Nhận Biết Bệnh Nấm Lưỡi Ở Trẻ 2 Tuổi Và Gợi Ý Biện Pháp Điều Trị

Nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng có thể gây ảnh hưởng tới sức khỏe răng miệng của trẻ về lâu dài. Việc nhận biết các dấu hiệu của căn bệnh là hết sức quan trọng để có được phác đồ điều trị hiệu quả. Bài viết sau sẽ cung cấp các thông tin chi tiết để cha mẹ có thêm những hiểu biết về bệnh lý này. 

Nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi là gì và nguyên nhân gây bệnh?

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi hay còn được biết đến với tên gọi khác là tưa lưỡi. Bệnh do một loại nấm có tên gọi là Candida Albicans gây ra. Biểu hiện thường gặp nhất khi trẻ 2 tuổi bị nấm lưỡi là xuất hiện các dấu chấm trắng ở đầu lưỡi sau đó lan rộng tạo thành nhiều mảng trắng lớn hơn ở trên niêm mạc lưỡi bé. 

Thông thường, nếu không có kiến thức về bệnh lý, cha mẹ dễ nhầm lẫn các đốm màu trắng là cặn sữa bám lại. Chỉ khi bệnh đã ở giai đoạn nghiệm trọng, nấm đã ăn khắp lưỡi mới phát hiện ra và đưa trẻ đi khám. 

Nấm lưỡi lan rộng có thể khiến bé bị mất vị giác, cộng thêm cảm giác đau rát khiến trẻ chán ăn, lười ăn, lâu ngày sẽ gây thiếu chất, suy dinh dưỡng. Những trường hợp nặng nhất, trẻ bị viêm phổi do nấm mọc ở đường thở, lan xuống phổi, thậm chí là dạ dày khiến việc tiêu hóa gặp nhiều khó khăn. 

Nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi khiến nhiều cha mẹ lo lắng
Nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi khiến nhiều cha mẹ lo lắng

Chuyên gia Vidental Care cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn tới bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi, tuy nhiên phổ biến nhất là những yếu tố sau:

  • Do mẹ bị nấm sinh dục trong quá trình mang thai: Mẹ bầu bị nhiễm nấm, khi sinh thường có thể làm lây nhiễm sang con. Đây là một trong những nguyên nhân khiến trẻ mắc bệnh, chuyên gia khuyến cáo khi mang thai, các mẹ bầu nên thăm khám sức khỏe thai kỳ thường xuyên để được bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn cách xử trí nhằm tránh lây bệnh sang bé. 
  • Do trẻ có hệ miễn dịch kém: Sức đề kháng kém là nguyên nhân thứ 2 khiến trẻ 2 tuổi dễ mắc bệnh nấm lưỡi. Các trường hợp bé sinh ra thiếu tháng, thiếu cân, sinh non thường dễ bị mắc bệnh hơn trẻ sinh đủ cân và phát triển bình thường. 
  • Do sử dụng thuốc kháng sinh sai cách: Cha mẹ cho bé sử dụng các loại thuốc kháng sinh không đúng cách dễ gây ra tình trạng mất cân bằng trong khoang miệng, nấm theo đó phát triển, xâm nhập và gây bệnh. 

Bên cạnh đó, một số trường hợp trẻ 2 tuổi bị mắc bệnh nấm lưỡi do không vệ sinh răng miệng thường xuyên hoặc sử dụng một số dụng cụ, đồ chơi đã bị nhiễm nấm. Cha mẹ cần nắm bắt các nguyên nhân gây bệnh để có biện pháp phòng tránh nhằm ngăn chặn ngay từ đầu nguồn lây bệnh cho bé. 

Triệu chứng giúp cha mẹ nhận biết trẻ đang mắc nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi nói riêng và trẻ nhỏ nói chung nếu kéo dài có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe cũng như sự phát triển toàn diện của bé. Vì thế, cha mẹ cần nắm bắt các triệu chứng phổ biến của căn bệnh để có thể phát hiện sớm và kịp thời ngăn chặn sự lây lan. 

Theo chuyên gia Vidental Care, những dấu hiệu điển hình xuất hiện ở trẻ 2 tuổi khi mắc nấm lưỡi như sau:

Bề mặt niêm mạc xuất hiện những đốm trắng khi bé bị nấm lưỡi
Bề mặt niêm mạc xuất hiện những đốm trắng khi bé bị nấm lưỡi
  • Chấm trắng hình tròn, giống với cặn sữa xuất hiện ở đầu lưỡi, bám lại khá chắc. 
  • Sau một thời gian, nấm phát triển nhanh chóng và lan rộng để tạo thành mảng bám màu trắng, bao phủ toàn bộ bề mặt lưỡi. Chúng có thể phân bố không đều, cũng có thể lan sang các khu vực khác như vòm họng hoặc khoang miệng. 
  • Mảng trắng nếu cọ xát mạnh sẽ dẫn tới chảy máu, gây tổn thương trong khoang miệng của bé. 
  • Trẻ 2 tuổi sẽ quấy khóc hoặc bỏ ăn, ăn ít do khi mắc nấm lưỡi bé thường bị đau và mất vị giác. 

Khi nhận thấy bé nhà mình có những triệu chứng nói trên thì rất có thể con bạn đã mắc bệnh nấm lưỡi. Cha mẹ cần đưa bé tới các cơ sở y tế để được kiểm tra, đánh giá tình trạng và có biện pháp can thiệp sớm, tránh biến chứng.

Giải đáp bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi có nguy hiểm không?

Trẻ 2 tuổi bị nấm lưỡi có nguy hiểm hay không là vấn đề nhiều cha mẹ quan tâm. Các chuyên gia Vidental Care cho biết, bệnh lý không gây nguy hiểm tới tính mạng của bé. Tuy nhiên, nếu như không được phát hiện sớm, đồng thời có biện pháp điều trị dứt điểm thì bệnh lý rất dễ dàng tái phát, quay lại với tốc độ nhanh chóng, nghiêm trọng hơn so với ban đầu. 

Thậm chí, nấm có thể lan rộng ra toàn bộ khoang miệng, xuống hệ hô hấp, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Trong đó phải kể tới những bệnh lý làm nhiều phụ huynh lo lắng khi con mình không may mắc phải như viêm phế quản, viêm phổi, viêm amidan. 

Nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi không phải là căn bệnh quá nguy hiểm
Nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi không phải là căn bệnh quá nguy hiểm

Bên cạnh đó, nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi cũng có thể lan rộng sang một số bộ phận thuộc hệ tiêu hóa, gây ra tình trạng nôn trớ hoặc đau tức ngực ở trẻ. Nếu không được điều trị, để bệnh kéo dài, tình trạng đau rát có thể làm bé bỏ ăn, gây suy dinh dưỡng, ảnh hưởng tới sự phát triển về thể chất. 

Thông tin tham khảo: Bật Mí Cách Trị Nấm Lưỡi Bằng Rau Ngót An Toàn, Hiệu Quả Tại Nhà

Biện pháp điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi hiệu quả

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi nếu không được phát hiện và có biện pháp điều trị sớm sẽ lây lan trên diện rộng. Bệnh lý kéo dài có thể khiến khoang miệng bị tổn thương, lở loét và bong tróc. Vì thế, ngay khi phát hiện bé nhà mình có dấu hiệu của bệnh nấm lưỡi, cha mẹ nên cho trẻ thăm khám và áp dụng các biện pháp điều trị phù hợp. 

Chữa nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi bằng bài thuốc tại nhà

Các phương pháp chữa bệnh tại nhà nên áp dụng với những bé bị nấm lưỡi ở tình trạng nhẹ, chữa xuất hiện tổn thương. Cha mẹ có thể sử dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại nhà mình và tham khảo các bài thuốc sau đây.

Dùng rau ngót

Rau ngót được dân gian sử dụng để chữa nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi từ rất lâu và được nhiều người biết đến. Y học phát triển đã nghiên cứu và chứng minh trong thành phần của lá rau ngót có chứa nhiều nguồn dinh dưỡng cần thiết và quan trong bao gồm vitamin C, canxi, photpho, axit amin thiết yếu. 

Thành phần của rau ngót giúp tiêu độc, trị nấm miệng hiệu quả
Thành phần của rau ngót giúp tiêu độc, trị nấm miệng hiệu quả

Y học cổ truyền cho rằng lá rau ngót có khả năng thanh huyết, tiêu độc, trị nấm miệng ở trẻ em an toàn và hiệu quả. Cha mẹ có thể sử dụng bài thuốc từ lá rau ngót này để chữa bệnh nấm lưỡi ở trẻ theo hướng dẫn dưới đây:

  • Chuẩn bị: Mẹ cần chuẩn bị khoảng 10 lá rau ngót tươi đã rửa sạch, sau đó giã nát để vắt lấy nước cốt.
  • Cách thực hiện: Sử dụng loại gạc rơ lưỡi mềm, quấn ở đầu ngón tay sau đó chấm nước lá rau ngót để lau lên lưỡi, lợi và khoang miệng của trẻ. Biện pháp nên được thực hiện mỗi ngày từ 2 đến 3 lần để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất. 

Mẹo chữa nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi bằng lá trà xanh

Theo nghiên cứu, lá trà xanh có tác dụng thanh lọc cơ thể với các thành phần chống oxy hóa hiệu quả. Lá trà cũng được xem là một bài thuốc tốt với công dụng chữa bệnh nấm lưỡi ở trẻ. Cách áp dụng bài thuốc này rất đơn giản, cha mẹ có thể làm ngay tại nhà như sau.

  • Chuẩn bị: Lá trà nên chọn mua những loại bánh tẻ, không quá già hoặc quá non, loại bỏ lá úa vàng, đem rửa thật sạch và để ráo nước. 
  • Cách thực hiện: Cho phần lá trà đã rửa sạch vào nồi đun chung với nước và một vài hạt muối tinh. Nước lá thu được sau đó để nguội rồi đem đánh tưa lưỡi cho bé.

Bài thuốc từ cỏ nhọ nồi kết hợp với mật ong

Nhọ nồi là loài cây có ở nhiều vùng nông thôn của nước ta, được gọi với cái tên khác là cỏ mực. Loài cây có công dụng chính là hạ sốt, cầm máu, đặc biệt là điều trị nấm miệng cực kỳ hiệu quả. 

Cây nhọ nồi giúp hạ sốt, cầm máu, giảm viêm
Cây nhọ nồi giúp hạ sốt, cầm máu, giảm viêm
  • Chuẩn bị: Mẹ chỉ cần mang cây nhọ nồi đi rửa thật sạch và để ráo nước. 
  • Cách thực hiện: Cỏ nhọ nồi sau khi ráo nước cần đem giã nhỏ chung với khoảng 10ml nước, nước cốt thu được trộn chung với khoảng 1ml mật ong. Sử dụng gạc rơ lưỡi thấm hỗn hợp thu được thoa đều lên lợi, lưỡi và các vùng bị nấm trong khoang miệng bé 2 tuổi.

Điều trị nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi không sử dụng thuốc

Bên cạnh các bài thuốc dân gian tại nhà, khi bé bị nấm lưỡi thể nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng biện pháp sát khuẩn ngoài da, loại bỏ nấm bằng các loại dung dịch sát khuẩn. Hiện nay, NaCl, dung dịch chống nấm đang là sản phẩm được khuyến cáo nên sử dụng. 

Ngoài ra, việc vệ sinh cũng cần đảm bảo đúng thao tác để tránh gây ra các tổn thương, dẫn tới tình trạng của bé trở nên nghiêm trọng hơn. Chuyên gia Vidental Care khuyến cáo nên thực hiện các bước vệ sinh khoang miệng cho bé tại nhà, điều trị không sử dụng thuốc bằng các bước sau đây:

  • Mẹ vệ sinh tay sạch trước khi sử dụng dụng cụ vệ sinh lưỡi cho bé.
  • Để bé nằm ở tư thế thoải mái nhất, sau đó mẹ dùng gạc rơ lưỡi, đeo vào ngón tay trỏ của mình để đưa nhẹ trên mặt lưỡi, lau từ phía trong ra ngoài.
Mẹ để bé nằm tư thế thoải mái khi vệ sinh lưỡi
Mẹ để bé nằm tư thế thoải mái khi vệ sinh lưỡi
  • Mẹ nên thao tác thật nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương phần niêm mạc lưỡi của bé. 
  • Sau đó, mẹ cần thay miếng gạch khác để có thể làm tương tự với vòm họng, 2 bên mái và mặt dưới của lưỡi.
  • Việc vệ sinh này cần phải thực hiện mỗi ngày 3 lần để đảm bảo loại bỏ nấm lưỡi hiệu quả. 

Điều trị nấm lưỡi ở trẻ bằng thuốc Tây

Khi cha mẹ chủ quan không có biện pháp cải thiện tình trạng nấm lưỡi ở trẻ sớm hơn, khiến chúng lan rộng ra toàn bộ khoang miệng thì cần có sự hỗ trợ của các loại thuốc Tây càng sớm càng tốt. Một số loại thuốc được các bác sĩ chuyên khoa chỉ định trẻ sử dụng bao gồm.

  • Nystatin: Đây là loại thuốc điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi được sử dụng khá phổ biến. Thuốc đã được kiểm định và chứng minh tính an toàn trong việc điều trị cho đối tượng là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ 2 tuổi. Sử dụng hiệu quả hơn khi được pha chung với dung dịch nước muối 0.9%. 
Nystatin là loại thuốc điều trị nấm lưỡi hiệu quả
Nystatin là loại thuốc điều trị nấm lưỡi hiệu quả
  • Miconazol: Thuốc đặc trị nấm nằm trong nhóm imidazole, có tác dụng chính là ức chế sự hoạt động của nấm candida albicans gây ra bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi. Dạng bào chế là gel bôi giúp việc sử dụng đơn giản, dễ dàng và nhanh chóng hơn. 
  • Fluconazole và itraconazole: Đây là loại thuốc thường được chỉ định để sử dụng với những bé bị nấm lưỡi ở tình trạng nặng, nguy cơ ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa và các cơ quan hô hấp. Cha mẹ chỉ cho bé sử dụng khi được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

Điều trị bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi bằng thuốc Tây cần đảm bảo đúng liều lượng và tuân thủ hướng dẫn về cách dùng do bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Việc tự ý mua, thay đổi, tăng giảm liều dùng có thể gây ra nhiều tác dụng phụ ảnh hưởng tới sức khỏe. 

Khám phá: Nấm Lưỡi Hiv: Nguyên nhân, cách chữa và một số lưu ý trong điều trị

Địa chỉ chữa nấm lưỡi ở trẻ chất lượng, hiệu quả

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi tuy không gây nguy hiểm tới sức khỏe nhưng có thể để lại ảnh hưởng không nhỏ tới khả năng ăn nhai và sự phát triển về thể chất của các bé. Vì thế, khi nhận thấy con em mình có triệu chứng điển hình của bệnh lý, cha mẹ nên đưa bé tới các cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị. 

Hiện nay, trong số rất nhiều các cơ sở khám chữa bệnh lý răng miệng, Trung tâm Khám & Điều trị Răng miệng – Vidental Care là địa chỉ được nhiều người đánh giá cao nhờ ưu điểm về chất lượng dịch vụ cũng như trải nghiệm mang đến cho khách hàng. 

Trung tâm được ra đời và đi vào hoạt động với mong muốn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao trong việc khám, điều trị những bệnh lý liên quan tới răng miệng của đông đảo khách hàng. Vì thế, ngay từ đầu, Vidental Care đã chú trọng vào việc đầu tư hệ thống cơ sở vật chất cùng trang thiết bị, đảm bảo hiện đại và đồng bộ. 

Vidental Care được nhiều cha mẹ lựa chọn để thăm khám sức khỏe răng miệng cho trẻ
Vidental Care được nhiều cha mẹ lựa chọn để thăm khám sức khỏe răng miệng cho trẻ

100% thiết bị sử dụng được nhập khẩu từ các thương hiệu quốc tế hàng đầu, đảm bảo có thể hỗ trợ tối đa trong việc chẩn đoán và điều trị. Song song với đó, đội ngũ nguồn nhân lực cũng được đơn vị đặc biệt lưu ý. Bên cạnh việc quy tụ các chuyên gia đầu ngành, đội ngũ nhân lực trẻ cũng được chú trọng, đào tạo và nâng cao tay nghề. 

Nhờ vậy, dù chỉ mới đi vào hoạt động không lâu, Vidental Care đã được đông đảo khách hàng biết đến, đánh giá cao và lựa chọn. Bằng chứng là số lượt khách hàng không ngừng tăng, số khách hàng quay lại tăng lên thấy rõ. Với sự cố gắng và nỗ lực cao, sự đoàn kết của tập thể, chắc chắn thời gian tới Vidental Care sẽ còn được khách hàng biết tới nhiều hơn nữa, trở thành đơn vị chăm sóc răng miệng hàng đầu tại Việt Nam.

Những lưu ý cha mẹ cần nắm rõ khi chữa bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi

Bên cạnh việc tìm hiểu nguyên nhân có các biện pháp điều trị hiệu quả, phù hợp khi nhận thấy bệnh nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi, cha mẹ cần nắm bắt và lưu ý một số nguyên tắc để quá trình chữa bệnh đạt hiệu quả cao nhất. Chuyên gia Vidental Care khuyến cáo cha mẹ nên tuân thủ những vấn đề sau đây.

  • Trẻ nhỏ 2 tuổi nếu bị nấm lưỡi nên ưu tiên áp dụng các biện pháp không dùng thuốc nếu ở tình trạng nhẹ để tránh những tác dụng phụ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. 
  • Trong trường hợp nghiêm trọng, bắt buộc phải sử dụng thuốc tây thì cần tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn cũng như chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. 
  • Khi vệ sinh lưỡi cho bé, cha mẹ nên áp dụng đúng kỹ thuật, hạn chế tối đa việc đưa ngón tay vào quá sâu có thể làm bé bị nôn, trớ hoặc tạo ra cảm giác sợ khi ăn. 
  • Cha mẹ nên vệ sinh khoang miệng, niêm mạc lưỡi của bé sau khi ăn khoảng 2 giờ đồng hồ để tránh tình trạng nôn trớ. 
  • Khi xuất hiện các mảng trắng trên bề mặt niêm mạc lưỡi của bé, cha mẹ không nên dùng tay cạy hoặc bóc bởi hành động này có thể dẫn tới tổn thương, thậm chí gây ra nhiễm trùng rất nguy hiểm. 
  • Cha mẹ nên sử dụng dung dịch nước muối loãng ấm để lau và vệ sinh khoang miệng cho trẻ mỗi ngày nhằm tránh tình trạng vi khuẩn tích tụ.
  • Hạn chế việc thơm môi, má bé để tránh lây lan nấm nhất là với những người lạ.
  • Trong trường hợp trẻ 2 tuổi đang mắc các bệnh lý làm suy giảm miễn dịch bị nấm lưỡi, cha mẹ nên nhanh chóng đưa bé tới cơ sở y tế để được chẩn đoán, có biện pháp can thiệp sớm nhằm tránh ảnh hưởng tới sức đề kháng tự nhiên. 
  • Bị nấm lưỡi nên ăn gì, trong quá trình điều trị, cha mẹ cần hạn chế cho trẻ sử dụng các loại đồ ăn cay nóng, đồ cứng, đồ ngọt để tránh gây ảnh hưởng tới niêm mạc lưỡi. Thay vào đó hãy sử dụng đồ ăn mềm, loãng như cháo, súp để giúp bé dễ nuốt hoặc có thể tăng cường trái cây, rau xanh vào khẩu phần ăn hàng ngày. 
  • Phụ huynh tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc khi chưa tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa nhằm đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé, đồng thời hạn chế tối đa những tác dụng phụ không mong muốn. 

Nấm lưỡi ở trẻ 2 tuổi là tình trạng không hề hiếm gặp, dù không quá nguy hiểm nhưng nếu cha mẹ chủ quan, để bệnh kéo dài sẽ gây ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống cũng như quá trình ăn nhai của bé. Vì thế, hãy đưa con em mình tới các cơ sở y tế chuyên khoa chất lượng, uy tín để được khám, chẩn đoán và tư vấn phác đồ điều trị khi nhận thấy các triệu chứng của bệnh lý. 

Tìm hiểu: Nấm Lưỡi Ở Trẻ Sơ Sinh Do Đâu? Nhận Biết Như Thế Nào Và Biện Pháp Khắc Phục

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nấm Lưỡi Ở Trẻ Sơ Sinh Do Đâu? Nhận Biết Như Thế Nào Và Biện Pháp Khắc Phục
Nấm Lưỡi Ở Trẻ Sơ Sinh Do Đâu? Nhận Biết Như Thế Nào Và Biện Pháp Khắc Phục

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé nhưng nếu không được khám và điều trị kịp thời...

Thuốc Bôi Rơ Lưỡi Cho Trẻ Sơ Sinh: Tất Cả Những Điều Cần Biết

Chăm sóc sức khỏe miệng cho trẻ sơ sinh là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tổng thể của bé. Một...

Nấm Lưỡi Hiv: Nguyên nhân, cách chữa và một số lưu ý trong điều trị
Nấm Lưỡi Hiv: Nguyên nhân, cách chữa và một số lưu ý trong điều trị

Nấm lưỡi là một bệnh lý phổ biến gặp ở những người đang nhiễm HIV. Đây là loại virus gây suy giảm hệ miễn dịch...

[Giải Đáp] Cách Rơ Lưỡi Cho Bé Bằng Nước Muối Sinh Lý Có Tốt Không?
[Giải Đáp] Cách Rơ Lưỡi Cho Bé Bằng Nước Muối Sinh Lý Có Tốt Không?

Cách rơ lưỡi cho bé bằng nước muối sinh lý đang là phương pháp được nhiều mẹ áp dụng. Bởi mẹo này đem lại hiệu...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo