clostridium botulinum có trong mật ong.

Các mẹo trên đều có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà, tiện lợi và tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, hệ đề kháng trẻ còn non nớt, rất dễ bị kích ứng hay gặp các tác dụng phụ nếu mẹ quá lạm dụng các mẹo tưa lưỡi dân gian. Để đảm bảo an toàn tuyệt đối, ngay từ khi xuất hiện dấu hiệu tưa lưỡi, nấm miệng,… mẹ nên cho bé sớm thăm khám và điều trị tại Trung tâm khám và điều trị bệnh răng miệng Vidental Care. Tại đây, các bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn tận tình và hướng dẫn mẹ chi tiết cách rơ lưỡi khoa học nhất cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Vidental là đơn vị nha khoa úy tín cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện nhất
Vidental là đơn vị nha khoa úy tín cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe răng miệng toàn diện nhất

Như vậy, việc rơ lưỡi, vệ sinh răng và nướu cho trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh cần phụ thuộc rất nhiều vào độ tuổi và giai đoạn phát triển răng nướu của bé. Hy vọng qua những thông tin trong bài viết, ba mẹ sẽ hiểu được tầm quan trọng của việc rơ lưỡi cho trẻ. Đồng thời có cơ sở để lựa chọn được phương pháp rơ lưỡi phù hợp nhất với độ tuổi và tình trạng răng, nướu của con. Chúc ba mẹ sẽ sớm hình thành được thói quen rơ lưỡi đúng cách, chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt nhất cho con yêu.

Khám phá ngay: [Giải Đáp] Cách Rơ Lưỡi Cho Bé Bằng Nước Muối Sinh Lý Có Tốt Không?

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

6+ loại thuốc trị nấm lưỡi tốt nhất hiện nay
Top 6+ Loại Thuốc Trị Nấm Lưỡi Tốt Nhất Hiện Nay

Nấm lưỡi là một bệnh lý thường gặp ở cả trẻ em và người lớn. Sự phát triển của chúng tạo ra những mảng trắng...

dung dịch rơ miệng
Dung dịch rơ miệng: Giải đáp những thắc mắc cho mẹ bỉm sữa

Trẻ sơ sinh đang trong quá trình phát triển dù chưa mọc chiếc răng nào nhưng cũng cần được cha mẹ vệ sinh răng miệng...

Nhận Biết Bệnh Nấm Lưỡi Ở Trẻ 2 Tuổi Và Gợi Ý Biện Pháp Điều Trị
Nhận Biết Bệnh Nấm Lưỡi Ở Trẻ 2 Tuổi Và Gợi Ý Biện Pháp Điều Trị

Nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của...

Nấm miệng ở trẻ với những mảng giả mạc trắng
Bệnh nấm miệng ở trẻ em nguy hiểm như thế nào? Cách điều trị

Nấm miệng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi là bệnh lý rất hay gặp. Mặc dù nấm miệng thường không ảnh...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo