Nấm Lưỡi Ở Trẻ Sơ Sinh Do Đâu? Nhận Biết Như Thế Nào Và Biện Pháp Khắc Phục

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh không gây nguy hiểm tới sức khỏe của bé nhưng nếu không được khám và điều trị kịp thời sẽ gây ra rất nhiều bất tiện trong ăn uống và sinh hoạt hàng ngày. Bài viết dưới đây, các chuyên gia Vidental Care sẽ giúp mẹ nhận biết bệnh lý qua các triệu chứng điển hình và tư vấn phương pháp điều trị hiệu quả, an toàn. 

Nguyên nhân chính gây bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Nấm lưỡi trẻ sơ sinh được đánh giá là tình trạng khá phổ biến, khiến nhiều cha mẹ lo lắng và băn khoăn tìm cách chữa trị. Tuy nhiên, để có phác đồ hiệu quả việc xác định nguyên nhân gây bệnh là hết sức cần thiết. 

Theo chuyên gia Vidental Care, nguyên nhân chính gây ra bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh là do nấm Candida Albicans. Đây là loại nấm vốn ký sinh ở khoang miệng của trẻ, bình thường chúng không gây hại nhưng khi có điều kiện thuận lợi thì sẽ phát triển nhanh chóng để gây ra căn bệnh nấm lưỡi. 

Trẻ sơ sinh có nguy cơ bị nấm lưỡi khi sức đề kháng suy giảm hoặc bị lây từ các nguồn bên ngoài, cụ thể những nguyên nhân chính như sau:

Trẻ nhỏ sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách có nguy cơ cao bị nấm lưỡi
Trẻ sơ sinh sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách có nguy cơ cao bị nấm lưỡi
  • Trẻ sơ sinh thường xuyên phải sử dụng kháng sinh: Kháng sinh có thể tiêu diệt vi khuẩn có lợi ở khoang miệng của bé và tạo điều kiện để nấm lưỡi phát triển, phá vỡ cân bằng của hệ vi sinh khiến trẻ mắc bệnh. 
  • Trẻ phải dùng Corticoid dạng hít: Đây là những loại thuốc sử dụng trong dự phòng và điều trị bệnh viêm mũi dị ứng, hen suyễn. Nhóm thuốc này có tác dụng phụ là gây ức chế miễn dịch dẫn tới việc trẻ sơ sinh bị mắc bệnh nấm lưỡi. 
  • Bé sơ sinh có hệ thống miễn dịch yếu: Hệ thống miễn dịch của trẻ nhỏ chưa hoàn thiện dẫn tới việc nấm lưỡi có cơ hội xâm nhiễm, nhân lên nhanh chóng. Trẻ sơ sinh thiếu tháng, sinh non là đối tượng dễ bị nấm lưỡi do nguyên nhân này. 
  • Mẹ bị nhiễm nấm âm đạo: Trong quá trình mang thai, mẹ bị nhiễm nấm âm đạo dễ khiến trẻ sinh thường bị lây nhiễm bệnh lý này từ mẹ. 
  • Bé dùng chung đồ cá nhân với người bị nhiễm nấm: Trẻ sơ sinh thường xuyên bú bình hoặc sử dụng chung một số đồ dùng cá nhân với bệnh nhân mắc nấm có nguy cơ cơ bị lây bệnh. 

Như vậy, nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, từ chủ quan tới khách quan. Hiểu biết về những yếu tố gây bệnh này sẽ giúp cha mẹ có biện pháp chăm sóc và bảo vệ con em mình trước những mối nguy cơ gây bệnh. 

Những dấu hiệu giúp cha mẹ nhận biết trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi

Làm thế nào để biết trẻ sơ sinh đang bị nấm lưỡi là thắc mắc chung của rất nhiều bậc cha mẹ. Chuyên gia cảnh báo nếu nhận thấy ở con mình những triệu chứng điển hình sau đây thì rất có thể trẻ đang mắc bệnh lý này. 

Các chấm trắng ở lưỡi là dấu hiệu giúp nhận biết trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi
Các chấm trắng ở lưỡi là dấu hiệu giúp nhận biết trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi
  • Trong giai đoạn đầu của bệnh, bạn có thể phát hiện một vài chấm trắng nhỏ ở trên đầu lưỡi. Thời gian sau đó, chúng sẽ nhanh chóng phát triển để tạo thành những mảng trắng lan rộng trên bề mặt lưỡi. Thậm chí, chúng cũng có thể lan sang vùng cổ, thực quản gây ra bệnh tiêu chảy hay viêm phổi rất nguy hiểm đối với trẻ sơ sinh. 
  • Cha mẹ có thể nhận thấy vùng mảng bám màu trắng bám rất chắc trên niêm mạc lưỡi của bé, rất khó để làm sạch. Khi cố tình chà xát thì có thể dẫn tới tổn thương, chảy máu nhẹ. 
  • Bé bị đau rát lưỡi với phần gai sưng đỏ, điều này dẫn tới việc trẻ quấy khóc nhiều, chán ăn, bỏ bú. 
  • Nếu quan sát, cha mẹ có thể nhận thấy tình trạng da miệng và môi của trẻ khô, xuất hiện những vết nứt trên khóe miệng khi bệnh diễn biến đến tình trạng nặng. 
  • Hơi thở của trẻ sơ sinh có mùi do những chất thải mà nấm tiết ra. 

Bên cạnh những dấu hiệu chính nói trên, nấm miệng ở trẻ sơ sinh còn có thể khiến bé bị sốt nhẹ khi diễn ra tình trạng nhiễm trùng. Tình trạng đau có thể tăng lên mỗi khi cha mẹ cho bé ăn uống,…

Khi thăm khám, bác sĩ chuyên khoa sẽ căn cứ vào những triệu chứng đặc trưng nói trên cùng với các phương pháp khác như soi tươi, sinh thiết, xét nghiệm PCR để đưa ra kết luận chính xác nhất, làm căn cứ để chỉ định biện pháp điều trị phù hợp. 

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm hay không?

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không là vấn đề được nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Theo chuyên gia Vidental Care, nấm lưỡi ở trẻ là một bệnh lành tính, không gây nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu như bé không được thăm khám và có biện pháp điều trị dứt điểm hoàn toàn thì bệnh lý rất dễ tái phát và gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. 

Bệnh nấm lưỡi thường phát triển rất nhanh chóng, lan ra toàn bộ khoang miệng của bé. Các bộ phận dễ mắc là bề mặt lưỡi, niêm mạc má, vòm miệng, môi, nướu, amidan,… làm cho tổn thương lan rộng và việc điều trị khi đó gặp nhiều khó khăn. 

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị có thể dẫn tới viêm phổi
Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh nếu không được điều trị có thể dẫn tới viêm phổi

Ngoài ra, khi nấm lan xuống các cơ quan hô hấp thì có thể gây ra nhiều bệnh lý nguy hiểm. Trong đó có thể kể tới các căn bệnh nguy hiểm cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ như viêm phế quản, viêm phổi,… Khi lan xuống các cơ quan tiêu hóa, nấm có thể gây ra tình trạng nôn trớ, khó nuốt hoặc đau tức ngực cho các bé. 

Những trẻ bị nấm lưỡi sẽ thường xuyên cảm thấy đau rát lưỡi, dẫn tới tình trạng bỏ bú, lâu ngày có thể khiến bé bị suy dinh dưỡng hoặc chậm lớn. Cha mẹ cần lưu ý, nấm cũng có thể lây từ miệng của bé sang đầu ti của mẹ khiến mẹ bị nấm vú. Nếu không biết, quá trình điều trị cho bé có thể kéo dài, dẫn tới tình trạng tái nhiễm liên tục, gây ảnh hưởng tới sức khỏe.

Khám phá: Tổng Hợp Những Hình Ảnh Nấm Candida Ở Miệng Cần Đặc Biệt Lưu Ý

Biện pháp điều trị nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh hiệu quả

Để điều trị tình trạng nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh hiệu quả, cần phải căn cứ vào tình trạng cụ thể của từng bé. Ở thể nhẹ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp điều trị ngày tại nhà. Ngoài ra, các trường hợp nặng nên tới gặp bác sĩ chuyên khoa và có biện pháp can thiệp 

Điều trị nấm lưỡi ở thể nhẹ

Khi trẻ chỉ xuất hiện các đốm trắng nhỏ ở trên lưỡi thì cha mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chữa bệnh tại nhà, sử dụng những nguyên liệu quen thuộc, dễ dàng tìm kiếm. Trong đó có thể kể tới nước muối, sữa chua, lá trà xanh hoặc lá hẹ,…

  • Sử dụng nước muối: Muối có tác dụng sát trùng, làm sạch khoang miệng đồng thời loại bỏ các vi khuẩn gây ra tình trạng nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh. Bạn chị cần sử dụng rơ lưỡi thấm dung dịch nước muối sinh lý 0.9%, sau đó rơ phần lưỡi của bé để vệ sinh khoang miệng. 
Thành phần của lá hẹ giúp diệt khuẩn hiệu quả
Thành phần của lá hẹ giúp diệt khuẩn hiệu quả
  • Bài thuốc từ lá hẹ: Lá hẹ được mệnh danh là 1 kháng sinh thực vật rất hiệu quả trong việc diệt khuẩn và kháng nấm, hoàn toàn không gây ra tác dụng phụ. Mẹ chỉ cần dùng khoảng 100g lá hẹ đem rửa sạch, say nhỏ với khoảng 50ml nước sạch rồi lọc lấy nước cốt để rơ phần lưỡi bé đang bị nấm. 
  • Sử dụng lá trà xanh: Nghiên cứu đã chỉ ra tinh chất trong lá trà có tác dụng tiêu diệt vi nấm, vi khuẩn và giúp cải thiện tình trạng nấm lưỡi ở bé. Cha mẹ chỉ cần đun sôi 1 nắm lá trà, sau đó thu nước cốt để rơ lưỡi của bé. 
  • Sữa chua: Trong thành phần của sữa chua có chứa nhiều lợi khuẩn, tác dụng cân bằng hệ vi khuẩn đồng thời đẩy lùi sự phát triển của nấm, ngăn chặn bệnh nấm lưỡi ở bé. Vì thế, cha mẹ nên cho bé ăn một vài thìa sữa chua nhỏ mỗi ngày và sử dụng sản phẩm có chứa hàm lượng probiotic cao, không chứa đường. 

Chữa bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh thể nặng

Trường hợp trẻ sơ sinh bị nhiễm nấm nặng, các đốm trắng có thể lan rộng, tạo thành mảng trên bề mặt niêm mạc lưỡi, cha mẹ nên đưa trẻ tới cơ sở y tế để được thăm khám, đánh giá tình trạng và tư vấn phác đồ điều trị phù hợp, hiệu quả. 

Tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định việc sử dụng thuốc sao cho đạt hiệu quả cao nhất, dưới đây là một số loại thuốc đặc trị nấm lưỡi có thể được sử dụng. 

Trẻ bị nấm lưỡi thể nặng sẽ phải sử dụng thuốc đặc trị
Trẻ bị nấm lưỡi thể nặng sẽ phải sử dụng thuốc đặc trị
  • Miconazol: Đây là loại thuốc trị nấm có tác dụng ức chế sự hoạt động của candida albicans, một chủng nấm khá phổ biến. Tuy vậy, cha mẹ chỉ nên sử dụng khi có sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa để tránh gây ảnh hưởng
  • Nystatin: Đây là một thuốc có tác dụng chống nấm đã được kiểm định là có thể sử dụng với trẻ sơ sinh. Cha mẹ có thể sử dụng cùng với nước muối để rơ lưỡi cho bé, tuy nhiên để đảm bảo an toàn nên tham khảo tư vấn của bác sĩ chuyên khoa về liều lượng.
  • Fluconazole và Itraconazole: Đây là một thuốc kháng nấm toàn thân, chỉ sử dụng với những trẻ bị nấm lưỡi ở thể nặng. Cha mẹ chỉ cho bé sử dụng khi có tư vấn của bác sĩ chuyên khoa.

Toàn bộ các loại thuốc khi cho bé sử dụng, cha mẹ phải tuyệt đối tuân thủ hướng dẫn, chỉ định về liều lượng, cách dùng của chuyên gia y tế để tránh tác dụng phụ nguy hiểm. Bên cạnh đó, khi phát hiện bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh, để có phác đồ điều trị phù hợp nhất, nên đưa bé tới các cơ sở y tế để được khám trước khi nhận chỉ định dùng thuốc.

Tìm hiểu: [Giải Đáp Từ Chuyên Gia] Nấm Lưỡi Có Sốt Không?

Hướng dẫn cách chăm sóc khi bé bị nấm lưỡi

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh có thể không gây nguy hiểm, tuy nhiên nếu không được chăm sóc đúng cách, quá trình điều trị kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống của bé. Vì thế, cha mẹ cần có biện pháp chăm sóc đúng cách, phù hợp tại nhà để bé nhanh chóng khỏi bệnh. 

Trong đó, các biện pháp chăm sóc răng miệng hàng ngày cần phải làm bao gồm:

  • Cha mẹ tuyệt đối không được cạy các vảy trắng do chúng làm tổn thương và gây ra tình trạng chảy máu ở bé, nghiêm trọng có thể dẫn tới nhiễm trùng. 
  • Nên vệ sinh, rửa tay thật sạch trước khi chạm vào miệng của trẻ. 
Mẹ nên chọn các loại gac rơ lưỡi chất lượng để vệ sinh khoang miệng cho các bé
Mẹ nên chọn các loại gac rơ lưỡi chất lượng để vệ sinh khoang miệng cho các bé
  • Chọn các loại gạc rơ lưỡi chất lượng, đảm bảo điều kiện tiệt trùng để vệ sinh lưỡi và khoang miệng cho bé tốt nhất.
  • Bị nấm lưỡi nên ăn gì, về chế độ dinh dưỡng, cha mẹ nên chú ý tới việc bổ sung các chất đạm, tăng cường sức đề kháng cho bé. Trẻ sơ sinh đang bú mẹ có thể bổ sung các thành phần này thông qua chế độ ăn của mẹ. 

Biện pháp phòng tránh bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Bệnh nấm miệng ở trẻ sơ sinh không khó trong điều trị nhưng rất dễ tái phát nếu không biết cách phòng ngừa. Vì thế, cha mẹ cần lưu ý những điều sau đây để hạn chế tối đa việc trẻ mắc bệnh hoặc tái đi tái lại nhiều lần.:

  • Thường xuyên vệ sinh khoang miệng để đảm bảo vệ sinh cho bé. Trẻ sơ sinh còn nhỏ, cha mẹ nên chủ động trong việc rơ lưỡi cho bé, nên làm mỗi ngày 2 lần. 
Vệ sinh sạch sẽ núm vú của bé trước khi sử dụng
Vệ sinh sạch sẽ núm vú của bé trước khi sử dụng
  • Bên cạnh đó, mẹ nên vệ sinh sạch các đồ dùng cho bé tiếp xúc như bình sữa, núm vú,… Trẻ hay ngậm mút đồ chơi nên vệ sinh các loại đồ chơi của bé. 
  • Tuyệt đối không cho bé sử dụng chung đồ với người đang bị nhiễm nấm như thìa, bát, cốc đựng nước. 
  • Cùng với việc điều trị nấm ở trẻ sơ sinh, nếu mẹ bị nấm vú thì cần phải có phác đồ điều trị sớm, triệt để và đồng thời để tránh việc lây chéo trở lại. 

Địa chỉ chữa bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh an toàn, hiệu quả

Trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi là tình trạng khiến nhiều bậc cha mẹ lo lắng, thậm chí là cuống cuồng tìm phương pháp điều trị. Mặc dù bệnh không quá nguy hiểm nhưng lại có thể tái phát dễ dàng, vì thế việc tìm kiếm các địa chỉ thăm khám, điều trị chất lượng, đảm bảo chữa bệnh triệt để, hiệu quả là vô cùng cần thiết. 

Trung tâm Khám & Điều trị Răng miệng – Vidental Care hiện đang là cái tên được nhiều người nhắc tới bởi đây là địa chỉ uy tín, được cấp phép trong khám và điều trị các bệnh lý răng miệng. Cha mẹ có thể yên tâm tuyệt đối bởi đơn vị được trang bị hệ thống máy móc hiện đại, đồng bộ, đảm bảo tốt các điều kiện về khử khuẩn để hạn chế tối đa tình trạng lây nhiễm chéo. 

Vidental Care được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ thăm khám
Vidental Care được đánh giá cao về chất lượng dịch vụ thăm khám

Bên cạnh đó, đội ngũ chuyên gia hàng đầu với bề dày kinh nghiệm của Trung tâm đảm bảo có thể khám và xử lý các ca bệnh khó. Đội ngũ nguồn nhân lực dồi dào cùng hệ thống thiết bị hiện đại đáp ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của khách hàng. 

Với mục tiêu mang đến cho khách hàng trải nghiệm thăm khám bệnh lý răng miệng hiện đại, hiệu quả với các dịch vụ chuyên biệt, Vidental Care luôn chú trọng tới việc nâng cao chất lượng, đảm bảo làm hài lòng tất cả khách hàng, dù là khó tính nhất. 

Bệnh nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh dù không quá phức tạp trong điều trị nhưng lại rất dễ tái phát. Vì thế, cha mẹ cần chú ý trong nhận biết, phát hiện sớm các dấu hiệu để có biện pháp can thiệp, tránh để ảnh hưởng tới sức khỏe của bé. 

Đọc thêm: Nấm Lưỡi Gây Hôi Miệng: Nguyên Nhân Và Cách Phòng Ngừa

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nấm Lưỡi Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị
Nấm Lưỡi Ở Trẻ Em: Dấu Hiệu Nhận Biết Và Cách Điều Trị

Nấm lưỡi ở trẻ là một trong những vấn đề thường gặp, khiến nhiều cha mẹ lo lắng. Bé thường quấy khóc, khó chịu, ăn...

Cách Chữa Nấm Lưỡi Cho Bé An Toàn, Hiệu Quả Mà Bố Mẹ Nên Biết
Cách Chữa Nấm Lưỡi Cho Bé An Toàn, Hiệu Quả Mà Bố Mẹ Nên Biết

Nấm lưỡi là một trong những căn bệnh các bé thường xuyên phải đối mặt khi còn nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh dưới...

[Giải Đáp] Nấm Lưỡi Có Lây Không? Phòng Tránh Thế Nào Hiệu Quả?
[Giải Đáp] Nấm Lưỡi Có Lây Không? Nên Phòng Tránh Thế Nào?

ViDetal Care nhận được rất nhiều thắc mắc của bạn đọc về vấn đề liệu nấm lưỡi có lây không và có những cách nào...

Rơ Lưỡi Là Gì? - Hướng Dẫn Ba Mẹ TOP 5++ Cách Rơ Lưỡi Cho Trẻ
Rơ Lưỡi Là Gì? – Hướng Dẫn Ba Mẹ TOP 5++ Cách Rơ Lưỡi Cho Trẻ

Rơ lưỡi cho bé là vấn đề được rất nhiều ba mẹ quan tâm và vẫn đang đi tìm giải pháp tốt nhất. Các chuyên...

Hệ thống cơ sở
CƠ SỞ CHÍNH

Cơ sở Trung Tâm ViDental Care - Hà Nội: Tầng 2 - 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Điện thoại: (+84) 987.933.309

Cơ sở trung tâm TP.HCM: 193 Hoàng Văn Thụ, Phường 8, Quận Phú Nhuận, TP. HCM

Điện thoại: (+84) 987.933.309

HỆ THỐNG CHI NHÁNH

Trung Tâm ViDental Care - Đống Đa, Hà Nội : Tầng 2 - Số 18 Huỳnh Thúc Kháng kéo dài, Láng Thượng, Đống Đa, Hà Nội

Trung Tâm ViDental Care - Favina : 135 Thanh Ấm, TT. Vân Đình, Ứng Hòa, Hà Nội

Messenger zalo