Răng ê buốt sau khi bọc sứ và cách khắc phục hiệu quả

Hiện nay, bọc răng sứ thẩm mỹ ngày càng trở nên phổ biến. Do vậy, các tình trạng liên quan đến bọc răng sứ cũng được nhiều người quan tâm tìm hiểu hơn. Bài viết sau đây sẽ giới thiệu đến bạn đọc nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng răng ê buốt sau khi bọc sứ.

Răng ê buốt sau khi bọc sứ nguyên nhân là do đâu?

Răng ê buốt sau khi bọc sứ thường sẽ diễn ra từ 2 – 3 ngày là hết. Tuy nhiên cũng có nhiều trường hợp chỉ cảm thấy ê buốt trong vài giờ đầu sau khi bọc răng. Trong khi đó tình trạng này cũng có thể kéo dài từ 5 – 7 tuần với trường hợp có thể trạng yếu và răng nhạy cảm.

Đa số những trường hợp bị ê răng sau khi bọc sứ là do các nguyên nhân sau đây:

Do răng nhạy cảm

Những trường hợp bẩm sinh sở hữu men răng yếu, khi có ngoại lực tác động như việc mài bọc răng bọc sứ sẽ dễ gây cảm giác đau nhức cho răng. Phải mất một khoảng thời gian nướu mới có thể thích ứng được và lúc đó bạn sẽ không cảm thấy ê buốt nữa.

Bên cạnh đó, răng ê sau khi bọc sứ nhiều hơn khi bạn ăn uống quá lạnh hoặc sử dụng các loại thức ăn quá chua, cay.

Răng ê buốt sau khi bọc sứ và cách khắc phục hiệu quả
Răng ê buốt sau khi bọc sứ và cách khắc phục hiệu quả

Không điều trị các bệnh lý răng miệng triệt để trước khi bọc sứ

Một quy trình bọc răng sứ chuẩn là khi bệnh nhân phải được điều trị dứt điểm các bệnh lý về răng miệng như sâu răng, viêm nha chu mãn tính, viêm tủy,… rồi mới bắt đầu tiến hành bọc răng sứ thẩm mỹ.

Nếu như các bệnh lý này chỉ điều trị qua loa thì vi khuẩn có thể còn sót lại sau một thời gian lắp sứ sẽ gây tình trạng răng ê buốt, đau nhức cực kỳ khó chịu.

Tổn thương khớp cắn

Tổn thương khớp cắn còn được gọi là tình trạng bị sang chấn khớp cắn. Tổn thương này xuất hiện do trong quá trình bọc răng sứ, khớp cắn không được điều chỉnh tốt và bị chênh lệch giữa hàm trên và hàm dưới.

Kết quả là khi ăn nhai, răng bị va đập, lực nhai dồn lên chân răng gây ra ê buốt. Những cơn đau buốt thường xuất hiện vào buổi sáng sau khi thức dậy hoặc sau khi ăn. Thậm chí, cơn ê buốt có thể lan lên đầu, lan sang tai, má và gây sốt.

Bác sĩ tay nghề kém

Răng ê buốt sau khi bọc sứ cũng có thể là một hậu quả điển hình của việc bác sĩ thực hiện có tay nghề yếu hoặc ít kinh nghiệm.

Một số trường hợp phải điều trị tủy trước khi bọc răng sứ thì các bác sĩ cần loại bỏ hoàn toàn hết mô và tủy bị nhiễm trùng. Đây là điều kiện cơ bản bởi nếu còn sót lại thì thành phần này bị nhiễm khuẩn gây ê buốt, đau nhức kéo dài sau đó.

Hơn nữa, nếu bác sĩ tính toán sai tỷ lệ mài răng hay thao tác mài không chuẩn xác khiến răng bị mài quá nhiều, làm lộ ngà răng sẽ thường gây nên hiện tượng đau buốt khi bọc răng sứ.

Xem thêm:

Vật liệu nha khoa kém chất lượng

Trong nha khoa có công nghệ hóa cứng keo dán răng sứ, nhưng ở các nha khoa không có công nghệ hiện đại thì rất dễ xảy ra tình trạng keo bị lỏng, rò ra bên ngoài. Từ đó khiến bạn đọc gặp phải ê buốt nướu, nghiêm trọng hơn sẽ làm răng sứ bị bung ra ngoài.

Ngoài ra, nếu bạn thực hiện bọc răng với chất liệu sứ không tốt, không rõ nguồn gốc xuất xứ hay không đảm bảo về tính dẫn nhiệt sẽ ảnh hưởng xấu đến cùi răng thật khi thực hiện ăn nhai hàng ngày.

Bạn đọc nên tìm hiểu kỹ các cơ sở y tế nếu muốn thực hiện bọc răng sứ
Bạn đọc nên tìm hiểu kỹ các cơ sở y tế nếu muốn thực hiện bọc răng sứ

Các biện pháp khắc phục tình trạng răng ê buốt sau khi bọc sứ

Với tình trạng sau khi bọc răng sứ bị ê buốt, bạn đọc có thể làm dịu cơn đau bằng các phương pháp dưới đây.

Biện pháp khắc phục tại nhà

Dưới đây đều là biện pháp khắc phục tình trạng răng ê buốt sau khi bọc sứ dễ thực hiện, có thể áp dụng ngay tại nhà. Nhưng phải lưu ý rằng nếu tình trạng này kéo dài và không thuyên giảm thì nhất định phải thăm khám nha khoa để được điều trị sớm, tránh các biến chứng không mong muốn xảy ra.

  • Súc miệng nước muối: Bạn có thể súc miệng bằng nước muối để loại bỏ vi khuẩn, làm sạch dịch bẩn tích tụ quanh răng sứ. Bạn chỉ cần pha nước muối từ 2 thìa muối vào nước ấm và khuấy đều cho tan muối là có thể sử dụng được.
  • Chườm đá: Đây là cách thức giảm đau tức thời và chỉ cần chườm đá vào khu vực gần răng sứ. Nhiệt độ thấp sẽ làm tê liệt dây thần kinh quanh vị trí đau giúp giảm đau hiệu quả. Nhưng lưu ý tuyệt đối không chườm trực tiếp lên vị trí gắn răng sứ.

Uống thuốc giảm đau

Một số loại thuốc như Ibuprofen, acetaminophen,… sẽ giúp giảm đau nhức, ê buốt sau bọc răng sứ chóng nhất. Tuy nhiên, bạn đọc chỉ được sử dụng thuốc khi đã có sự đồng ý của bác sĩ điều trị và sử dụng đúng liều lượng được khuyên dùng.

Trường hợp điều trị răng ê buốt sau khi bọc sứ tại nha khoa

Bọc răng sứ bị ê buốt, đau nhức nghiêm trọng sẽ được nha sĩ thăm khám để tìm hiểu nguyên nhân, từ đó đưa ra phương pháp điều trị thích hợp.

Nếu xác định hiện tượng ê buốt là do sai lệch khớp cắn hoặc lắp răng sứ bị kênh cộm thì nha sĩ sẽ chỉ định tháo răng sứ để điều chỉnh lại. Còn trường hợp do bệnh lý răng miệng thì người bệnh cần điều trị triệt để trước khi lắp lại răng sứ.

Đến nha khoa, bạn đọc sẽ được thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp
Đến nha khoa, bạn đọc sẽ được thăm khám và đưa ra phương án điều trị phù hợp

Chế độ chăm sóc răng ê buốt sau khi bọc sứ

Bên cạnh đó, quá trình chăm sóc răng miệng sau khi bọc sứ rất quan trọng. Nhằm tăng tuổi thọ của răng sứ và phòng ngừa những tác hại không đáng có thì bạn đọc cần chú ý:

  • Tái khám theo đúng lịch của bác sĩ để kiểm tra chất lượng của răng hoặc kịp thời phát hiện những vấn đề răng miệng bất thường.
  • Không nên nghiến răng, cắn móng tay hay cắn chặt răng,…
  • Không ăn nhai những đồ quá cứng như: các loại hạt hay nước đá…
  • Chăm sóc răng miệng kỹ lưỡng bằng cách đánh răng 2 ngày/lần, kết hợp sử dụng nước súc miệng chuyên dụng và chỉ nha khoa để làm sạch răng. Đồng thời phải nhớ cạo vôi răng định kỳ 6 tháng/lần.

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về tình trạng răng ê buốt sau khi bọc sứ. Để không gặp phải tình trạng khó chịu này, bạn đọc cần lựa chọn cho mình một địa chỉ bọc răng sứ uy tín và chất lượng.

Bài viết hay:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Thuốc Naphacogyl - Thành phần, cách dùng và những điều cần lưu ý
Thuốc Naphacogyl – Thành phần, cách dùng và những điều cần lưu ý

Thuốc Naphacogyl là một trong những loại thuốc được bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh lý răng miệng. Vậy sử dụng thuốc...

Thuốc Rodogyl Là Thuốc Gì? Thành Phần, Công Dụng Và Lưu Ý Cụ Thể
Thuốc Rodogyl Là Thuốc Gì? Thành Phần, Công Dụng Và Lưu Ý Cụ Thể

Thuốc Rodogyl là một loại thuốc kháng sinh có công dụng cực tốt trong việc điều trị các bệnh lý răng miệng do vi khuẩn...

Thuốc Franrogyl - Công Dụng, Cách Dùng Và Một Số Lưu Ý
Thuốc Franrogyl – Công dụng, cách dùng và một số bạn cần lưu ý

Thuốc Franrogyl là một trong những loại thuốc Tây y phổ biến được bác sĩ chỉ định trong điều trị các bệnh lý nha khoa....

Thuốc Dentgital: Liều Dùng Và Những Vấn Đề Cần Lưu Ý Khi Sử Dụng
Thuốc Dentgital: Liều dùng và những vấn đề cần lưu ý khi sử dụng

Thuốc Dentgital là loại thuốc rất tốt trong điều trị các bệnh lý về nhiễm trùng răng miệng. Với những thành phần tự nhiên lành...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo